Viêm Họng Cấp

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm họng cấp tính là bệnh lý có thể xảy ra quanh năm ở mọi đối tượng. Đồng thời vẫn còn khá nhiều người chủ quan không chữa trị bệnh hoặc chữa sai cách gây ra nhiều ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích về bệnh, mời bạn cùng theo dõi. 

Định nghĩa

Viêm họng cấp cụ thể là tình trạng phần niêm mạc họng xảy ra tổn thương bởi nhiễm trùng hoặc cũng có thể không do nhiễm trùng. Nhưng theo các thống kê thu được, phần lớn người mắc viêm họng thể cấp tính là bởi nhiễm virus. Ngoài ra sẽ có thêm một số yếu tố khác như thời tiết hay do thói quen sinh hoạt. 

Bệnh có thể xảy ra ở bất cứ thời điểm nào trong năm nhưng tỉ lệ mắc nhiều nhất vẫn là vào mùa đông và khi đầu xuân, viêm họng cấp tính diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và có thể gặp phải ở mọi lứa tuổi.

Để có thể điều trị bệnh tốt nhất, chúng ta cần biết đâu là nguyên nhân gây ra viêm họng cấp và phân biệt bệnh xảy ra do vi khuẩn hay virus. 

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh viêm họng cấp tính có thể gây ra những triệu chứng khá rõ rệt ngay từ lúc cơ thể bị virus và vi khuẩn xâm nhập tấn công. Theo đó, bệnh nhân sẽ dễ dàng nhận biết qua một số dấu hiệu như sau:

  • Người bệnh bị sốt, đau họng, cơn sốt thường trên 38 độ.
  • Sưng đau hạch tại cổ, họng cũng có dấu hiệu sưng và có thể xảy ra viêm họng cấp mủ ở trẻ em. Trên vòm họng cũng có những chấm đỏ xuất huyết.
  • Ngoài ra, trẻ nhỏ còn bị nôn, tiêu lỏng, phát ban, đau bụng.

Lưu ý thêm: Với trường hợp bị viêm họng cấp do vi khuẩn liên cầu tan huyết nhóm A sẽ không gây ra biểu hiện đỏ mắt, ho, sổ mũi. Nhóm đối tượng dễ nhiễm nhất chính là trẻ em từ 5 đến khoảng 15 tuổi, nhưng trẻ nhỏ hơn cũng có thể bị nếu sức đề kháng không tốt.

Ở một số ít ca bệnh, viêm họng cấp có thể đi kèm với triệu chứng viêm amidan, viêm mũi làm người bệnh khá khó chịu, đồng thời dễ dàng nhận biết nhầm lẫn dẫn tới chữa trị sai cách. Nếu bạn bị nhiễm virus, những biểu hiện của bệnh sẽ có thể tự biến mất sau khoảng 5 ngày nếu có cách chăm sóc tốt. Với trường hợp viêm nhiễm bởi các nguyên nhân còn lại, bệnh sẽ tiến triển nặng và có thể kéo dài hơn. Khi đó, chúng ta cần sớm đi khám để có cách trị bệnh thích hợp.

Nguyên Nhân

Những nguyên nhân gây viêm họng cấp ở trẻ em và người lớn:

Do virus gây bệnh

Hiện nay, đa số các ca viêm họng cấp trẻ em cũng như người lớn đều bởi virus gây ra. Những chủng virus dẫn tới viêm họng thường gặp nhất là: Enterovirus, Adenovirus, virus cúm, Rhinovirus,...

Khi bệnh khỏi phát bởi những chủng trên, chúng ta sẽ có những biểu hiện gồm:

  • Sốt từ nhẹ đến nặng, cũng có những trường hợp bệnh nhân bị sốt rất nhẹ hoặc thậm chí là không bị sốt.
  • Người bệnh bị nghẹt mũi, chảy nước mũi, sưng mắt, đỏ mắt, thường bị chảy nhiều nước mắt.
  • Bệnh nhân xuất hiện các cơn ho khan, cuống họng có cảm giác đau, đặc biệt khi nuốt thức ăn hoặc nước uống.
  • Ngoài ra, ở trẻ nhỏ khi bị viêm họng thể cấp có thể bị nôn, buồn nôn, chủ yếu sau khi ăn, nặng hơn là tình trạng tiêu chảy hoặc phát ban.

Viêm họng cấp khởi phát bởi vi khuẩn

Liên cầu khuẩn Beta tan huyết nhóm A chính là chủng gây bệnh viêm họng cấp thường gặp nhất, chiếm tới 10% ở người lớn và khoảng 30% ở trẻ nhỏ. Chúng phát triển mạnh nhất vào mùa lạnh và đây cũng được coi là thủ phạm gây ra những biến chứng tự miễn khá nguy hiểm như viêm khớp cấp, thấp tim, viêm cầu thận cấp,...

