Viêm Họng Mãn Tính

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm họng mãn tính là bệnh lý không còn xa lạ với chúng ta hiện nay bởi bệnh đang ngày càng có tỉ lệ người mắc gia tăng. Đây là tình trạng khá nguy hiểm với nhiều triệu chứng dai dẳng gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của người bệnh. Việc tìm hiểu rõ nguyên nhân, triệu chứng sẽ giúp bệnh nhân có cách chữa trị phù hợp nhất. Cụ thể các thông tin sẽ được chia sẻ chi tiết trong bài viết dưới đây của Vietmec.

Định nghĩa

Viêm họng mãn tính chính là giai đoạn mãn tính của viêm họng khi bệnh đã kéo dài dai dẳng nhiều tuần với các triệu chứng viêm nhiễm niêm mạc ngày càng nặng.

Đây chính là hậu quả của bệnh viêm họng cấp tính khi tái phát liên tục và không được chữa trị triệt để, tận gốc hoặc người bệnh không đáp ứng thuốc.

Dựa theo các đặc điểm tổn thương của bệnh, các bác sĩ đã phân chia thành những nhóm như sau:

  • Viêm họng mãn tính thể sung huyết đơn thuần: Phần niêm mạc họng bị sưng đỏ, có thể thấy rõ nhiều mạch máu.
  • Viêm họng xuất tiết: Tình trạng mãn tính này biểu hiện bằng triệu chứng họng bị xung huyết đỏ, có nhiều hạt nhỏ nằm ở thành sau họng và tiết khá nhiều dịch nhầy có màu trong, hơi dính và nằm dọc theo phần vách họng.
  • Viêm họng mãn tính quá phát: Niêm mạc họng sẽ bị đỏ bầm và cũng dày lên, phần tổ chức bạch huyết ở phía sau họng lúc này phát triển mạnh làm cho niêm mạc bị gồ lên và hình thành những đám xơ có màu đỏ hoặc hồng. Các đám xơ này sẽ tạo một trụ giả nhìn khá giống với amidan hay còn được gọi là bệnh viêm họng hạt.
  • Viêm họng teo: Sau khi đã qua giai đoạn quá phát, bệnh sẽ chuyển sang dạng teo. Những trụ giả ở sau amidan, các hạt trên thành họng sẽ biến mất. Lúc này, phần màn hầu cùng lưỡi gà cũng mỏng đi, niêm mạc nhẵn như ban đầu, có một số mạch máu nhỏ và mỏng. Eo họng cũng sẽ giãn rộng hơn, tiết ít chất nhầy. Khi quan sát sẽ thấy họng màu hồng nhạt và đóng lớp vảy vàng, khô.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh viêm họng mãn tính thường sẽ kéo dài, dai dẳng không dứt, người bệnh có thể nhận biết qua một số biểu hiện rõ rệt sau:

  • Họng đau: Đây chính là biểu hiện phổ biến nhất. Người bệnh thường bị đau họng kéo dài trong nhiều tuần, kèm với đó là triệu chứng ngứa, khô, nóng rát và vướng víu ở cổ họng. Thông thường, triệu chứng này sẽ xuất hiện vào buổi sáng, có thể kèm theo nhiều đờm trong họng.
  • Mắt bị đau và khô, họng khi nuốt sẽ thấy khó khăn, giọng nói bị khàn.
  • Vùng ngực ở sau xương ức sẽ có cảm giác nóng rát, người bệnh xuất hiện thêm triệu chứng ợ chua, ợ hơi khi bị thêm bệnh trào ngược dạ dày thực quản.
  • Ngoài ra còn có thêm triệu chứng sốt, đau đầu, mệt mỏi.

Nguyên Nhân

Viêm họng mãn tính chính là thể quá phát của giai đoạn cấp tính khi bệnh nhân không được chữa trị sớm và đúng cách. Theo đó, nguyên nhân gây ra bệnh cũng như tự như giai đoạn cấp tính đó là:

