So Sánh, Phân Biệt Viêm Khớp Dạng Thấp và Gout

Điểm chung của viêm khớp dạng thấp và gout đều là tình đau đau nhức, sưng đỏ tại các khớp bị tổn thương, tuy nhiên cơ chế và nguyên nhân gây bệnh lại khá khác nhau. Cần phát hiện sớm và điều trị hai bệnh lý này một cách chính xác để tránh các hệ lụy nguy hiểm xuất hiện có thể gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng vận động của người bệnh.

Cơ chế gây bệnh của viêm khớp dạng thấp và gout

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là hai bệnh lý về xương khớp cực kỳ phổ biến hiện nay, gặp rất nhiều ở những ở độ tuổi trung niên. Đặc điểm chung của cả hai bệnh lý này chính là đều gây đau nhức, sưng tại các khớp kèm theo nóng đỏ làm hạn chế khả năng vận động rất nhiều. Ngoài ra cả hai bệnh này đều có xu hướng xuất hiện đột ngột và kéo dài khiến người bệnh cực kỳ khó chịu.

viêm khớp dạng thấp và gout
Viêm khớp dạng thấp và gout dù có một số triệu chứng giống nhau nhưng lại có cơ chế gây bệnh hoàn toàn khác nhau

Do các triệu chứng điển hình của viêm khớp dạng thấp và gout khá giống nhau nên rất nhiều người bị nhầm lẫn. Tuy nhiên cơ chế gây bệnh của hai căn bệnh này lại hoàn toàn khác nhau nên hướng điều trị cũng sẽ khác nhau. Nhiều người nhầm lẫn và không chịu đến bệnh viện thăm khám điều trị sẽ càng làm tình trạng này trầm trọng hơn.

Cụ thể, cơ chế gây bệnh của hai căn bệnh này như sau

  • Viêm khớp dạng thấp: cơ chế gây bệnh có liên quan đến sự bất thường của hệ thống miễn dịch làm nó tấn công vào các khớp, tiêu diệt nhầm các tế bào khỏe mạnh. Bình thường hệ miễn dịch sẽ có vai trò bảo vệ cơ thể, chống lại các dị nguyên lạ xâm nhập vào cơ thể nhưng vì một nguyên nhân nào đó khiến nó hoạt động ngược lại với chức năng bình thường. Viêm khớp dạng thấp cũng có liên quan đến các yếu tố di truyền, các vi khuẩn, virus, phơi nhiễm amiăng hoặc silica hoặc những người hút thuốc quá nhiều.
  • Bệnh gout: cơ chế gây gout lại do rối loạn quá trình chuyển hóa acid uric của cơ thể. Các acid này được tích tụ từ các thực phẩm có hàm lượng purin cao và được đào thải ra ngoài. Tuy nhiên vì một lý do nào đó lượng chất thải này lại tăng quá cao trong máu, lắng đọng lại trong khớp và kích hoạt các phản ứng sưng viêm, đau nhức. Tình trạng này thường gặp ở những người có chế độ ăn uống kém khoa học, sử dụng rượu bia, đồ nội tạng động vật nhiều.

Như vậy có thể thấy, cơ chế xuất phát bệnh viêm khớp dạng thấp và gout là hoàn toàn khác nhau. Nếu vô tình nhầm lẫn và điều trị sai phương pháp của cả hai bệnh lý này sẽ có thể gây ra rất nhiều biến chứng nguy hiểm. Người bệnh cần phải đến những bệnh viện về xương khớp có đầy đủ máy móc thiết bị mới có thể xác nhận chính xác hai căn bệnh này.

So sánh và phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout

Dù có một số triệu chứng giống nhau nhưng do cơ chế và nguyên nhân khác nhau nên nếu bạn để ý kỹ sẽ thấy vẫn có rất nhiều điểm khác biệt để nhận biết hai căn bệnh này. Mặt khác hiểu rõ được nguyên nhân và các triệu chứng cũng giúp bạn có hướng điều trị, phòng tránh cũng như cải thiện bệnh hiệu quả hơn.

viêm khớp dạng thấp và gout
Cần phân biệt rõ viêm khớp dạng thấp và gout để có hướng điều trị phù hợp

Nguyên nhân gây bệnh

Cơ chế gây bệnh là các yếu tố từ bên trong, tuy nhiên những tác nhân bên ngoài hoàn toàn có thể tác động vào là làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở rất nhiều. Cụ thể, những yếu tố dẫn đến nguy cơ bị viêm khớp dạng thấp và gout và gout bao gồm

Viêm khớp dạng thấp Gout

Các yếu tố hàng đầu gây viêm khớp dạng thấp bao gồm

  • Yếu tố di truyền chiếm tỷ lệ rất cao, có liên quan đến các gen STAT4, TRAF1 và C5, PTPN22. Nguyên nhân này có thể tác động đến ít nhất 20% người mắc bệnh
  • Người hút thuốc lá hay thường xuyên hít phải khói thuốc
  • Yếu tố giới tính, tỷ lệ mắc bệnh ở phụ nữ cao hơn nam giới
  • Người béo phì thừa cân
  • Người bị nhiễm khuẩn hay nhiễm virus
  • Người căng thẳng, stress trong thời gian dài
  • Người có tiền sử chấn thương hay viêm màng hoạt dịch

