Viêm Họng Hạt Có Mủ

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý về đường hô hấp mãn tính khá nghiêm trọng. Bệnh có thể gây đau rát dữ dội và dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Để tìm hiểu thông tin chi tiết về căn bệnh này và tìm được phương pháp điều trị hiệu quả, người bệnh có thể tham khảo bài viết sau.

Định nghĩa

Viêm họng hạt có mủ là thể bệnh khá nghiêm trọng, xảy ra khi viêm họng cấp kéo dài quá lâu mà không được điều trị kịp thời. Bệnh thường xuyên tái phát nhiều lần và rất khó xử lý dứt điểm, gây ảnh hưởng không nhỏ tới tâm lý, cuộc sống của người bệnh.

Khi mắc bệnh, các lympho trong thành cổ họng sẽ sưng phồng, không thể đảm bảo chức năng tiêu diệt vi khuẩn gây hại xâm nhập vòm họng. Lúc này, kết hợp với các chất cặn bã tồn đọng trên niêm mạc họng, bệnh sẽ gây nên các ổ dịch và nhiều hạt nhỏ chứa mủ, phát ra mùi hôi vô cùng khó chịu.

Bệnh lý này có thể gặp phải ở mọi đối tượng, đặc biệt là những người có hệ miễn dịch kém như trẻ nhỏ, phụ nữ có thai, người ốm,... Nếu không được xử lý từ sớm, viêm họng hạt có mủ sẽ dẫn đến nhiều biến chứng khôn lường.

Hình ảnh

Triệu chứng

Người bệnh có thể tự nhận biết viêm họng hạt có mủ và điều trị kịp thời dựa trên một số biểu hiện sau:

  • Họng đau nhức kéo dài, nhất là khi nói chuyện hoặc nuốt thức ăn.
  • Ho nhiều, ho khan, có đờm xuất hiện trong cổ họng, khản tiếng, nhất là vào buổi sáng.
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu ngay cả khi bệnh nhân đã vệ sinh răng miệng sạch sẽ.
  • Sốt cao vào buổi sáng sớm và chiều tối.

Ngay khi xuất hiện các triệu chứng viêm họng hạt có mủ kể trên, người bệnh cần nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Nguyên Nhân

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau khiến người bệnh bị viêm họng hạt có mủ, phải kể đến như:

  • Người bị viêm họng cấp tính chủ quan, không áp dụng các phương pháp điều trị kịp thời, dứt điểm khiến bệnh chuyển biến xấu. Tình trạng này kéo dài gây ra viêm họng mãn tính, xuất hiện hạt có mủ trong vòm họng.
  • Người bị viêm xoang mãn tính khiến dịch mủ chảy xuống cổ họng, gây tắc nghẽn tại đây, kết hợp với vi khuẩn, chất cặn bã trong họng dẫn đến viêm họng hạt.
  • Người bệnh mắc bệnh thủy đậu, cúm, sởi. Các virus gây bệnh này cũng có thể là tác nhân của viêm họng hạt có mủ.
  • Việc không chăm sóc răng miệng, vệ sinh vòm họng kỹ càng cũng khiến vi khuẩn tích tụ gây nên bệnh.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt không hợp lý khiến sức đề kháng kém, dễ bị tấn công bởi các tác nhân gây hại.
  • Người thường xuyên sống trong môi trường ô nhiễm, nhiều khói bụi, khí hậu thay đổi thất thường cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.
  • Dị ứng thức ăn, hóa chất, phấn hoa, lông động vật cũng gây viêm họng hạt.
  • Thường xuyên uống rượu, bia, hút thuốc lá khiến cổ họng bị tổn thương.
  • Lây nhiễm do tiếp xúc với nước bọt, nước mũi của người bệnh hoặc dùng chung đồ cá nhân với người mắc bệnh.

Biến chứng

Theo bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh viêm họng hạt có mủ khá nguy hiểm. Bởi nếu không được chữa trị đúng cách, bệnh có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng cho sức khỏe như:

  • Áp xe họng: Đây là hiện tượng nhiễm trùng đặc biệt khiến người mắc đau rát dữ dội hơi, ù tai, khó thở,...
  • Viêm phổi: Các dịch mủ do viêm họng hạt có thể chảy xuống cuống phổi gây viêm tại đây, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của người bệnh.
  • Ung thư vòm họng: Bệnh lý đặc biệt nguy hiểm, có nguy cơ tử vong khá cao.
  • Một số biến chứng tại các bộ phận khác như viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm trung huyết, thấp khớp, thấp tim.

