Viêm Gan B Lây Qua Đường Nào? 99% Người Bệnh Chưa Hiểu Rõ

Viêm gan B là bệnh gây ra bởi virus HBV, đây là một căn bệnh nguy hiểm, có tốc độ lây truyền nhanh chóng trong cộng đồng. Tại Việt Nam, tỷ lệ người nhiễm bệnh đang ở mức cao trên thế giới với hơn 10 triệu người. Nó cũng được xem là sát thủ âm thầm tấn công gan mà không có các biểu hiện, triệu chứng cụ thể. Vậy viêm gan B lây qua đường nào, phải làm sao mới có phòng tránh nó?

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào chủ yếu?

Bạn có biết, viêm gan B có khả năng lây nhiễm nhanh chóng trong cộng đồng, cao hơn 50 – 100 lần so với virus HIV, chúng cũng có thể tồn tại bình thường bên ngoài cơ thể trong ít nhất 7 ngày. Đặc biệt trong thời gian này, virus vẫn có thể gây nhiễm trùng nếu xâm nhập được vào cơ thể người đã được tiêm phòng viêm gan B.

Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?
Bệnh viêm gan B lây qua đường nào?

Thông thường, thời gian ủ bệnh trung bình của virus viêm gan B là 75 ngày, thế nhưng nó cũng có thể giao động trong khoảng 30 – 180 ngày. Chúng ta có thể phát hiện ra chúng có trong cơ thể hay không trong vòng 30 – 60 ngày sau khi nhiễm bệnh. Cách thức lây nhiễm của virus HBV cũng tương tự như virus HIV, cụ thể là thông qua 3 con đường chính là:

Lây qua đường máu

Người bị nhiễm virus viêm gan cấp qua đường máu có thể xảy ra thông qua các tình huống như:

  • Tiếp nhận chế phẩm máu từ người bị nhiễm virus viêm gan B.
  • Sử dụng chung bơm kim tiêm với người bị mắc bệnh, tiêm chích ma tuý chung.
  • Tiếp xúc máu với người bị nhiễm virus viêm gan thông qua các vết thương hở.
  • Thực hiện các thủ thuật, tiểu phẫu gây chảy máu, dùng chung các dụng cụ với người bị nhiễm virus viêm gan B để phẫu thuật mà không được xử lý vô trùng trước đó.

Bên cạnh đó cũng có một số trường hợp hàng ngày có khả năng lây nhiễm mà chúng ta ít để ý tới như dùng chung đồ dùng với người bệnh. Cụ thể là: Dao cạo râu, bàn chải đánh răng, lây qua vết trầy xước, xăm mình, xăm môi, xăm mắt, xỏ lỗ tai… do dùng các dụng cụ không được khử trùng kỹ lưỡng. Đặc biệt là virus siêu vi B có khả năng sống trong máu khô nhiều ngày nên vô cùng nguy hiểm.

Lây từ mẹ sang con

Khi phụ nữ mang thai mà bị nhiễm virus viêm gan B hoặc đã nhiễm từ trước khi có khả năng sẽ lây truyền sang thai nhi, đường lây chủ yếu là khi thai nhi đi qua âm đạo. Tỷ lệ lây nhiễm phụ thuộc vào từng giai đoạn của thai kỳ, trong đó:

  • Trong 3 tháng đầu của thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm là 1%.
  • Trong 3 tháng giữa của thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm là 10%.
  • Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, tỉ lệ lây nhiễm là 60 – 70%.
  • Sau khi sinh, nếu không sử dụng các biện pháp bảo vệ phù hợp thì tỉ lệ lây nhiễm lên đến 90%.

Do đó, Bộ Y Tế khuyến cáo người dân nên thực hiện tiêm phòng vacxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh ngay trong 24 giờ đầu sau sinh. Các liều tiếp theo sẽ được bổ sung theo đúng quy định của Bộ Y Tế nhằm đảm bảo sức khỏe tốt nhất cho trẻ và bảo vệ cộng đồng trước nguy cơ lây nhiễm virus viêm gan B cao.

Đặc biệt, virus viêm gan B có thể xuất hiện trong tuyến sữa của người mẹ, thế nhưng với tỉ lệ khá thấp. Trẻ cũng chỉ có thể bị lây nhiễm qua đường bú nếu đầu vú của mẹ xuất hiện vết thương hở và chảy máu. Do vậy mà mẹ bỉm bị viêm gan B vẫn có thể nuôi con bằng sữa mẹ bình thường, chỉ cần lưu ý là ngưng cho con bú tới khi lành nếu vú xuất hiện vết thương hở.

Bệnh có thể lây từ mẹ sang con khi mẹ cho con bú
Bệnh có thể lây từ mẹ sang con khi mẹ cho con bú

Lây qua đường tình dục

Virus viêm gan B có thể lây từ người qua bệnh sang người bình thường thông qua việc quan hệ tình dục không đảm bảo an toàn (sử dụng chung dụng cụ tình dục mà không khử khuẩn không dùng bao cao su). Nguyên nhân là do virus HBV có thể tồn tại trong dịch âm đạo và tinh dịch, vậy nên chúng có thể dễ dàng lây nhiễm cho bạn tình qua các vết xước nhỏ và di chuyển vào trong máu trong quá trình quan hệ.

