Viêm Gan Mạn

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm gan mạn đang là bệnh lý rất phổ biến tại nước ta. Tuy nhiên, hiện nay vẫn chưa có nhiều người được trang bị đầy đủ kiến thức về căn bệnh này. Bởi vậy trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giúp bạn tìm hiểu về nguyên nhân, triệu chứng cũng như cách điều trị và phòng ngừa viêm gan mạn.

Định nghĩa

Viêm gan mạn (Thường được gọi là viêm gan mãn tính) là tình trạng viêm gan kéo dài ít nhất từ 6 tháng trở lên. So với viêm gan virus cấp tính, viêm gan mạn ít gặp hơn rất nhiều, tuy nhiên lại có thể tồn tại trong cơ thể nhiều năm, thậm chí nhiều thập kỷ.

Căn bệnh này thường do lạm dụng rượu bia và viêm gan siêu virus gây ra. Thông thường nó chỉ là một bệnh lý nhẹ và không gây ra quá nhiều tổn thương với gan. Đồng thời, các triệu chứng của nó cũng rất mơ hồ, thậm chí là không có biểu hiện nào ra ngoài. Tuy nhiên, ở một số người tiến trình viêm lại dần dần phá huỷ cấu trúc và chức năng gan. Cuối cùng viêm gan mạn dẫn đến xơ gan, phình lá lách hay tích tụ dịch trong ổ bụng dẫn đến suy giảm chức năng não và có thể là ung thư gan.

Hình ảnh

Triệu chứng

Theo nghiên cứu, có khoảng ⅔ số người mắc viêm gan mạn tính không có triệu chứng cho đến khi bệnh biến chứng thành xơ gan. Khoảng ⅓ bệnh nhân còn lại sẽ xuất hiện một số triệu chứng mờ nhạt. Cụ thể:

  • Cơ thể mệt mỏi, cảm giác khó chịu và chán ăn. Bên cạnh đó, người bệnh có thể sẽ sốt nhẹ và đau ở vùng bụng trên, còn tình trạng vàng da thì hiếm gặp.
  • Phình lá lách, các mạch máu giãn ra có hình sao, lòng bàn tay đỏ và có dịch trong ổ bụng (cổ trướng).
  • Chức năng não bị suy giảm và rối loạn đông máu do gan bị hư hỏng nên không còn khả năng loại bỏ độc tố ra khỏi cơ thể.
  • Một số người có thể bị ngứa, phân có mùi hôi, màu sáng và lẫn dầu mỡ do quá trình lưu thông mật bị gan chặn lại.
  • Ngoài ra, còn có một triệu chứng khác như: Mọc mụn, đau khớp, mãn kinh sớm ở phụ nữ, sẹo ở phổi, thiếu máu hay viêm tuyến giáp và thận.

Khi thấy cơ thể xuất hiện các biểu hiện trên, người bệnh cần chú ý quan sát và tham khảo ý kiến của bác sĩ. Việc này sẽ giúp bạn sớm phát hiện bệnh và được điều trị kịp thời.

Nguyên Nhân

Tình trạng viêm gan mạn có thể do nhiều nguyên nhân gây ra. Đặc biệt là do viêm gan siêu virus B, C và lạm dụng rượu bia. Cụ thể như sau:

