Điều Trị Viêm Họng Mạn Tính Trong Hội Chứng Trào Ngược Hiệu Quả

Viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược có thể gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu không được phát hiện và xử lý kịp thời. Ở trường hợp này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để tìm ra nguyên nhân và xác định mức độ bệnh trạng. Dựa vào kết quả chẩn đoán bệnh của mỗi người, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp giúp nhanh chóng kiểm soát tình trạng bệnh. 

Viêm họng mãn tính trong hội chứng trào ngược thường khó điều trị hơn so với viêm họng thông thường
Viêm họng mãn tính trong hội chứng trào ngược thường khó điều trị hơn so với viêm họng thông thường

Nguyên nhân gây viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

Trào ngược dạ dày xảy ra khi dịch vị tiêu hóa bên trong dạ dày tăng cao bất thường, thoát ra khởi cơ thắt và trào ngược lên trên thực quản, thanh quản thậm chí là cổ họng. Thành phần acid trong dịch vị dạ dày khi tiếp xúc với niêm mạc lót trong các cơ quan này sẽ kích thích gây viêm. Nếu dịch vị dạ dày trào ngược lên vòm họng sẽ gây tổn thương đến lớp niêm mạc họng và khiến người bệnh có cảm giác bỏng rát rất khó chịu.

Nếu không kiểm soát tốt triệu chứng trào ngược dạ dày, để tình trạng này diễn ra nhiều lần sẽ tạo cơ hội cho vi khuẩn có hại tấn công vào lớp niêm mạc họng gây nhiễm trùng. Lúc này người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như viêm họng, ho khan, khản tiếng,… Nếu chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến tình trạng viêm nhiễm diễn ra kéo dài, chuyển biến sang giai đoạn mãn tính và khiến việc điều trị trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Có thể nói, trào ngược dạ dày chính là nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh viêm họng mạn tính ở trường hợp này.

Dấu hiệu nhận biết viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

Thống kê y khoa cho thấy, bệnh nhân bị trào ngược dạ dày có nguy cơ mắc viêm họng mãn tính lên đến 70%. Các triệu chứng của bệnh viêm họng mãn tính trong hội chứng trào ngược cũng tương tự như bệnh viêm họng thông thường. Cụ thể là:

  • Đau rát và ngứa vùng cổ họng
  • Cổ họng bị nghẹn hoặc vướng víu
  • Đắng miệng, khó nuốt
  • Khàn giọng khi nói to hoặc nói nhiều

Bạn có thể nhận biết ra bệnh thông qua các triệu chứng đi kèm sau đây:

  • Đầy hơi, khó tiêu
  • Ợ chua hoặc ợ nóng sau khi ăn
  • Đau hoặc bỏng rát ở vùng thượng vị
  • Buồn nôn và nôn
  • Hơi thở có mùi hôi khó chịu
Nhận biết bệnh thông qua các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày đi kèm
Nhận biết bệnh bằng cách chú ý đến các triệu chứng của bệnh trào ngược dạ dày đi kèm

Nếu thấy cơ thể có các triệu chứng ở trên và chúng thường xuyên tái phát gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hàng ngày thì bạn có nguy cơ bị viêm họng mãn tính trong hội chứng trào ngược rất cao. Lúc này, bạn cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ chuyên khoa tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách.

Điều trị viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

Việc điều trị bệnh viêm họng mãn tính trong hội chứng trào ngược phức tạp hơn rất nhiều so với bệnh viêm họng thông thường. Do lúc này bạn cần phải xử lý cùng lúc cả hai bệnh lý là viêm họng và trào ngược dạ dày. Mục đích của việc điều trị là xử lý viêm họng tại chỗ kết hợp với việc kiểm soát triệu chứng trào ngược – nguyên căn gây ra bệnh viêm họng. Dưới đây là cách điều trị viêm họng mãn tính trong hội chứng trào ngược mà Vietmec tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Thay đổi lối sống sinh hoạt và ăn uống

