Viêm Khớp Cùng Chậu

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm khớp cùng chậu được xác định là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở phần khớp nối liền cột sống với xương chậu. Nếu để bệnh lý này diễn ra kéo dài sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và phát sinh ra nhiều biến chứng không mong muốn. Nếu bệnh xảy ra ở nữ giới mà không được điều trị còn gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản.

Định nghĩa

Viêm khớp cùng chậu là hiện tượng viêm nhiễm xảy ra ở một hoặc cả hai bên khớp của xương cùng chậu. Vị trí của khớp này là đoạn cột sống dưới, nối liền cột sống với xương chậu ở hông. Khi mắc phải bệnh lý này, bạn sẽ có triệu chứng đau nhức ở vùng lưng dưới và hông khá giống với các bệnh lý xương khớp khác, điều này đã khiến bạn gặp khó khăn trong việc nhận biết và điều trị.

Viêm khớp cùng chậu được xếp vào nhóm bệnh viêm cột sống và còn được gọi với cái tên khác là rối loạn chức năng khớp xương cùng. Thông thường, bệnh lý này sẽ khởi phát do ảnh hưởng từ một số bệnh lý như viêm cột sống dính khớp, viêm khớp vảy nến, viêm khớp phản ứng,...

Khi bị viêm khớp cùng chậu, bạn cần thăm khám và điều trị đúng cách. Nếu để bệnh diễn ra kéo dài sẽ tiến triển sang giai đoạn mãn tính gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, tâm lý và khả năng sinh sản ở nữ giới. Với những trường hợp khởi phát viêm khớp cùng chậu do bệnh lý, nếu không được điều trị đúng cách sẽ gây ra các biến chứng nặng nề như tổn thương dây thần kinh tọa, hợp nhất đốt sống, teo cơ mông và đùi, tàn phế,... khiến khả năng vận động của người bệnh bị suy giảm nghiêm trọng.

Hình ảnh

Triệu chứng

Khi có các dấu hiệu bất thường về sức khỏe, bạn nên thăm khám chuyên khoa tìm ra nguyên nhân để được hướng dẫn xử lý đúng cách. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh viêm khớp cùng chậu mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là đau nhức ở mông và lưng dưới. Ban đầu, cơn đau sẽ khởi phát ở vùng lưng dưới rồi nhanh chóng lan rộng xuống hông, mông và chân.
  • Cơn đau thường có tính chất âm ỉ hoặc dữ dội. Khi người bệnh thực hiện một số vận động tại khớp như chạy bộ, đi bộ bước dài, xoay hông, leo cầu thang,... thì cơn đau sẽ trở nên nghiêm trọng hơn.
  • Bệnh khởi phát khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện một số động tác như cúi người, nghiêng người hoặc xoay người. Nhiều trường hợp còn bị cứng lưng và hông vào mỗi buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Dựa vào nguyên nhân gây ra bệnh mà người bệnh sẽ có thêm một số triệu chứng toàn thân khác như sốt nhẹ, mất ngủ,...

Nguyên Nhân

Viêm khớp cùng chậu có thể khởi phát do tác động từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Bạn cần tìm hiểu và nắm rõ các nguyên nhân gây bệnh để đưa ra biện pháp phòng ngừa sao cho phù hợp. Một số nguyên nhân gây viêm khớp cùng chậu điển hình là:

  • Nhiễm khuẩn: Viêm khớp cùng chậu có thể khởi phát khi bị nhiễm khuẩn hoặc nhiễm virus. Đây là nguyên nhân gây bệnh thường xảy ra ở nữ giới. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do tình trạng viêm nhiễm phụ khoa lan rộng đến khớp cùng chậu.
  • Chấn thương: Gặp phải một số chấn thương trong đời sống sinh hoạt hàng ngày cũng là yếu tố thuận lợi cho bệnh viêm khớp cùng chậu khởi phát. Ngoài ra, bệnh cũng có thể xảy ra ở những người có thói quen mang vác vật nặng hoặc làm việc sai tư thế.
  • Mang thai: Nữ giới đang trong giai đoạn thai kỳ sẽ rất dễ bị viêm khớp cùng chậu. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do sự thay đổi hormone bên trong cơ thể khiến hệ xương khớp bị kéo giãn để phục vụ cho quá trình sinh nở. Đồng thời, sự phát triển của thai nhi bên trong bụng mẹ còn khiến khớp cùng chậu phải chịu áp lực lớn và kích thích phản ứng viêm xảy ra.
  • Bệnh lý: Bệnh viêm khớp cùng chậu cũng có thể khởi phát do tác động từ một số bệnh lý khác như viêm cột sống dính khớp, viêm đường tiết niệu, viêm đại tràng, viêm khớp phản ứng, viêm xương khớp,... Ở những trường hợp này bạn tuyệt đối không được chủ quan trong việc điều trị.