  • Viêm gan B: Theo nghiên cứu, có khoảng 5 - 10% người mắc viêm gan siêu vi B cấp tính phát triển sang giai đoạn mãn tính. Bên cạnh đó, người bệnh viêm gan B đồng thời nhiễm virus viêm gan D làm tình trạng viêm gan nặng hơn cũng sẽ mắc viêm gan mạn. Tỷ lệ bệnh phát triển thành mãn tính ở tỷ lệ trẻ sơ sinh là 90%, bởi vậy việc tiêm phòng viêm gan B cho trẻ và dự phòng lây nhiễm từ mẹ sang con rất quan trọng.
  • Viêm gan C: Đây là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến viêm gan mạn tính. Theo báo cáo có khoảng 60 - 70% tổng số trường hợp viêm gan mạn là do nhiễm virus viêm gan C và khoảng 75% người mắc viêm gan siêu vi C diễn tiến sang bệnh mãn tính.
  • Do rượu: Rượu sau khi được hấp thu từ đường tiêu hoá sẽ được vận chuyển và chuyển hóa tại gan. Quá trình này sẽ sản xuất ra các chất phá hủy gan. Bởi vậy, nếu bệnh nhân sử dụng rượu bia quá nhiều và trong một thời gian dài làm gan bị viêm kéo dài. Hậu quả của tình trạng này là gan không thể tự hồi phục và biến chứng sang viêm gan mạn tính.
  • Viêm gan nhiễm mỡ: Những người bị béo phì, tiểu đường và rối loạn chuyển hóa lipid làm cơ thể cần phải tổng hợp nhiều chất béo hơn, nhưng quá trình chuyển hóa chất béo lại rất chậm. Kết quả dẫn đến chất béo tích tụ và lưu trữ bên trong các tế bào gan. Đây cũng sẽ nguyên nhân dẫn đến bệnh viêm gan mạn.
  • Do thuốc: Một số loại thuốc có thể dẫn đến bệnh viêm gan mạn tính, đặc biệt là khi bạn sử dụng trong một khoảng thời gian dài. Bao gồm: Isoniazid, Nitrofurantoin và Methyldopa.
  • Viêm gan tự miễn: Mặc dù là ít gặp nhưng có một số trường hợp mắc viêm gan mãn tính là do tự cơ thể sản sinh ra các kháng thể để tấn công các mô (Rối loạn tự miễn). Tình trạng này gọi là viêm gan tự miễn và phụ nữ có tỷ lệ mắc cao hơn nam giới.
  • Một số nguyên nhân khác: Ngoài những nguyên nhân phía trên, một số yếu tố khác dẫn đến bệnh viêm gan mạn có thể kể đến như: Bệnh viêm loét dạ dày, viêm đường mật nguyên phát, do thiếu alpha1-antitrypsin làm tổn thương phổi và gan hay rối loạn tuyến giáp, bệnh Wilson ở trẻ em và thanh thiếu niên,...

Biến chứng

Như đã phân tích phía trên, có rất nhiều tác nhân gây nên viêm gan mạn tính. Trong đó viêm gan siêu vi B và C là hai tác nhân hàng đầu, bởi vậy biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan mạn là xơ gan và ung thư gan. Thời gian chuyển từ viêm gan mãn tính sang xơ gan hay ung thư gan là do cơ địa mỗi người cũng như chế độ điều trị.

  • Bệnh xơ gan: Khi bệnh diễn biến nặng sẽ dẫn đến hình thành các mô sẹo ở gan. Những mô này sẽ hạn chế khả năng hoạt động của gan. Khi phát triển mạnh hơn và chiếm phần lớn diện tích của gan, các mô sẹo sẽ dần làm mất khả năng hoạt động của gan. Hơn nữa bệnh xơ gan gần như không thể điều trị dứt điểm bằng thuốc hay các phương pháp khác mà cách duy nhất để điều trị là ghép gan.
  • Ung thư gan: Đây là biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh viêm gan mạn. Tình trạng xơ gan kéo dài và không được điều trị đúng cách sẽ dẫn đến ung thư gan. Thông thường sẽ có 2 loại là ung thư biểu mô đường mật và ung thư biểu mô tế bào gan.

Bởi vậy, ngay khi phát hiện viêm gan mạn bạn cần đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín và tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ. Tránh để bệnh biến chứng nặng, nguy cơ dẫn đến tử vong là rất cao.