Khi bị viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược dạ dày với mức độ nhẹ, bạn chỉ cần điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày theo hướng tích cực sẽ giúp đẩy lùi triệu chứng của bệnh khá hiệu quả. Khi tình trạng trào ngược được kiểm soát tốt thì các triệu chứng của bệnh viêm họng mạn tính cũng dần được cải thiện. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Hạn chế tối đa việc sử dụng các loại thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến quá trình điều trị bệnh như đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn cay nóng, rượu bia, chất kích thích, trái cây có vị chua…
  • Viêm họng do trào ngược khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc nuốt thức ăn. Vì thế, bạn nên ưu tiên sử dụng thức ăn mềm lỏng dễ tiêu hóa, hạn chế ăn đồ ăn quá cứng hay thức ăn dính.
  • Ngủ đúng giờ và đủ giấc, khi ngủ nên kê gối ở dưới đầu sao cho cao hơn người từ 15 – 20cm để ngăn chặn tình trạng trào ngược dạ dày xảy ra khi về đêm. Tuyệt đối không nằm hoặc đi ngủ ngay sau khi ăn no.
  • Ăn đúng giờ và đủ bữa, chia nhỏ bữa ăn để sử dụng, không nên ăn quá no hay để bụng quá đói. Bữa ăn tối cần phải kết thúc trước khi đi ngủ từ 3 – 4 tiếng.
  • Sử dụng các mẹo chữa bệnh có nguồn gốc từ thảo dược tự nhiên giúp cải thiện sức đề kháng cơ thể và bảo vệ niêm mạc họng khỏi sự tấn công của tác nhân gây hại. Ví dụ như uống trà gừng, mật ong pha nước ấm, nha đam mật ong,…
  • Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng bằng nước muối sinh lý để có thể làm sạch khoang miệng và cuống họng, ngăn ngừa vi khuẩn tiếp tục phát triển gây bệnh.
  • Giữ cho tinh thần luôn ổn định và thoải mái trong suốt khoảng thời gian điều trị bệnh. Có các biện pháp thư giãn đầu óc và giải tỏa căng thẳng sau khi làm việc. Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao giúp cải thiện sức khỏe cũng như sức đề kháng của bản thân.

CÓ THỂ BẠN CẦN: KHÓ CHỊU vì trào ngược dạ dày GÂY VIÊM HỌNG nay đã có giải pháp LOẠI BỎ từ gốc [cập nhật 2021]

Dùng thuốc Tây y theo đơn kê

Sau khi điều chỉnh lại thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống mà tình trạng bệnh vẫn không có dấu hiệu thuyên giảm. Bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn dùng thuốc trị bệnh đúng cách, giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Để có thể kiểm soát triệu chứng trào ngược dạ dày, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh sử dụng các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc kháng acid: Thành phần chính của nhóm thuốc này là muối, ion hydroxide hoặc bicarbonate. Công dụng chính của thuốc kháng acid là trung hòa acid dạ dày và giảm nhẹ triệu chứng của bệnh. Được sử dụng phổ biến là Maalox, Rolaids, Alka-Seltzer, Tums,…
  • Thuốc ức chế thụ thể H2: Thuốc có tác dụng ngăn chặn hoạt động sản xuất acid tiêu hóa của các tế bào dạ dày. Thường được dùng là Zantac, Tagamet HB, Pepcid AC, Axid AR,…
  • Thuốc ức chế bơm proton: Thuốc có tác dụng ức chế quá trình bơm proton vào dạ dày, ngăn chặn cơ quan này tiếp tục sản xuất ra acid tiêu hóa. Từ đó, môi trường dạ dày sẽ trở về trạng thái cân bằng. Các loại thuốc được sử dụng phổ biến có thể kể đến là Aciphex, Prevacid, Prilosec,…

Ngoài ra, người bệnh còn được kê đơn điều trị thêm một số loại thuốc khác giúp giảm nhẹ triệu chứng viêm họng như thuốc làm lỏng chất nhầy, thuốc kháng viêm, thuốc giảm ho và thuốc kháng histamin. Thuốc Tây y có khả năng giảm nhanh các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra nhưng lại tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Vì thế, bạn cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đưa ra. Không tự ý mua thuốc về dùng tại nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh khi chưa có chỉ định của chuyên gia.