Phòng ngừa

Duy trì thói quen sinh hoạt khoa học sẽ có tác dụng hỗ trợ điều trị và giúp tình trạng bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt. Đồng thời, cách này còn có khả năng phòng ngừa bệnh viêm khớp cùng chậu tái phát trở lại sau khi đã điều trị khỏi. Dưới đây là một số điều cần lưu ý trong đời sống sinh hoạt hàng ngày bạn cần phải nắm rõ:

  • Nên dành nhiều thời gian nghỉ ngơi khi cơn đau khởi phát, tránh để tổn thương tại khớp trở nên tồi tệ hơn. Khi nghỉ ngơi hoặc ngủ, bạn nên thay đổi tư thế thường xuyên giúp tuần hoàn máu diễn ra tốt hơn.
  • Khi bị đau nhức, bạn có thể áp dụng phương pháp chườm nóng hoặc chườm lạnh để cải thiện triệu chứng viêm đau. Khi cần thiết, bạn có thể sử dụng thuốc giảm đau không kê đơn để cải thiện.
  • Một số vận động cần hạn chế thực hiện là khom lưng khi khuân vác vật nặng, ngồi xổm hoặc ngồi xếp bằng, vận động nhanh và đột ngột,... Thay vào đó, bạn cần phải duy trì tư thế đúng khi làm việc và luôn giữ thẳng lưng khi ngồi.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện độ linh hoạt của xương khớp. Đồng thời, cách này còn có tác dụng tăng sức mạnh cơ bắp, hạn chế gây áp lực lên xương khớp khi vận động.
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm giàu vitamin D, canxi, kali, omega-3,... Nói không với đồ uống có cồn và thuốc lá để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nói chung và hệ xương khớp nói riêng.
  • Uống nhiều nước mỗi ngày giúp phòng ngừa bệnh viêm nhiễm đường tiết niệu. Nữ giới cần chú ý vệ sinh vùng kín thật sạch sẽ, đặc biệt là trong những ngày hành kinh để tránh bị viêm nhiễm phụ khoa.
  • Nếu đang mắc các bệnh lý như viêm cột sống dính khớp, viêm đường tiết niệu, viêm khớp nhiễm khuẩn,... bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị dứt điểm hoặc kiểm soát tốt bệnh lý. Ngăn ngừa biến chứng sang viêm khớp cùng chậu.
  • Trong suốt quá trình điều trị bệnh viêm khớp cùng chậu, cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Đồng thời, tiến hành tái khám theo đúng lịch hẹn để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Việc chẩn đoán bệnh viêm khớp cùng chậu sẽ được bác sĩ tiến hành bằng cách khám lâm sàng, hỏi về tiền sử bệnh lý và triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải. Sau đó, người bệnh sẽ được yêu cầu làm xét nghiệm hình ảnh để xác định tổn thương tại khớp. Ở một vài trường hợp, bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm xét nghiệm nước tiểu hoặc dịch âm đạo để tìm ra nguyên nhân gây bệnh. Sau khi đã có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

Điều trị y tế

Thông thường, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp kiểm soát nhanh chóng các triệu chứng của bệnh. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Các loại thuốc thường được kê đơn để điều trị viêm khớp cùng chậu là:

  • Thuốc giảm đau.
  • Thuốc chống viêm không steroid.
  • Thuốc giãn cơ.
  • Thuốc kháng sinh.
  • Thuốc corticoid.
  • Thuốc ức chế TNF.

Ngoài việc dùng thuốc, bác sĩ còn yêu cầu người bệnh thực hiện kết hợp với vật lý trị liệu. Mục đích của phương pháp điều trị này là cải thiện sức mạnh cơ bắp, đẩy lùi cơn đau nhức và giúp khớp cùng chậu hoạt động linh hoạt hơn. Nhiệt trị liệu, xoa bóp và vận động trị liệu là các liệu pháp vật lý trị liệu được áp dụng phổ biến nhất.

Sau thời gian dài điều trị nội khoa mà bệnh vẫn không có chuyển biến tốt, bác sĩ sẽ xem xét và chỉ định thực hiện phẫu thuật. Phẫu thuật có tác dụng giải quyết nhanh chóng nguyên nhân gây bệnh, mang lại hiệu quả điều trị dứt điểm và phòng ngừa xảy ra biến chứng. Tuy nhiên, phẫu thuật điều trị bệnh chỉ được áp dụng cuối cùng khi thực sự cần thiết do tiềm ẩn nhiều rủi ro không mong muốn.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Nếu tình trạng viêm khớp cùng chậu xảy ra với mức độ không quá nghiêm trọng, bạn có thể tận dụng thảo dược lành tính trong tự nhiên để điều trị. Đây là mẹo chữa bệnh lưu truyền rộng rãi trong dân gian và được rất nhiều người áp dụng tại nhà.

Ưu điểm của phương pháp trị bệnh này là an toàn, không gây hại cho sức khỏe khi dùng kéo dài. Tuy nhiên, tác dụng điều trị bệnh của thảo dược rất chậm, bạn phải thực hiện đều đặn trong thời gian dài thì bệnh tình mới chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết bạn có thể tham khảo:

  • Bài thuốc từ lá lốt: Lá lốt đem rửa sạch rồi phơi héo trong bóng râm. Lấy khoảng 50 gram lá lốt héo sắc cùng với 500ml nước cho đến khi cạn còn 200ml thì tắt bếp. Chắt lấy lượng nước sắc thu được, chia thành 2 phần sử dụng để uống vào sau mỗi bữa ăn.
  • Bài thuốc từ ngải cứu: Ngải cứu sau khi mua về đem rửa sạch rồi cho vào nồi đun nóng cùng với ít rượu trắng. Sử dụng hỗn hợp trên đắp trực tiếp lên vùng khớp bị đau nhức rồi dùng gạc băng cố định lại, để yên cho đến khi hết ấm là được. Thực hiện cách này từ 1- 2 lần/ngày là được.
  • Bài thuốc từ cà tím: Cà tím đem cắt bỏ phần đầu, rửa sạch rồi thái thành miếng dày khoảng 0.5cm. Đun sôi một nồi nước rồi thả cà tím vào, tiếp tục đun trong khoảng 5 phút nữa thì tắt bếp. Ngâm cho đến khi nước nguội hoàn toàn thì lọc lấy nước và bỏ xác. Bảo quản nước cà tím trong tủ lạnh rồi sử dụng để uống sau mỗi bữa ăn.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android