  • Nhiễm trùng: Các loại virus, vi khuẩn có thể tấn công vào đường hô hấp, gây bệnh ở vùng hậu họng và thường gặp nhất chính là liên cầu. Liên cầu khuẩn có thể làm bạn có những tổn thương vô cùng nghiêm trọng khác ở thận, tim, cơ xương khớp nếu điều trị chậm trễ.
  • Do khói bụi và ô nhiễm: Khi bạn thường xuyên hít phải các khói bụi, chất độc hại, khí đốt đều sẽ là cơ hội để xuất hiện các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp, bao gồm cả bệnh viêm họng mãn tính cùng nhiều tổn thương tại phổi.
  • Do các bệnh mãn tính: Một số bệnh lý mãn tính khác có thể là nguyên nhân gây ra viêm họng mãn tính, cụ thể là: Viêm xoang mãn tính, viêm amidan mãn tính, ung thư vòm họng, trào ngược dạ dày thực quản. Xảy ra tình trạng này là bởi dịch ở những cơ quan tổn thương thường đi qua họng, gây ra viêm nhiễm, tổn thương niêm mạc họng.
  • Một số nguyên nhân khác: Bị viêm họng mãn tính cũng có thể là do dị tật bẩm sinh như polyp cuống mũi, vẹo vách ngăn, do các bệnh lý dị ứng hoặc tổn thương thực thể.

Biến chứng

Đối với câu hỏi bệnh viêm họng mãn tính có lây không, lương y Đỗ Minh Tuấn (GĐ chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường, Thầy thuốc Nam tiêu biểu 2020, chuyên gia hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực YHCT) cho hay, bệnh viêm họng thể mãn tính không có khả năng lây truyền từ người này sang người khác. Vậy viêm họng mãn tính có chữa được không? Thực tế bệnh hoàn toàn có thể chữa khỏi khi chúng ta chủ động áp dụng các biện pháp điều trị ngay từ sớm, chữa đúng cách và tuân thủ nghiêm túc theo những chỉ dẫn của các bác sĩ.

Cùng với các thắc mắc trên, người bệnh cũng rất quan tâm vấn đề viêm họng mãn tính có nguy hiểm không?

Xét về bản chất, bệnh viêm họng mãn tính chỉ gây ra các biểu hiện khó chịu làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, không gây nguy hiểm tới tính mạng. Nhưng cũng không vì vậy bệnh nhân chủ quan, không chữa trị tích cực. Nếu bệnh không được điều trị dứt điểm sẽ trở nặng hơn và gây các các biến chứng nặng nề sau:

  • Viêm họng mãn tính khi kéo dài lâu ngày sẽ có nhiều hạt, nhiều tổ chức lympho và dẫn tới áp xe, viêm tấy xung quanh vòm họng.
  • Đối với các bệnh nhân có hội chứng viêm xoang, viêm mũi, trào ngược dạ dày thực quản sẽ có nguy cơ chuyển nặng và gây ra viêm phế quản cấp, viêm phổi.
  • Người bệnh đối mặt với các biến chứng toàn thân như viêm cầu thận cấp, thấp tim, viêm khớp thấp.
  • Nặng nề hơn là những biến chứng ung thư vòm họng, họng sưng to, bệnh nhân ho khạc ra máu, đau đầu dữ dội.

Vì vậy, ngay khi thấy có các biểu hiện bệnh viêm họng kéo dài không khỏi, bạn cần chủ động đến bệnh viện kiểm tra để sớm có các chữa trị tốt nhất. Tránh chủ quan sẽ gây ra nhiều hệ lụy nguy hiểm cho sức khỏe.

Phòng ngừa

Bệnh viêm họng mãn tính xuất hiện với nhiều triệu chứng khó chịu dai dẳng, làm ảnh hưởng lớn tới chất lượng đời sống của bệnh nhân. Do đó, chúng ta nên có những biện pháp phòng ngừa, chủ động bảo vệ sức khỏe một cách tốt nhất.

  • Luôn vệ sinh răng miệng sạch sẽ, súc họng với nước muối pha loãng hàng ngày để tiêu diệt vi khuẩn.
  • Bạn cần đeo khẩu trang mỗi khi ra ngoài để ngăn chặn các tác nhân gây bệnh xâm nhập vào đường thở trong môi trường.
  • Luôn giữ ấm cho cơ thể, đặc biệt khi trời lạnh, nên chú ý tới cổ, ngực, bàn tay, bàn chân.
  • Hãy tắm bằng nước ấm khi cơ thể không được khỏe hoặc thời điểm chuyển mùa. Đồng thời, tránh việc dùng chung các vật dụng sinh hoạt với những người đang bị bệnh.
  • Nếu có dấu hiệu của cảm cúm, viêm amidan hay các bệnh lý về đường hô hấp cần điều trị tích cực và dứt điểm. Không để bệnh chuyển biến nặng dẫn tới viêm họng mãn tính.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Bệnh viêm họng mãn tính sẽ được chẩn đoán và điều trị dựa theo khai thác tiền sử bệnh cũng như các triệu chứng lâm sàng và tiến hành kiểm tra hầu họng. Khi đã xác định được thể bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra cho bạn phương án chữa bệnh thích hợp nhất. Tùy theo từng tình trạng bệnh, chúng ta có thể áp dụng những phương pháp dưới đây.