Phòng ngừa

Hiện nay, ở Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác trên thế giới, số người mắc viêm gan mãn tính ngày càng tăng cao. Bởi vậy mỗi người nên trang bị đầy đủ kiến thức để phòng ngừa căn bệnh này. Cụ thể là thông qua các biện pháp như:

  • Tránh xa rượu bia và các loại đồ uống có cồn để làm chậm tốc độ tiến triển của bệnh gan.
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc có thể làm tổn thương gan. Bạn nên trao đổi kỹ với bác sĩ, kể cả thuốc không kê đơn hay các loại thực phẩm chức năng nguồn gốc từ thảo dược trước khi dùng.
  • Tuyệt đối không dùng chung đồ dùng cá nhân như dao cạo râu hay bàn chải đánh răng,...
  • Luôn quan hệ tình dục an toàn và tránh quan hệ với nhiều bạn tình.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Để có thể chẩn đoán chính xác bạn có mắc viêm gan mãn tính không, thông thường các bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện các xét nghiệm sau:

Xét nghiệm máu

Viêm gan mạn tính trong giai đoạn đầu có rất ít triệu chứng, bởi vậy cách tốt nhất để phát hiện bệnh là thực hiện các kiểm tra chức năng gan định kỳ. Trong đó, xét nghiệm máu là phương pháp được ưu tiên hàng đầu, để đánh giá các chức năng sau: Men gan, bilirubin cùng các xét nghiệm kháng nguyên virus viêm gan B,C:

  • Chẩn đoán xác định viêm gan siêu vi B mạn tính khi: AST, ALT tăng từng đợt hoặc liên tục trên 6 tháng, HBsAg (+) > 6 tháng hoặc HBsAg (+) và Anti HBc IgG (+).
  • Chẩn đoán xác định viêm gan siêu vi C khi: Thời gian nhiễm virus viêm gan C > 6 tháng (Có hoặc không có biểu hiện lâm sàng), HCV RNA dương tính và Anti-HCV dương tính.

Một số phương pháp khác:

  • Xét nghiệm đo tải lượng virus cần thiết để theo dõi kết quả điều trị cho bệnh nhân viêm gan B, C và phát hiện kịp thời nếu bệnh chuyển sang giai đoạn mãn tính.
  • Bên cạnh đó, một số trường hợp được chỉ định làm sinh thiết gan nhằm chẩn đoán chính xác nguyên nhân và mức độ tổn thương của gan.
  • Ngoài ra, nếu bị mắc viêm gan siêu vi B, C, gan bị nhiễm độc, bạn nên thực hiện tầm soát xơ gan và ung thư 6 tháng/lần bằng các kỹ thuật như siêu âm gan hoặc đo nồng độ chất chỉ điểm ung thư gan.

Thông qua các phương pháp chẩn đoán trên, các bác sĩ sẽ có được những thông tin này cần thiết giúp việc lên kế hoạch điều trị phù hợp hơn. Điều này sẽ giúp bệnh nhanh có những chuyển biến tích cực, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan.

Biện pháp điều trị

Viêm gan mãn tính là bệnh lý ngày càng phổ biến, hơn nữa lại có nhiều biến chứng nguy hiểm. Bởi vậy, ngay khi phát hiện các triệu chứng bất thường, bạn cần đi khám ngay để được bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây chúng tôi sẽ gợi ý cho người bệnh một số phương pháp thường được áp dụng hiện nay.

Mẹo dân gian chữa viêm gan mạn tại nhà

Đối với bệnh viêm gan mãn tính ở mức độ nhẹ, một số loại thảo dược tự nhiên sẽ hỗ trợ quá trình điều trị tương đối tốt. Các bài thuốc này đã được người xưa áp dụng rất nhiều, bao gồm:

