Viêm Khớp Dạng Thấp Nên Ăn Gì và Kiêng Gì Tốt Nhất?
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì là một trong những vấn đề cần lưu ý để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng bệnh. Người bệnh thường được khuyến cáo xây dựng chế độ ăn uống cần bằng các khoáng chất, vitamin và tránh các loại thực phẩm kích thích để tăng cường sức khỏe tổng thể.
Có chế độ ăn uống dành cho viêm khớp dạng thấp không?
Viêm khớp dạng thấp là tình trạng sưng đau khớp và viêm mãn tính. Mặc dù hiện tại không có chế độ ăn uống dành riêng cho bệnh nhân viêm đa khớp dạng thấp, tuy nhiên một số loại thực phẩm có thể giảm tình trạng viêm trong cơ thể và cải thiện các triệu chứng.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, chế độ ăn kiêng Địa Trung Hải, chẳng hạn như thường xuyên sử dụng dầu ô liu, cá, rau xanh, ngũ cốc nguyên hạt và các loại trái cây, có thể tăng cường sức khỏe tổng thể, cũng như cải thiện tình trạng viêm khớp.
Trong một số nghiên cứu, người người thực hiện chế độ ăn uống Địa Trung Hải trong 2 tháng thường ít bị đau khớp và cứng khớp vào buổi sáng, cũng như có sức khỏe tổng thể tốt hơn những người khác. Cụ thể, người bệnh cần cố gắng thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh với:
Nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây và rau xanh, chiếm khoảng 2/3 lượng thức ăn mỗi ngày;
- Sữa ít béo và protein nạc, chiếm khoảng 1/3 khẩu phần ăn;
- Một lượng nhỏ chất béo hòa tan và chất béo chuyển hóa;
- Một lượng đường vừa đủ;
- Tránh hoặc sử dụng rượu với số lượng vừa đủ.
Mặc dù không có kế hoạch ăn uống đặc biệt, nhưng người bệnh có thể tìm hiểu thông tin viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì để có chế độ ăn uống phù hợp. Tuy nhiên trước khi thay đổi chế độ ăn uống, bạn nên trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
Ngoài ra, người bệnh không nên cố gắng nhịn ăn mà hãy ăn uống hợp lý. Đừng bỏ bữa, ăn uống lành mạnh và ăn vài bữa nhẹ mỗi ngày để duy trì sức khỏe cũng như cải thiện tình trạng viêm khớp.
Viêm khớp dạng thấp nên ăn gì tốt?
Viêm đa khớp dạng thấp khác với các loại viêm khớp khác, bệnh xảy ra khi hệ thống miễn dịch tấn công các khớp khỏe mạnh dẫn đến đau đớn và viêm. Hiện tại không có cách điều trị tình trạng này, tuy nhiên người bệnh có thể thực hiện chế độ ăn uống phù hợp để hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và làm chậm quá trình tiến triển bệnh. Cụ thể, một số loại thực phẩm tốt cho người viêm khớp dạng thấp bao gồm:
1. Axit béo omega-3
Axit béo omega-3 có thể giúp giảm đau liên quan đến viêm khớp dạng thấp và cải thiện tình trạng cứng khớp vào buổi sáng. Bên cạnh đó, axit béo omega-3 cũng làm giảm viêm, cắt giảm lượng cholesterol LDL và chất béo trung tính, làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch. Bởi vì viêm khớp dạng thấp có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, do đó người bệnh nên thường xuyên bổ sung axit béo omega-3 để giữ sức khỏe tim mạch.
Một số loại thực phẩm chống viêm có nhiều axit béo omega-3. Do đó, người bệnh nên cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm như:
- Cá thu;
- Cá trích;
- Cá hồi;
- Cá ngừ.
Người bệnh cũng có thể sử dụng dầu cá tổng hợp theo hướng dẫn của bác sĩ.
Nếu không thích ăn cá, người bệnh có thể bổ sung axit béo omega-3 thông qua các loại hạt như óc chó và hạnh nhân. Người bệnh cũng có thể nghiền hạt lanh để thêm vào ngũ cốc, sữa chua, các món bánh. Ngoài ra, hạt chia cũng chứa nhiều axit béo omega-3 tốt cho người viêm khớp dạng thấp.