Điều trị viêm họng mãn tính tại nhà

Bệnh viêm họng mãn tính có thể cải thiện các triệu chứng, hạn chế tái phát thông qua một số cách đơn giản sau:

  • Uống nhiều nước: Khi chúng ta bị viêm họng, hãy bổ sung nhiều nước ấm để giữ ấm cho cổ họng. Nước cũng sẽ giúp bạn loại bỏ bớt các vi khuẩn ở trong cổ họng. Cơn đau họng kéo dài theo đó cũng giảm bớt đi khá nhiều.
  • Xông mũi họng thường xuyên: Chúng ta có thể tận dụng các loại lá cây có chứa nhiều tinh dầu như: Lá ổi, bạc hà, lá sả, lá kinh giới, lá khuynh diệp, lá chanh, tía tô. Đem lá rửa sạch và cho vào nồi nước nấu sôi, sau đó xông khoảng 15 phút sẽ giúp sát trùng cho mũi họng và giảm khó chịu rõ rệt.
  • Súc miệng với nước muối: Nước muối được y học đánh giá có hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn và mang thêm nhiều tế bào bạch cầu tới vùng họng bị nhiễm trùng. Khi bạn phải nói nhiều và đang bị đau họng, hãy áp dụng các súc miệng với nước muối để làm dịu dây thanh âm. Sau khi dùng nước muối, bạn cần dùng nước sạch để súc miệng lại để không làm thay đổi môi trường pH trong khoang miệng.
  • Uống trà nóng: Trà nóng là thức uống có khả năng sát khuẩn cũng như làm dịu cổ họng khá tốt. Khi bạn thêm vào một chút gừng hoặc mật ong sẽ giúp tăng cường sức đề kháng, làm giảm những cơn đau họng rất tốt. Tuy vậy, cần lưu ý không uống nước quá nóng để tránh làm viêm họng nặng hơn.
  • Ngậm mật ong: Mật ong có thể sử dụng để làm giảm những triệu chứng của viêm họng mãn tính. Chữa viêm họng mãn tính bằng mật ong theo cách ngậm mật nguyên chất, sau đó nuốt từ từ để các dưỡng chất có trong mật có thể đi sâu vào lớp niêm mạc.
  • Sử dụng cây lược vàng: Lược vàng từ lâu đã được tận dụng trong cách chữa viêm họng mãn tính dân gian. Bạn có thể rửa sạch lá và nhai trực tiếp, ngậm và nuốt từ từ nước rốt rồi bỏ bã.

Thuốc chữa viêm họng mãn tính trong Tây y

Đau họng nên uống thuốc gì? Tây y có rất nhiều thuốc điều trị viêm họng mãn tính, chúng đem đến hiệu quả nhanh chóng, dễ sử dụng. Nhưng trước khi dùng thuốc, bạn cần được bác sĩ kiểm tra, thăm khám để có thể kê đơn chính xác nhất. Một số thuốc thường được dùng trong đơn của bệnh nhân gồm:

  • Thuốc kháng sinh: Amoxicillin, Penicillin, Azithromycin, Erythromycin được sử dụng để ngăn ngừa tình trạng bội nhiễm khi sức đề kháng của bạn suy giảm.
  • Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt: Ibuprofen, Paracetamol, Aspirin,...
  • Thuốc chống viêm và giảm phù nề: Thuốc chứa Steroid, Alphachymotrypsin,...
  • Thuốc chống dị ứng và thuốc kháng Histamin,...
  • Nhóm thuốc nhỏ mũi, thuốc bôi có công dụng làm se lớp niêm mạc họng, thuốc ngậm giảm ho, siro thảo dược làm long đờm,...

