Viêm Gan A Lây Qua Đường Nào? Biện Pháp Phòng Tránh Lây Nhiễm
Viêm gan A là bệnh lý do virus gây ra, bệnh có đặc tính truyền nhiễm. Vậy bệnh viêm gan A lây qua đường nào, cách phòng tránh ra sao? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc này chi tiết nhất.
Bệnh viêm gan A lây qua đường nào là chính? – Giải đáp
Bệnh viêm gan A do virus viêm gan A gây ra, một loại virus chỉ xuất hiện ở cơ thể người. Đây là bệnh cấp tính, thường không diễn tiến thành mãn tính. Một số trường hợp biến chứng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy gan cấp tính. Tuy nhiên, tỷ lệ này rất thấp, thường chỉ dưới 1% tổng số ca bệnh. Sau khi khỏi bệnh, cơ thể sẽ tự tạo hệ thống miễn dịch.
Cho đến nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị hiệu quả đối với bệnh viêm gan A. Số lượng bệnh nhân mắc viêm gan A đang có xu hướng gia tăng. Nguyên nhân chính là do viêm gan A có khả năng lây truyền và chúng ta chưa có biện pháp phòng ngừa hiệu quả và triệt để. Vậy, viêm gan A lây qua đường nào là phổ biến nhất?
Để trả lời cho câu hỏi bệnh viêm gan a lây truyền qua đường nào các chuyên gia y tế giải đáp như sau:
- Virus viêm gan A lây truyền qua tiếp xúc với người bệnh: Đây là con đường chính và phổ biến nhất dẫn đến lây truyền virus gây bệnh viêm gan A cho con người. Virus viêm gan A có trong nước bọt của người bệnh, do đó khi tiếp xúc gần, nói chuyện hoặc ăn chung sẽ khiến virus có cơ hội lây lan. Đây cũng là lý giải đầu tiên cho thắc mắc bệnh viêm gan A lây truyền chủ yếu qua đường nào.
- Do sử dụng đồ ăn, nước uống, vật dụng nhiễm virus: Tiếp xúc với nguồn lây nhiễm là câu trả lời tiếp theo trả lời cho câu hỏi bệnh viêm gan A lây qua đường gì. Virus viêm gan A cũng có thể tổn tại trong bể bơi, các vật dụng trong gia đình, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, nguồn nước, môi trường… Khi ăn phải thực phẩm có chứa virus viêm gan A, chúng sẽ theo thức ăn, nước uống xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh, làm ảnh hưởng chức năng của gan.
- Lây qua đường tình dục: Bệnh viêm gan A có thể lây qua đường tình dục trong trường hợp tiếp xúc với vùng hậu môn của người bệnh. Do virus viêm gan A tồn tại trong phân của người bệnh nên hậu môn là vùng có nguy cơ tồn tại virus rất cao.
- Lây truyền qua đường màu: Dù đây là trường hợp rất hiếm gặp, nhưng đây cũng là một trong những trường hợp được các chuyên gia y tế đưa ra khi giải đáp thắc mắc viêm gan A lây qua những đường nào của người bệnh. Theo đó, virus viêm gan A có thể truyền từ mẹ sang con trong quá trình mang thai.
Tóm lại, viêm gan A chủ yếu lây qua đường nào thì có thể khẳng định, virus viêm gan A lây theo đường “phân-miệng”. Điều này đồng nghĩa với việc, nếu bệnh nhân nhiễm virus không rửa tay sạch sau khi đi vệ sinh và dùng tay bốc thức ăn, ăn cùng bạn thì bạn có thể bị lây nhiễm. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể nhiễm virus do uống nước nhiễm bẩn, ăn sống các loại hải sản từ nguồn nước bị nhiễm nước thải, hoặc tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh.
Xem thêm: Cảnh Báo Dấu Hiệu Gan Bị Nhiễm Độc và Hướng Dẫn Điều Trị Hiệu Quả
Những ai có nguy cơ cao nhiễm virus viêm gan A?
Bên cạnh thắc mắc bệnh viêm gan A lây qua đường nào thì những ai có nguy cơ cao nhiễm loại virus này cũng là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Trên thực tế, virus viêm gan A phát tán và lây lan mạnh hơn trước khi các triệu chứng của bệnh viêm gan cấp xuất hiện.
Vì là bệnh do virus gây ra và dễ lây truyền nên viêm gan A gặp ở mọi nơi trên thế giới. Bất cứ ai chưa có miễn dịch với loại virus này đều có thể nhiễm bệnh khi tiếp xúc với nguồn lây.
Độ tuổi dễ mắc viêm gan A nhất là khoảng từ 5 đến 14 tuổi. Theo một số khảo sát, ước tính mỗi năm có khoảng 1,4 triệu người mắc bệnh trên toàn cầu. Trong số liệu ghi nhận được năm 2016, có khoảng hơn 7 nghìn ca tử vong do viêm gan A (chiếm 0,5% tỷ lệ tử vong do viêm gan virus). Với tính chất dễ lây lan và có tốc độ lây nhanh, viêm gan A có thể bùng phát thành dịch trong cộng đồng.