2. Các loại đậu
Các loại đậu chứa nhiều chất xơ, có thể làm giảm nồng độ protein phản ứng C (CRP), một dấu hiệu viêm trong cơ thể. Đậu cũng cung cấp lượng protein vừa đủ để giữ cho các cơ xung quanh khớp chắc khỏe và hạn chế các rủi ro tổn thương.
Ngoài ra, đậu đỏ, đậu nành, đậu thận, là những loại đầu chứa nhiều sắt, kẽm, kali, axit folic và magiê, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, cũng như bảo vệ hệ thống tim mạch.
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh cùng các loại rau họ cải khác, chẳng hạn như rau bina, cải Brussels, cải xoăn và cải ngọt, chứa đầy các loại vitamin như A, C và K, có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của các gốc tự do. Các loại rau cải này cũng chứa nhiều canxi, có thể tăng cường sức khỏe xương, ngăn ngừa loãng xương cũng như hao mòn xương tự nhiên.
4. Trái cây
Các loại trái cây có múi, chẳng hạn như cam, bưởi và chanh chứa nhiều vitamin C, có thể tăng cường hệ thống miễn dịch, giúp cải thiện các bệnh viêm khớp.
Bên cạnh đó, quả anh đào có chứa một chất chống oxy hóa được gọi là anthocyanins, có thể kiểm soát quá trình viêm và giảm đau khớp. Ngoài ra, hoạt chất anthocyanins cũng có nhiều trong các loại trái cây có màu sắc đỏ và tím khác, chẳng hạn như mâm xôi và việt quất.
5. Dầu ô liu
Dầu ô liu chứa các chất chống viêm tự nhiên có thể cải thiện các triệu chứng viêm khớp dạng thấp và ngăn ngừa bệnh tiến triển. Theo các nghiên cứu, khả năng chống viêm của dầu ô liu có hiệu quả tương tự như thuốc chống viêm không steroid (NSAID).
Bên cạnh đó, dầu ô liu cũng tốt cho tim mạch hơn khi so với các loại dầu ăn khác. Điều quan trọng là người bệnh cần chọn dầu ô liu nguyên chất để đảm bảo dinh dưỡng và sức khỏe.
6. Các loại ngũ cốc
Khi tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt hơn thay vì ngũ cốc đã qua chế biến (chẳng hạn như gạo lứt thay vì gạo trắng), có thể làm giảm nồng độ CPR xuống. Mì ống và bánh mì được làm từ lúa mỳ nguyên cám cũng có chất chống oxy hóa, hỗ trợ chống viêm và tăng cường hệ thống miễn dịch.
Ngoài ra, một số người bị viêm khớp dạng thấp có lượng selen trong máu thấp hơn. Do đó, tiêu thụ nhiều ngũ cốc nguyên hạt có thể tăng cường chất xơ, giúp người bệnh no và kiểm soát cơn thèm ăn dễ dàng hơn. Điều này cũng giúp duy trì cân nặng hợp lý và tránh gây áp lực lên các khớp.
7. Gia vị bổ sung
Một số loại gia vị có thể hỗ trợ kiểm soát tình trạng viêm và tăng cường sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên cũng có một số loại gia vị có thể tăng viêm và khiến các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.
Các loại gia vị tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp bao gồm:
- Nghệ: Nghệ có chứa Curcumin, là một hợp chất chống viêm, ngăn ngừa sưng và giảm đau hiệu quả quả.
- Gừng: Gừng chứa hợp chất Gingerol, cũng là một hợp chất chống viêm mạnh và có thể kiểm soát các triệu chứng viêm khớp dạng thấp.
- Ớt: Trong ớt có chứa Capsaicin, là một hợp chất làm giảm viêm trong cơ thể. Ngoài ra, hoạt chất này cũng được chứng minh là có thể giảm đau hiệu quả cũng như ngăn ngừa tình trạng sưng khớp.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp là một trong những cách tốt nhất để điều trị và cải thiện các triệu chứng viêm khớp. Do đó, bên cạnh thông tin viêm khớp dạng thấp nên ăn gì, người bệnh cần tìm hiểu các loại thực phẩm cần tránh để có kế hoạch ăn uống phù hợp.