Thuốc Tây y có thể làm thuyên giảm các triệu chứng nhanh chóng trong trong thời gian ngắn nhưng nếu dùng sai cách hoặc lạm dụng sẽ dẫn tới nhiều tác dụng phụ nguy hiểm. Bệnh nhân uống thuốc Tây trong thời gian dài có thể gặp phải nguy cơ kháng thuốc và các phản ứng phụ như viêm hay xuất huyết dạ dày, tăng độc gan, men gan, suy thận, tăng huyết áp, nhịp tim.

Lối sống và biện pháp khắc phục tại nhà

Bệnh viêm họng mãn tính có thể làm chúng ta ăn uống khó khăn hơn, khi đó, bạn cần chú ý đến các thực phẩm sử dụng hàng ngày, lựa chọn các món ăn thích hợp để không làm họng khó chịu hơn. Đặc biệt một số thực phẩm còn có tác dụng làm dịu cổ họng, giúp chúng ta giảm cơn đau rát rất tốt. Hãy tham khảo những gợi ý dưới đây.

Các thực phẩm nên ăn:

  • Thức ăn mềm: Để không làm khoang họng tổn thương nhiều hơn, bạn nên dùng những thức ăn mềm như: Soup, cháo, canh rau mát và rau luộc để cơ thể luôn thanh mát. Đặc biệt các loại soup bí đỏ, khoai tây, cháo yến mạch sẽ rất thích hợp cho bệnh nhân. Những món ăn này giàu chất xơ và hàm lượng dinh dưỡng cao sẽ giảm đau họng và hỗ trợ cho quá trình điều trị diễn ra tốt hơn.
  • Bổ sung hoa quả giàu vitamin C: Chuối, cam, chanh, xoài, bưởi đều có chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường sức đề kháng, giúp người bệnh trở nên khỏe mạnh hơn và đẩy lùi các triệu chứng viêm đau. Bên cạnh đó, vitamin C còn có thể làm mát, cải thiện chức năng thải độc gan và giúp loại bỏ các loại vi khuẩn ra khỏi họng.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Kẽm chính là nguyên tố vi lượng rất cần thiết đối với cơ thể mỗi người, đặc biệt khi bạn đang mắc bệnh. Kẽm sẽ giúp cơ thể nâng cao sức đề kháng, tăng cường kháng virus gây viêm họng. Bạn có thể bổ sung các thực phẩm như: Ốc, tôm, sò, cua, nghêu, ngao, rau chân vịt, đậu hà lan, củ cải trắng, trứng để cung cấp thêm kẽm.

Ngoài các thực phẩm trên, người bệnh cũng nên uống nhiều nước lọc mỗi ngày để cơ thể hoạt động hiệu quả. Nước sẽ giúp ích cho quá trình tuần hoàn và trao đổi chất, giải độc, làm mát cơ thể và giảm kích ứng cổ họng rất tốt. Bạn nên uống nước ấm để làm dịu họng, có thể pha thêm trà mật ong để sử dụng cũng rất tốt.

Các thực phẩm cần kiêng:

  • Đồ ăn cay nóng: Các món lẩu cay, gia vị ớt, tiêu, mì tôm,...đều là những món ăn có tính nóng, nhiều tính cay và cả dầu mỡ. Trong khi đó lại là các yếu tố làm gia tăng kích ứng cổ họng, khiến bạn đau và rát họng nhiều hơn, viêm sưng dai dẳng không dứt.
  • Đồ ăn cứng: Gồm ngũ cốc khô nguyên hạt, bánh quy, bánh mì nướng,... Thức ăn cứng khi đi qua cổ họng sẽ dễ làm tổn thương lớp niêm mạc, tạo ra nhiều ma sát làm niêm mạc khó lành và viêm họng không khỏi.
  • Đồ uống lạnh, đồ uống có cồn, ga: Những thức uống này là yếu tố làm viêm họng tiến triển nặng hơn, chúng kích thích niêm mạc họng sưng tấy mạnh hơn, các tổn thương không thể lành lại và họng bị ửng đỏ trong thời gian dài. Lúc này việc sử dụng các loại thuốc sẽ gần như vô tác dụng.

Viêm họng mãn tính là bệnh lý không còn xa lạ với chúng ta nhưng không phải ai cũng biết cách để chữa trị. Do đó, bạn cần tìm hiểu rõ các kiến thức về bệnh để luôn duy trì sức khỏe ổn định cũng như có cách chữa thích hợp khi mắc viêm họng.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android