  • Cây an xoa: Đây là loại thảo dược đứng đầu trong danh sách những cách chữa viêm gan mãn tính tại nhà hiệu quả. Cây an xoa  có công dụng giải độc, hạ men gan, giúp làm mát gan, đồng thời dùng trong thời gian dài còn hỗ trợ phục hồi và tăng cường chức năng cho gan. Không chỉ là bài thuốc dân gian mà tác dụng của vị thuốc này đã được các nhà khoa học hiện đại công nhận. Người bệnh có thể sử dụng lá, hoa, thân và cành của cây an xoa để chữa bệnh bằng cách sắc lấy nước uống.
  • Cây diệp hạ châu: Người dân còn gọi là cây chó đẻ, bạn có thể tìm thấy nó ở rất nhiều nơi của Việt Nam ta. Tuy là loài cây hoang nhưng đây lại là loại thảo dược rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với căn bệnh nguy hiểm như viêm gan mạn. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng, trong cây diệp hạ châu có các thành phần có khả năng khống chế sự phát triển của virus. Đồng thời hỗ trợ cải thiện các triệu chứng như mệt mỏi, chán ăn, vàng da,... Người bệnh có thể sắc uống mỗi ngày thay cho nước lọc, sau một thời gian sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
  • Cây xạ đen: Vị thuốc này có công dụng cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm gan mãn tính, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tốt cho người bệnh và mang lại một giấc ngủ ngon. Cụ thể uống nước xạ đen giúp loại bỏ độc tố, thanh nhiệt và giảm các tổn thương bên trong gan, từ đó phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Cách làm đơn giản nhất là bạn sắc nước xạ đen uống mỗi ngày.

Điều trị viêm gan mãn tính bằng thuốc Tây y

Mục tiêu điều trị viêm gan mạn tính bằng thuốc Tây nhằm ngăn ngừa bệnh tiến triển và biến chứng thành xơ gan, suy gan. Cụ thể với từng nguyên nhân gây bệnh sẽ có thuốc điều trị khác nhau như:

  • Với viêm gan B: Bác sĩ thường cho bạn dùng Entecavir hoặc Tenofovir Disoproxil Fumarate đường uống. Bên cạnh đó một số thuốc khác cũng có thể được chỉ định bao gồm: Telbivudine, Interferon alfa, Interferon alfa pegylated hoặc Lamivudine,...
  • Đối với viêm gan C: Bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tùy thuộc vào loại virus cụ thể gây ra. Một số loại có hiệu quả cao như: Ribavirin, Interferon alfa Pegylated (Tiêm) cộng với Sofosbuvir (Đường uống) hoặc Protease (Telaprevir, Simeprevir hoặc Boceprevir).
  • Viêm gan tự miễn: Thông thường, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng Corticosteroid (Prednisone) hoặc kết hợp cùng với Azathioprine - một loại thuốc giúp ức chế hệ thống miễn dịch. Những loại thuốc này sẽ giúp ngăn chặn tình trạng viêm diễn biến nặng hơn và hỗ trợ làm giảm triệu chứng.

Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về viêm gan mạn, hy vọng bạn đọc đã có được những kiến thức hữu ích. Bệnh lý này hoàn toàn có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm, bởi vậy người bệnh tuyệt đối không được chủ quan. Bạn hãy thường xuyên theo dõi cơ thể và thực hiện một lối sống khoa học, phù hợp để làm giảm nguy cơ diễn tiến của bệnh.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Người mắc bệnh gan nên ăn nhiều rau xanh, trái cây, thực phẩm giàu protein, chất béo tốt và ngũ cốc nguyên hạt.
  • Hạn chế ăn đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, thực phẩm chế biến sẵn, kiêng rượu bia và giảm lượng muối trong các món ăn.
Xem chi tiết

Thời gian ủ bệnh của viêm gan C có thể dao động từ 2 tuần đến 6 tháng, trung bình là 2 tháng. 

  • Giai đoạn đầu ủ bệnh sẽ  không có triệu chứng rõ ràng.
  • Giai đoạn sau một số người có thể xuất hiện các triệu chứng giống cúm như sốt, mệt mỏi, đau nhức cơ thể, buồn nôn, nôn mửa, chán ăn, vàng da, vàng mắt.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android