Biến chứng

Do có đặc tính là bệnh có thể khởi phát quanh năm nên cũng bởi vậy nhiều người thường mang tâm lý chủ quan, nghĩ rằng bệnh không có gì nguy hiểm. Nhưng theo đánh giá từ Thầy thuốc ưu tú, bác sĩ Lê Phương cho biết đây không phải bệnh lành tính như chúng ta vẫn thường nghĩ. Thậm chí viêm họng cấp còn có thể gây ra nhiều biến chứng khá nguy hiểm, đặc biệt ở phụ nữ có thai, trẻ nhỏ, người đang dùng thuốc giảm miễn dịch, người già là những người có sức đề kháng khá kém.

Một số biến chứng của bệnh gồm:

  • Biến chứng tại hô hấp: Khi bị viêm họng cấp và chuyển sang bội nhiễm, bệnh nhân có thể phải đối mặt với các biến chứng là viêm phế quản, viêm mũi họng, viêm tai,...
  • Gây ra bệnh tim: Biến chứng được xác định nguy hiểm nhất chính là bệnh thấp tim, thường xảy ra ở nhóm trẻ dưới 15 tuổi, bởi các liên cầu tan huyết nhóm A gây ra.
  • Suy hô hấp: Khi trẻ em bị viêm họng cấp và không được chữa trị tích cực, các bạch cầu có thể gây ra giả mạc trắng gây tắc nghẽn đường hô hấp và trẻ khó tránh khỏi trạng thái suy hô hấp.
  • Một số biến chứng khác: Bệnh van tim, viêm cầu thận, viêm khớp cấp.

Phòng ngừa

Bệnh viêm họng có thể tái phát nhiều lần trong năm, do đó, để có thể đảm bảo sức khỏe cho bản thân cũng như mọi người trong gia đình, bạn cần chú ý những điều sau:

  • Luôn chú ý tới vấn đề vệ sinh tai mũi họng, giữ ấm cho cơ thể đặc biệt khi trời trở lạnh.
  • Không để quạt hướng thẳng mặt hoặc để nhiều hòa nhiệt độ quá thấp.
  • Luôn bổ sung đủ chất dinh dưỡng giúp nâng cao sức đề kháng và cải thiện bệnh tình tốt hơn.
  • Chú ý dùng thuốc chữa bệnh theo đúng chỉ dẫn của các sĩ, không lạm dụng hoặc uống ngắt quãng sẽ không có hiệu quả như mong muốn.
  • Khi ra ngoài cần đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với những nguồn ô nhiễm độc hại.
  • Bạn cần tập cho mình thói quen uống nhiều nước mỗi ngày và hãy tập luyện thể dục thể thao thường xuyên.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Có khá nhiều phương pháp để chữa trị bệnh viêm họng cấp và chúng ta hoàn toàn có thể điều trị dứt điểm khi can thiệp đúng cách và kịp thời. Dựa theo mức độ bệnh lý, tình trạng cụ thể, các bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ chi tiết cho người bệnh để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hiện nay, người bệnh có thể áp dụng những biện pháp phổ biến sau đây:

Bệnh viêm họng cấp uống thuốc gì trong Tây y?

Thông thường, bệnh nhân vẫn luôn ưu tiên sử dụng các loại thuốc Tây y để chữa viêm họng cấp, làm giảm các triệu chứng nhanh chóng sau khi đã xác định được nguyên nhân. Thuốc Tây y có khá nhiều loại với các liều lượng khác nhau, do đó bạn cần tuân thủ nghiêm túc theo chỉ dẫn của bác sĩ để đạt được kết quả tốt nhất. 

Các bác sĩ trước tiên sẽ dựa theo một số tiêu chuẩn Centor để đánh giá  về khả năng nhiễm khuẩn như sau:

  • Bệnh nhân không có dấu hiệu ho, hạch ở cổ sưng to và bị đau.
  • Các cơn sốt cao hơn 38 độ, amidan bị xuất tiết, sưng đau.
  • Người bệnh dưới 15 tuổi.

Từ đó chúng ta có giải pháp điều trị đó là:

  • Nếu bệnh nhân có ít hơn hoặc bằng 1 dấu hiệu sẽ không cần dùng thuốc kháng sinh điều trị.
  • Nếu bạn có từ 2 đến 3 biểu hiện cần tiến hành thực hiện các kiểm tra để xác định chủng khuẩn, từ đó có cách chữa trị phù hợp.
  • Với những người có 4 - 5 biểu hiện sẽ được sử dụng thuốc kháng sinh tùy theo từng trường hợp bệnh.

Những loại thuốc thường dùng gồm:

  • Thuốc giảm đau hạ sốt: Aspirin, Paracetamol, Ibuprofen,...
  • Thuốc kháng sinh gồm: Erythromycin, Amoxicillin, Cephalexin,...
  • Thuốc sát khuẩn họng tại chỗ: Có thể dùng viên ngậm thảo dược hoặc Tyrothricin.