Phòng ngừa

Bên cạnh những lưu ý về quá trình điều trị, người bệnh cũng cần áp dụng các biện pháp phòng tránh viêm họng hạt có mủ, ngăn ngừa triệt để các tác hại của căn bệnh này. Cụ thể:

  • Ngay khi mắc viêm họng cấp ở giai đoạn đầu, người bệnh cần điều trị triệt để sớm, tránh bệnh phát triển thành viêm họng hạt có mủ.
  • Hạn chế nói chuyện, dùng chung đồ với người đang có biểu hiện viêm họng. Nếu bắt buộc phải tiếp xúc, hãy giữ khoảng cách và đeo khẩu trang để bảo vệ bản thân.
  • Bảo vệ cổ và vòm họng khỏi không khí lạnh, khói bụi, hóa chất bằng cách quàng khăn, mặc quần áo phù hợp và đeo khẩu trang đầy đủ.
  • Đảm bảo vệ sinh răng miệng, thường xuyên súc miệng để loại bỏ hoàn toàn các tác nhân gây bệnh.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Hiện nay, có 3 cách điều trị viêm họng hạt có mủ phổ biến nhất, đó là: Tây Y, Đông Y và mẹo dân gian. Mỗi phương pháp có những đặc điểm, thế mạnh riêng. Tùy theo tình trạng bệnh, bạn có thể tham khảo và chọn cách phù hợp.

Mẹo dân gian chữa viêm họng hạt

Phương pháp này sử dụng những nguyên liệu, thảo dược quen thuộc, giúp người bệnh tiết kiệm chi phí điều trị. Một số cách dân gian phổ biến, thường được mọi người áp dụng trong điều trị viêm họng hạt có mủ như sau:

  • Sử dụng lá tía tô

Tía tô là một vị thuốc quen thuộc trong dân gian, mang nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Loại lá này có chứa nhiều chất kháng khuẩn, tiêu viêm, loại bỏ các vi khuẩn gây hại trong cơ thể hiệu quả. Do đó, rất nhiều người từng áp dụng cách chữa viêm họng hạt bằng lá tía tô và đạt kết quả tích cực.

Để thực hiện phương pháp này, bạn chuẩn bị 1 nắm lá tía tô và 1 lít rượu gạo. Sau đó, rửa sạch lá tía tô, chờ ráo thì cho lá vào chảo, sao khô, sau đó tán thành dạng bột mịn.
Cho bột lá tía tô vào bình rượu gạo, ngâm khoảng 1 tuần. Sau đó, mỗi ngày, người bệnh uống 1 chén rượu tía tô, chia làm 2 lần. Sau 1 tuần, tình trạng viêm họng hạt sẽ thuyên giảm đáng kể.

  • Chữa viêm họng hạt bằng hỗn hợp chanh mật ong

Đây cũng là cách chữa viêm họng bằng mẹo dân gian nổi tiếng, được lưu truyền lâu đời. Chanh chứa vitamin và các hoạt chất chống oxy hóa cao, còn mật ong chứa các chất sát khuẩn, tiêu viêm hiệu quả.

Để thực hiện cách chữa viêm họng hạt bằng mẹo dân gian này, người bệnh chỉ cần chuẩn bị ½ quả chanh, 10ml mật ong và 200ml nước ấm. Sau đó, hòa tan mật ong với nước ấm, vắt chanh, hòa tan và uống thành từng ngụm nhỏ.

Thực hiện phương pháp này 2 lần/ngày trong 2 tuần liên tiếp, bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả điều trị viêm họng hạt có mủ của chanh và mật ong.

  • Ngậm tỏi chữa viêm họng hạt có mủ

Tỏi cũng là một trong những nguyên liệu dân gian có thể chữa chứng viêm họng hạt có mủ hiệu quả. Trong tỏi có chứa hợp chất allicin giúp sát khuẩn, tiêu viêm, ức chế vi khuẩn gây hại trong vòm họng.

Bạn chỉ cần dùng 1 củ tỏi, bóc vỏ, rửa sạch, thái tỏi thành những lát mỏng. Sau đó, ngậm tỏi 2 - 3 lần mỗi ngày. Tình trạng sưng, đau rát họng sẽ thuyên giảm đáng kể.

Nhìn chung, phương pháp chữa viêm họng hạt có mủ bằng mẹo dân gian có thể giúp người bệnh thuyên giảm triệu chứng khá hiệu quả. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng khi người bệnh viêm họng nhẹ. Hơn nữa, chúng không thể điều trị bệnh tận gốc. Vì vậy, hãy đến cơ sở y tế uy tín để được khám, áp dụng phác đồ chính xác.