Do đó, để đảm bảo an toàn cho bản thân và đối phương trước bệnh viêm gan B và nhiều bệnh lý truyền nhiễm khác, chúng ta nên dùng các biện pháp an toàn khi quan hệ tình dục như dùng bao cao su. Phương thức lây truyền này thường xảy ra đối với việc quan hệ đồng giới, quan hệ với trai/gái mại dâm, quan hệ tập thể…

Xem thêm: Chữa Viêm Gan B Bằng Đông Y Có Hiệu Quả Không, Chữa Thế Nào?

Một số thắc mắc phổ biến về bệnh viêm gan B?

Việc tiếp xúc, giao tiếp, làm việc hay sinh hoạt với người bị viêm gan B là việc khó tránh khỏi trong cuộc sống hàng ngày, chính vì vậy mà có nhiều băn khoăn, thắc mắc về con đường lây nhiễm của căn bệnh này như:

Viêm gan B lây qua đường nào, có thể lây qua đường ăn uống không?

Vì là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có nhiều con đường lây từ người này qua người khác, chính vì vậy mà rất nhiều người lo ngại về việc căn bệnh này có thể lây qua đường ăn uống hay khi tiếp xúc, sinh hoạt chung cùng người bị viêm gan B. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có bất cứ nghiên cứu nào chứng minh được virus HBV có thể lây truyền qua đường ăn uống hay nước bọt.

Thực tế, virus viêm gan B thường tồn tại trong máu, dịch sinh dục, dịch bạch huyết của người bệnh nên nó chủ yếu chỉ lây qua các con đường đã nêu trên. Do vậy, khi ăn uống, sử dụng chung bát đũa với người bệnh thì khả năng mắc bệnh hầu như là không có. Mọi người có thể yên tâm khi làm việc, sinh hoạt, trò chuyện với người bệnh, tránh gây tâm lý mặc cảm, tự ti với họ.

Chồng mắc viêm gan B có thể lây sang vợ được không?

Như đã đề cập đến ở trên, virus viêm gan B tồn tại được ở trong tinh dịch và âm đạo, vậy nên nếu chồng hoặc vợ bị bệnh thì hoàn toàn có thể truyền nhiễm cho nhau nếu quan hệ tình dục không dùng các biện pháp an toàn hoặc chưa tiêm phòng viêm gan B. Trong trường hợp này, tiêm phòng vacxin viêm gan B chính là hình thức phòng bệnh chủ động nhất.

Thông thường, nếu 1 trong 2 bị bệnh mà người còn lại chưa được tiêm ngừa thì sẽ xảy ra một số trường hợp như sau:

Người vợ bị viêm gan B thì virus HBV sẽ xuất hiện nhiều ở dịch tiết âm đạo, nếu quan hệ tình dục không sử dụng các biện pháp an toàn và dương vật của người chồng bị trầy xước, thì nguy cơ rất cao là người chồng sẽ bị lây từ vợ. Virus HBV có trong dịch tiết âm đạo sẽ thông qua vết trầy xước trên dương vật mà đi vào máu của người chồng. Ngược lại, nếu dương vật không bị trầy xước thì rất khó để người chồng có thể bị lây nhiễm.

Có thể lây nhiễm viêm gan B nếu quan hệ tình dục không an toàn
Có thể lây nhiễm viêm gan B nếu quan hệ tình dục không an toàn

Khi người chồng bị viêm gan B thì virus HBV sẽ tồn tại trong tinh dịch, người vợ cũng có nguy cơ lây nhiễm cực kỳ cao nếu chồng không sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục, đồng thời âm đạo bị trầy xước. Lúc này virus HBV sẽ từ trong tinh dịch, đi vào máu của người vợ thông qua chỗ bị trầy xước. Nếu âm đạo không bị trầy xước thì khả năng người vợ bị lây nhiễm cũng rất thấp.

Viêm gan B lây qua đường nào, có lây qua đường hô hấp không?

Tương tự như đường ăn uống, tiếp xúc, có thể khẳng định rằng bệnh viêm gan B cũng không thể lây qua đường hô hấp hay các tiếp xúc thông thường như ôm, bắt tay, trò chuyện, ho, hắt hơi… Tuy nhiên, đối với trường hợp hôn môi, nếu cả hai đều bị trầy xước ở môi hoặc mắc các bệnh lý về răng miệng thì vẫn có nguy cơ bị lây nhiễm.

Vacxin viêm gan B có ngăn ngừa được 100% nguy cơ lây nhiễm không?

Thực tế, hiệu quả bảo vệ sau khi tiêm của vacxin viêm gan B mang lại được quyết định rất lớn vào nồng độ kháng thể HbsAb có trong máu người. Khi nồng độ này càng cao thì khả năng bảo vệ càng tốt, càng tối ưu.