Viêm khớp dạng thấp nên kiêng gì tốt nhất?
Bên cạnh các loại thực phẩm nên ăn, có một số loại thực phẩm người bệnh viêm khớp dạng thấp cần tránh, chẳng hạn như:
1. Thịt đỏ và sữa
Các loại thịt đỏ và sữa là nguồn chất béo bão hòa, có thể gây viêm trong các mô mỡ và khiến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Các nguồn gây viêm khác cần tránh bao gồm các sản phẩm từ sữa béo, các món mì ống và món tráng miệng làm từ ngũ cốc.
2. Dầu ngô
Dầu ngô hoặc chiết xuất ngô (bắp) có chứa nhiều axit béo omega-6. Loại axit béo này có thể gây tăng cân và viêm khớp nếu lạm dụng hoặc sử dụng quá nhiều. Tuy nhiên, người bệnh có thể sử dụng loại dầu này với một lượng phù hợp và cân bằng với axit béo omega-3, chẳng hạn như cá và các loại hạt.
Dầu hướng dương, dầu đậu nành và dầu thực vật khác cũng là những nguồn cung cấp axit béo omega-6 khác cần tránh hoặc hạn chế để bảo vệ sức khỏe.
3. Muối
Sử dụng quá nhiều muối có thể làm tăng huyết áp và gây ảnh hưởng đến sức khỏe của hệ thống tim mạch. Những người bệnh viêm khớp dạng thấp cần thường xuyên sử dụng steroid, điều này có thể gây ảnh hưởng đến huyết áp. Do đó, ăn quá nhiều muối có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
Mục tiêu sử dụng muối hàng ngày là ít hơn 1.500 miligam để đảm bảo chất lượng sức khỏe.
4. Đường
Đường khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giải phóng một hóa chất được gọi là cytokine, có thể kích hoạt quá trình viêm trong cơ thể. Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp được khuyến cáo là tiêu thụ đường với liều lượng thích hợp.
Ngoài ra, kiểm tra nhãn thực phẩm để kiểm soát lượng đường tiêu thụ mỗi ngày. Hạn chế hoặc sử dụng các loại thực phẩm có chứa fructose, sucrose hoặc các từ khóa kết thúc với “ose”.
5. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn hoặc thực phẩm đóng hộp thường chứa nhiều chất béo chuyển hóa. Chất béo này thường được tạo ra từ hydro được thêm vào thực phẩm để tăng thời hạn sử dụng. Hoạt chất này có thể gây viêm khắp cơ thể và khiến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, các chất bảo quản cũng làm tăng nồng độ cholesterol xấu và giảm cholesterol tốt. Điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể.
6. Rượu
Rượu không tốt cho sức khỏe, có thể tăng viêm trong cơ thể. Ngoài ra, rượu không thể kết hợp với các loại thuốc thuốc điều trị viêm khớp dạng thấp. Các loại thuốc như ibuprofen và naproxen có thể gây chảy máu, viêm loét dạ dày. Khi kết hợp với rượu, bia, tỷ lệ tác dụng thường cao và nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra, nếu uống rượu khi đang sử dụng acetaminophen, leflunomide (Arava) hoặc methotrexate, có thể gây hại cho gan và tăng nguy cơ suy giảm chức năng gan. Do đó, người bệnh nên tránh hoặc trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể.
7. Thực phẩm nướng hoặc chiên
Thịt nấu chín ở nhiệt độ cao làm tăng mức độ glycation tiên tiến (AGEs) trong máu. Điều này có thể dẫn đến viêm khớp hoặc tăng mức độ viêm trong cơ thể và khiến các triệu chứng viêm khớp dạng thấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Thực hiện chế độ ăn uống phù hợp đóng một vai trò quan trọng trọng việc kiểm soát và điều trị các triệu chứng viêm khớp dạng thấp. Do đó, người bệnh nên tìm hiểu viêm khớp dạng thấp nên ăn gì và kiêng gì tốt nhất để có kế hoạch ăn uống phù hợp. Trao đổi với bác sĩ để được hướng dẫn cụ thể trước khi thay đổi chế độ dinh dưỡng hàng ngày.
Tham khảo thêm: 8 Bệnh Viện Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Tốt Nhất Hiện Nay
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!