Những người có nguy cơ cao mắc bệnh thường gồm:
- Những người thân trong gia đình có người nhiễm bệnh.
- Các đối tượng sống ở địa điểm có tỷ lệ mắc bệnh viêm gan A cao hơn những nơi khác, đặc biệt là trẻ em.
- Những người đi du lịch tới các quốc gia đang có dịch virus viêm gan A.
Khi bị nhiễm bệnh viêm gan A sức đề kháng của cơ thể và gan sẽ yếu đi. Nếu không phát hiện và xử lý kịp thời có thể dẫn đến suy gan.
Các triệu chứng điển hình của bệnh viêm gan A là gì?
Một số người có thể bị nhiễm virus viêm gan A mà không hề có bất kỳ triệu chứng nào. Thông thường, các dấu hiệu ở trẻ nhỏ thường không rõ nét. Ngược lại, ở độ tuổi thanh thiếu niên thì các triệu chứng này phổ biến hơn. Các dấu hiệu thường gặp gồm:
- Mệt mỏi: Đây là biểu hiện đầu tiên và dễ gặp nhất khi bị bệnh viêm gan A. Lúc này, gan đã bị virus tấn công, làm giảm chức năng bài tiết của cơ thể. Từ đó, khiến chất độc tích tụ lại trong cơ thể gây mệt mỏi, khó chịu.
- Rối loạn tiêu hóa: Gan cũng tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn, vì vậy khi nhiễm virus vai trò này giảm đi gây ra chán ăn, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón hoặc đau bụng nhẹ.
- Sốt nhẹ: Sốt là cơ chế phản ứng của cơ thể khi bị virus tấn công, do đó, đây được coi là một dấu hiệu cho thấy bạn có thể bị viêm gan A.
- Biểu hiện ngoài da: Nếu mắc viêm gan A, lượng albumin trong gan sẽ tăng cao trong gan sẽ làm cho da có màu vàng. Màu da phản ánh mức độ cụ thể của bệnh.
- Nước tiểu có màu vàng: Lượng albumin cũng được đào thải qua thận, nên nếu thấy nước tiểu thường xuyên có màu vàng đậm thì có thể bạn đã nhiễm virus viêm gan A. Đây là một dấu hiệu phổ biến, xuất hiện ở hầu hết các bệnh lý về gan.
Nếu thấy cơ thể có nhiều hơn 3 dấu hiệu kể trên bạn nên đến các bệnh viện để thực hiện xét nghiệm viêm gan A.
Bệnh viêm gan a lây qua những đường nào – Cách phòng ngừa
Viêm gan A không có thuốc đặc trị, việc chữa trị hầu hết chỉ giải quyết các triệu chứng của bệnh. Do đó, phòng ngừa và phát hiện sớm các biểu hiện của bệnh giúp giảm nguy cơ gây biến chứng.
- Luôn vệ sinh cơ thể, nơi ở và không gian sống sạch sẽ, thoáng mát để giảm nguy cơ nhiễm virus.
- Tránh tiếp xúc gần với người bị nhiễm viêm gan A. Nếu chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh cần rửa tay sạch sẽ sau khi thay tã, bỉm cho trẻ.
- Thực hiện ăn chín, uống sôi, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm giúp làm giảm nguy cơ virus xâm nhập vào cơ thể.
- Có chế độ dinh dưỡng giàu vitamin và khoáng chất để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
- Thường xuyên tập thể dục thể thao, tránh dùng các chất kích thích có hại cho gan như rượu, bia, các loại đồ uống có cồn, có ga.
- Không thức quá khuya vì có thể làm giảm men gan, dẫn đến nguy cơ suy gan nếu mắc virus viêm gan A.
- Uống nhiều nước để tăng cường thải độc tố trong cơ thể, tăng cường hoạt động của chức năng gan.
- Sử dụng một số loại thực phẩm chức năng, viên uống bổ trợ cho gan.
- Tránh hoạt động tình dục với người bị nhiễm virus viêm gan A.
- Tiêm phòng vắc xin viêm gan A để ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh. Do không có thuốc điều trị nên tiêm phòng là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe.
- Khi có bất kỳ biểu hiện nào của bệnh cần nhanh chóng tới các cơ sở y tế để làm xét nghiệm và xử lý kịp thời.
Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc viêm gan A lây qua đường nào và cách phòng tránh lây nhiễm hiệu quả. Với những bệnh do virus gây ra thường không có phương pháp điều trị, vì vậy tiêm phòng và giữ gìn vệ sinh cơ thể và nơi ở là những cách phòng ngừa hiệu quả nhất.
Dành riêng cho bạn:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!