Cụ thể, nếu HbsAb cho kết quả trên 10mlU/ml thì vẫn có khả năng bảo vệ cơ thể trước virus HBV, ngược lại, nếu nồng độ thấp hơn 10mlU/ml thì không có khả năng bảo vệ. Còn nồng độ HbsAb vượt trên 300mlU/ml thì cơ thể sẽ có khả năng kháng virus tốt nhất.

Ngoài ra, vacxin phòng ngừa viêm gan B chỉ có tác dụng đối với những người chưa từng bị nhiễm virus viêm gan B trước đó. Việc tiêm vacxin sẽ giúp cho cơ thể sản sinh ra các kháng thể nhằm ức chế, chống lại và tiêu diệt virus HBV, phòng tránh và làm giảm nguy cơ lây nhiễm virus trong trường hợp có tiếp xúc trong tương lai.

Nếu được tiêm phòng đúng cách và đủ liều lượng, thì vacxin sẽ có hiệu quả bảo vệ lên đến 95% đối với trẻ nhỏ và người lớn, người trên 40 tuổi hiệu quả là 90%. Hiệu quả này có thể kéo dài từ 15 – 20 năm, thậm chí là lâu hơn tuỳ thuộc vào từng đối tượng. Sau khi tiêm phòng, nồng độ kháng thể HbsAb sẽ đạt mức tốt nhất, sau đó nó giảm dần theo thời gian. Do vậy mà mỗi người cần phải tiêm nhắc lại nếu nồng độ HbsAb ở trong máu giảm xuống mức quá thấp.

Người từng nhiễm virus viêm gan B thì có nhiễm lại không?

Đa phần người từng nhiễm virus viêm gan B trong quá khứ và đã loại bỏ được chúng ra khỏi cơ thể thì sẽ không bị nhiễm lại. Bởi lúc này cơ thể người bệnh đã tự sản sinh ra các kháng thể một cách tự nhiên, nhằm bảo vệ cơ thể trước việc nhiễm trở lại.

Tuy nhiên, vẫn có số ít trường hợp bị nhiễm từ khi còn nhỏ và vẫn virus vẫn theo suốt đời mà không thể loại bỏ chúng ra khỏi cơ thể. Trong đó, phương pháp xét nghiệm máu sẽ cho bạn biết mình đã từng nhiễm virus hay chưa và ở thời điểm hiện tại có bị nhiễm hay không.

Nội dung trong bài viết đã giúp bạn giải đáp thắc mắc viêm gan B lây qua đường nào, hy vọng rằng với những chia sẻ ở trên sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về căn bệnh này cũng như có các biện pháp phòng tránh hiệu quả và tốt nhất. Hãy biết cách bảo vệ chính mình, người thân và cộng đồng trước căn bệnh lây nhiễm nguy hiểm này.

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Nhịn ăn khi chích ngừa viêm gan B là không cần thiết

Chích Ngừa Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không, Cần Lưu Ý Gì?

Tiêm phòng viêm gan B là việc cần thiết và nên được thực hiện càng sớm càng tốt, nhằm phòng...

Giải đáp: Khi mẹ bị viêm gan B có nên cho con bú hay không?

Mẹ Bị Viêm Gan B Có Nên Cho Con Bú Không, Cần Lưu Ý Gì?

Chúng ta đều biết, sữa mẹ là nguồn dưỡng chất tốt nhất để tăng cường sức đề kháng và nuôi...

Viêm gan B ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm về gan nguy hiểm

Viêm Gan B Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân, Triệu Chứng Và Cách Điều Trị

Bệnh viêm gan B ở trẻ em được xem là nỗi ám ảnh lớn với các bậc cha mẹ, bởi...

Điều chế thành công thuốc chữa viêm gan B của Nga

Thuốc Chữa Viêm Gan B Của Nga Mang Đến Hiệu Quả Đáng Mong Đợi

Trong nghiên cứu mới đây về thuốc chữa viêm gan B của Nga đã cho những dấu hiệu tích cực,...

Chữa viêm gan B bằng Đông y có hiệu quả không, có tốt không?

Chữa Viêm Gan B Bằng Đông Y Có Hiệu Quả Không, Chữa Thế Nào?

Hiện nay, viêm gan B đang là căn bệnh truyền nhiễm nguy hiểm do virus HBV gây ra. Bên cạnh...

Chỉ số HBsAg là gì?

Chỉ số HBsAg Là Gì, Bao Nhiêu Là Bình Thường, Cách Đọc HBsAg?

Viêm gan B là một trong số các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, có thể phát triển thành suy gan,...

Giá vacxin viêm gan B cho người lớn

Giá Vacxin Viêm Gan B Cho Người Lớn Bao Nhiêu, Tiêm Ở Đâu?

Tiêm vacxin viêm gan B là bước quan trọng để phòng ngừa và ngăn chặn việc lây lan căn bệnh...

Tiêm phòng vacxin viêm gan B ở đâu?

Tiêm Phòng Viêm Gan B Ở Đâu, Top 14 Địa Chỉ Uy Tín Nhất

Viêm gan B là căn bệnh có tỷ lệ lây nhiễm cực kỳ cao, gây ra nhiều biến chứng. Trong...