Đừng bỏ lỡ: Giải pháp xóa sổ trào ngược dạ dày tốt nhất, hiệu quả sau 45 ngày TỐT NHẤT hiện nay

Phòng ngừa viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược

Viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược là bệnh lý khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát trở lại. Để phòng ngừa bệnh lý này thì trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bạn cần phải lưu ý những điều sau đây:

Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh để phòng ngừa khởi phát các triệu chứng của bệnh viêm họng
Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời lạnh để phòng ngừa khởi phát các triệu chứng của bệnh viêm họng
  • Chú ý giữ ấm cơ thể vào những ngày trời chuyển lạnh và những thời điểm giao mùa trong năm. Nên có các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp mỗi khi đi ra ngoài hoặc đến những nơi bị ô nhiễm.
  • Hình thành thói quen vệ sinh họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với môi trường ô nhiễm. Cách này có tác dụng loại bỏ vi khuẩn gây hại tồn tại bên trong vòm họng, ngăn ngừa nguy cơ khởi phát bệnh.
  • Ăn đủ bữa và đủ chất, ăn với liều lượng vừa đủ, tránh để bụng quá no hay quá đói. Tham khảo ý kiến chuyên gia dinh dưỡng cách lên thực đơn ăn uống phù hợp với tình trạng bệnh của bản thân.
  • Có các biện pháp ổn định tâm lý, tránh bị căng thẳng kéo dài gây ảnh hưởng không tốt đến dạ dày. Nên chủ động có các biện pháp giải tỏa áp lực trong công việc như nghe nhạc, thư giãn đầu óc, chơi thể thao,…
  • Duy trì cân nặng ở mức ổn định, tiến hành giảm cân nếu đang bị thừa cân béo phì. Mặc quần áo rộng rãi và thoải mái, việc mặc đồ chật hay bó sát cũng sẽ tạo ra áp lực không tốt lên dạ dày và ảnh hưởng đến chức năng của cơ quan này.

Viêm họng mạn tính trong hội chứng trào ngược là tình trạng mà rất nhiều người mắc phải. Nếu bệnh được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ không gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Viêm họng mạn tính là bệnh lý có nguy cơ tái phát rất cao, vì thế bạn cần phải chủ động hơn trong việc phòng ngừa.

THAM KHẢO: NS Trần Nhượng chữa khỏi hội chứng trào ngược dạ dày nhờ Sơ can Bình vị tán

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Trào Ngược Dạ Dày Ở Trẻ Em: Nguyên Nhân Và Cách Xử Lý Hiệu Quả

Trào ngược dạ dày ở trẻ em là tình trạng xảy ra khá phổ biến và không quá nguy hiểm,...

7 Sữa Cho Trẻ Bị Trào Ngược Dạ Dày Tốt Nhất Hiện Nay Mẹ Nên Biết

Các loại sữa dành cho trẻ bị trào ngược dạ dày tốt nhất hiện nay được chuyên gia khuyên dùng...

Trào ngược dạ dày khi ngủ

Trào Ngược Dạ Dày Khi Ngủ Không Thể Chủ Quan – 4 Mẹo Chữa Hay

Trào ngược dạ dày vào ban đêm là hiện tượng gì và có gì khác so với hiện tượng trào...

Trào Ngược Dạ Dày ở Bà Bầu: Nguyên Nhân Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Điểm Danh TOP 10 Loại Thuốc Trào Ngược Dạ Dày Cho Bà Bầu Tốt Nhất

Mẹ bầu là đối tượng dễ gặp các triệu chứng trào ngược dạ dày trong suốt thai kỳ. Tình trạng...

Bị Trào Ngược Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Nhanh Khỏi Bệnh?

Trào ngược dạ dày nên sử dụng các loại thực phẩm tính kiềm có khả năng trung hòa dịch vị...

Trào Ngược Dạ Dày ở Bà Bầu: Nguyên Nhân Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Trào Ngược Dạ Dày ở Bà Bầu: Nguyên Nhân Do Đâu, Điều Trị Thế Nào?

Trào ngược dạ dày ở bà bầu là hiện tượng thường gặp, gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc...

Thuốc trào ngược dạ dày ở trẻ

Bé 3 Tuổi Bị Trào Ngược Dạ Dày: Cách Xử Lý Và Điều Trị Hiệu Quả Nhất

Bé 3 tuổi bị trào ngược dạ dày do tác động của nhiều nguyên nhân khác, có cả sinh lý...

Trào ngược dạ dày khám ở đâu

Khám Trào Ngược Dạ Dày Ở Đâu Tốt? Top 15+ Địa Chỉ Uy Tín Nhất Hiện Nay

Trào ngược dạ dày là bệnh lý phổ biến ảnh hưởng rất lớn đến hệ tiêu hóa cũng như sinh...