Sử dụng thuốc Tây y điều trị viêm họng hạt có mủ

Viêm họng hạt có mủ uống thuốc gì là thắc mắc của khá nhiều bệnh nhân. Trong điều trị viêm họng hạt có mủ, các bác sĩ thường kê đơn cho người bệnh sử dụng một số loại thuốc sau:

  • Nhóm thuốc chống viêm không steroid: Giúp giảm cảm giác sưng, đau ở vòm họng, tiêu sưng, giảm viêm. Một số loại thuốc thường được sử dụng như Dexamethasone, Prednisolon, Betamethasone, Methylprednisolon/
  • Nhóm thuốc chống viêm NSAID (Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin): Đây cũng là các loại thuốc được kê đơn khá phổ biến, giúp giảm đau nhanh, tiêu sưng hiệu quả.
  • Thuốc giảm đau, hạ sốt: Được chỉ định khi người bệnh bị viêm họng dẫn đến triệu chứng sốt cao, đau rát họng.
  • Thuốc chống dị ứng: Các loại thuốc kháng Histamin như Diphenhydramin, Alimemazin, Chlorpheniramin, Promethazine… sẽ mang tới công dụng giảm phù nề, làm dịu nhẹ cổ họng.
  • Thuốc giảm ho: Một số loại thuốc phổ biến như Terpin codein, Pholcodin, Dextromethorphan, Neo Codion, giúp giảm cảm giác khó chịu trong vòm họng.
  • Thuốc long đờm: Nếu người bệnh xuất hiện đờm trong cổ họng, có thể được chỉ định dùng các loại thuốc long đờm như N- Acetylcystein, Ambroxol, Bromhexin, Carbocistein…

Việc sử dụng thuốc Tây Y cần tuân thủ nghiêm ngặt theo chỉ dẫn của bác sĩ. Người bệnh tuyệt đối không nên tự ý mua thuốc, tăng giảm liều dùng, tránh biến chứng nguy hiểm.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Chế độ ăn uống cũng đóng vai trò quan trọng, giúp rút ngắn thời gian điều trị và tăng sức đề kháng, phòng viêm họng tái phát. Do đó, người bệnh cần chú ý xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý. Cụ thể như sau:

Nhóm thực phẩm nên ăn

Bệnh nhân viêm họng cần tăng cường bổ sung các loại thực phẩm sau:

  • Các loại đồ ăn chứa nhiều kẽm như hải sản, thịt bò, các loại đậu,... giúp tăng sức đề kháng, chống lại vi khuẩn hiệu quản.
  • Các loại rau xanh, trái cây giúp giảm nhẹ triệu chứng đau họng, cung cấp đầy đủ vitamin và dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Những thực phẩm mềm, lỏng như cháo, súp, canh, thịt dễ tiêu hóa giúp hạn chế kích ứng, tổn thương vòm họng.

Nhóm thực phẩm cần hạn chế

Để ngăn ngừa viêm họng tiến triển nặng hơn, người bệnh cũng cần kiêng sử dụng một số loại thực phẩm như:

  • Các loại đồ ăn quá cay, có tính chất nóng dễ khiến họng đau rát, kích ứng, khiến tình trạng bệnh nghiêm trọng hơn.
  • Các loại đồ ăn cứng như cơm khô, các loại thịt khó tiêu, đồ chứa nhiều dầu mỡ cũng cần hạn chế bởi chúng có thể làm tổn thương nặng hơn khi cọ xát với vòm họng.
  • Không ăn các loại đồ ngọt bởi chúng chứa một hàm lượng lớn arginine - tác nhân khiến vi khuẩn phát triển và dịch nhờn ở cổ tiết ra nhiều hơn.
  • Không uống các loại đồ chứa cồn như bia, rượu, không ăn đồ ăn quá nóng hoặc quá lạnh.

Viêm họng hạt có mủ là bệnh lý khá nguy hiểm, gây tổn hại lớn tới sức khỏe người mắc. Vì vậy, khi có dấu hiệu bệnh, người bệnh chớ chủ quan, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế thăm khám, điều trị bệnh nhanh chóng.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Những nhóm thực phẩm người bị viêm họng hạt nên kiêng để không làm bệnh trở nên nặng hơn là:

  • Thực phẩm khô cứng, cay nóng: Ớt, tiêu, mù tạt, …
  • Thực phẩm chứa hàm lượng axit cao, nhiều dầu mỡ, đường: Giấm, chanh, đồ chiên rán, nước ngọt
  • Đồ uống có cồn, chất kích thích: Bia, rượu, cà phê, …
  • Thực phẩm tái sống, đồ uống đặc
  • Thực phẩm nhiều Arginine: Bơ, lúa mì, hạnh nhân, nho, socola
  • Đồ ăn, đồ uống lạnh.
Xem chi tiết

Người bị viêm họng cần có chế độ ăn uống phù hợp để hạn chế tình trạng sưng đau, rát họng, đồng thời bổ sung dinh dưỡng giúp bệnh mau phục hồi.

Nên ăn:

  • Cháo, súp, trái cây mềm, rau củ quả, sữa chua.
  • Cá, thịt nạc, gừng, nghệ, tỏi, mật ong, chanh.

Kiêng:

  • Đồ chiên rán, cay nóng, socola, nho khô, lạc.
  • Đồ ăn, thức uống lạnh, rượu, bia, thuốc lá.
  • Đồ ăn khô cứng, bánh kẹo, nước ngọt, đồ chua.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android