Đánh giá chung, thuốc Tây y chữa các triệu chứng của bệnh viêm họng khá nhanh chóng, làm người bệnh giảm các triệu chứng khó chịu, ngăn ngừa bệnh tái phát rất tốt. Tuy nhiên, thuốc Tây khi sử dụng trong thời gian dài cũng có thể gây ra các tác dụng phụ hoặc người bệnh xảy ra hiện tượng nhờn thuốc. Do đó, bệnh nhân tuyệt đối không uống sai chỉ dẫn của các bác sĩ. 

Mẹo dân gian giảm triệu chứng bệnh

Sử dụng các mẹo chữa trong dân gian cũng được nhiều người áp dụng và cho thấy hiệu quả rất tốt. Bạn có thể tham khảo một số công thức sau:

  • Sử dụng mật ong chữa viêm họng cấp: Chúng ta có thể dùng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp thêm nước cốt chanh tươi, pha nước ấm uống hàng ngày sẽ giúp giảm tình trạng viêm họng rất tốt.
  • Gừng tươi: Gừng sẽ giúp người bệnh diệt khuẩn, kháng viêm, bổ phế. Bạn có thể dùng trà gừng hoặc pha nước gừng ấm với muối để súc họng hàng ngày. Kiên trì sử dụng sẽ giúp thuyên giảm viêm họng cấp nhanh chóng.
  • Tỏi: Nguyên liệu này có chứa nhiều thành phần là Allicin sẽ giúp kháng viêm tự nhiên, giảm hiệu quả triệu chứng viêm họng cấp. Bạn dùng bằng cách ngậm lát tỏi trực tiếp hoặc đem hấp cách thủy với mật ong và uống.
  • Lá tía tô: Thêm một mẹo nữa cũng được khá nhiều người lựa chọn đó là dùng lá tía tô. Người bệnh nấu nước tía tô, nấu cháo hoặc xay nhuyễn và ép lấy nước cốt đều sẽ cho hiệu quả như nhau.

Lưu ý rằng, các mẹo chữa trong dân gian này sẽ giúp giảm viêm, kháng khuẩn, giảm đau nhưng không có tác dụng trị triệt để bệnh. Đối với những trường hợp viêm họng không phải bởi virus hoặc bệnh nhân đã có dấu hiệu bội nhiễm, không nên dùng phương pháp này.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Thực phẩm dành cho người bị viêm họng cấp tính cần được quan tâm để không làm bệnh trở nặng hơn. Nếu bạn chưa biết nên sử dụng thực phẩm như nào, hãy theo dõi các thông tin sau.

Thực phẩm nên dùng:

  • Các món ăn dễ nuốt như sữa chua, táo, chuối, súp, nước canh.
  • Những thực phẩm giàu dinh dưỡng có lợi cho người bệnh, giúp cải thiện các triệu chứng của viêm họng gồm: Cần tây, khoai lang, cà rốt, củ cải, hành tây,...
  • Bổ sung nhiều vitamin C thông qua các loại quả cam, chanh, bưởi, xoài,....
  • Tăng cường lượng kẽm để kháng viêm hiệu quả với nấm, nước cốt dừa, hải sản, các loại đậu…

Thực phẩm tránh dùng:

  • Các đồ ăn giòn, cứng, dễ làm kích ứng cổ họng như thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ, ngũ cốc khô, bánh mì nướng, đồ ăn cay nóng,...
  • Tránh dùng nước ngọt, nước có ga, bia rượu hoặc cà phê.
  • Không sử dụng đồ uống lạnh để tránh làm niêm mạc họng bị kích ứng nặng hơn.

Trên đây là toàn bộ thông tin về bệnh viêm họng cấp, bạn đọc hãy tham khảo để lưu lại cho mình những kiến thức hữu ích nhất. Từ đó có cách chăm sóc, cải thiện sức khỏe phù hợp, chữa trị cũng như phòng ngừa viêm họng hiệu quả.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị viêm họng cần có chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế tình trạng sưng đau, rát họng, đồng thời bổ sung dinh dưỡng giúp bệnh mau phục hồi.

Nên ăn:

  • Cháo, súp, trái cây mềm, rau củ quả, sữa chua.
  • Cá, thịt nạc, gừng, nghệ, tỏi, mật ong, chanh.

Kiêng:

  • Đồ chiên rán, cay nóng, socola, nho khô, lạc.
  • Đồ ăn, thức uống lạnh, rượu, bia, thuốc lá.
  • Đồ ăn khô cứng, bánh kẹo, nước ngọt, đồ chua.
Xem chi tiết

Khi đau họng, có thể uống các loại trà gừng, sữa quế, trà tía tô, trà chanh pha mật ong, nước ép cà rốt, nước ép từ củ cải, rau diếp cá và nước vo gạo, nước ép hoa quả, nước chanh, trà hoa cúc, trà cam thảo, và sử dụng nước vỏ bưởi. Tuy nhiên, nên tránh uống các đồ uống có cồn, cà phê, và thức uống lạnh khi bị viêm họng.

Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android