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout bao gồm

  • Nếu trong gia đình có người bị gout thì tỷ lệ mắc bệnh cao hơn, nhưng không liên quan đến yếu tố di truyền học
  • Người thường xuyên lạm dụng rượu bia, các loại đồ ăn muối chua, các nhóm thịt đỏ, nói chung liên quan rất nhiều đến chế độ ăn uống
  • Gặp chủ yếu ở nam giới
  • Người béo phì thừa cân cũng có nguy cơ cao
  • Người đang sử dụng một số loại thuốc như thuốc lợi tiểu, hay thuốc điều trị các bệnh về xương khớp, bệnh vảy nến
  • Bệnh nhân tiểu đường, tim mạch, huyết áp hay có cholesterol cao

Phân biệt viêm khớp dạng thấp và gout qua triệu chứng

Về cơ bản các triệu chứng điển hình của các bệnh xương khớp thường khá giống nhau, bởi vậy nếu chỉ nhìn qua mắt thường hay các cảm nhân bên ngoài thường khá khó nhận biết. Tuy nhiên nếu hiểu rõ về các vấn đề về xương khớp bạn sẽ thấy các triệu chứng giữa viêm khớp dạng thấp và gout có rất nhiều điểm khác biệt.

Cụ thể một số triệu chứng khác nhau để bạn có thể phân biệt giữa hai bệnh lý này bao gồm

Viêm khớp dạng thấp Bệnh gout

Bạn có thể nhận biết viêm khớp dạng thấp qua các dấu hiệu sau

  • Thường xảy ra ở các khớp nhỏ như ngón tay, ngón chân về sau lan ra các khớp lớn hơn như cổ tay, cổ chân
  • Các khớp tổn thương thường diễn ra một cách đối xứng, chẳng hạn như hai bên cổ tay
  • Khớp khớp bị sưng khá mềm, ấm, ấn vào sẽ thấy đau nghiêm trọng
  • Tình trạng sưng viêm đau nhức diễn ra đột ngột nhưng cơn đau diễn ra từ từ và sẽ thuyên giảm khi nghỉ ngơi, thư giãn
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn vào buổi sáng và có thể kéo dài trên 30 phút
  • Xuất hiện các hạt thấp dưới da khiến da bị lốm đốm, kém đều màu và làm biến dạng các khớp. Các hạt này chính là các tế bào bị viêm, tế bào chết trên da và protein Fibrin
  • Nếu liên quan đến các vi khuẩn sẽ có những dấu hiệu như sốt cao, người mệt mỏi
  • Uể oải, ăn uống không ngon, sút cân
  • Khô mắt, giảm thị lực
  • Bất cứ ai cũng có thể bị viêm khớp dạng thấp, kể cả trẻ em do yếu tố di truyền các tác nhân bên ngoài kích hoạt

Nhận biết những triệu chứng điển hình của gout qua các dấu hiệu sau đây

  • Thường xảy ra ở giữa những khớp nhỏ như giữa ngón tay, ngón chân, khuỷu tay hoặc mắt cá chân gây sưng viêm trầm trọng
  • Hầu hết chỉ xuất hiện một bên khớp, không có tính đối xứng
  • Khớp bị tổn thương nóng đỏ hơn viêm khớp dạng thấp rất nhiều, cơn đau nghiêm trọng, thậm chí gió thổi qua cũng cảm giác nhức nhối. Người bệnh cần dùng thuốc hay các biện pháp y khoa mới có thể giảm đau
  • Cơn đau do gout có thể lên tới đỉnh điểm sau 24h xuất hiện, và có thể kéo dài dăng dẳng trong 2 tuần nếu không được điều trị
  • Cơn đau nghiêm trọng hơn khi người bệnh uống rượu bia, ăn thịt đỏ hay nội tạng động vật
  • Xuất hiện các hạt tophi dưới dạng cục u nhỏ màu trắng do sự lắng đọng muối urat khiến khớp biến dạng một cách nghiêm trọng. Các cục tophi còn xuất hiện ở vành tai, khủy tay, gót chân, mu bàn chân,…
  • Cơ thể uể oải, ăn uống kém cho những cơn đau nhức nghiêm trọng gây ra
  • Ít gặp hơn ở trẻ em

Biến chứng

Viêm khớp dạng thấp và gout đều là những bệnh lý vô cùng nguy hiểm bởi có thể gây ra rất nhiều biến chứng làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống. Cả hai bệnh lý này đều làm cản trở khả năng hoạt động của khớp, gây biến dạng khớp, tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và tàn phế cùng rất nhiều hệ lụy nguy hiểm khác tùy theo vị trí các tổn thương.

viêm khớp dạng thấp và gout
Viêm khớp dạng thấp và gout đều gây ra các biến chứng nghiêm trọng làm biến dạng khớp

Ngoài ra, một số biến chứng khác cũng có thể xuất hiện bao gồm

Viêm khớp dạng thấp Bệnh gout

Những biến chứng nguy hiểm do viêm khớp dạng thấp gây ra gồm

  • Giảm thị lực, thậm chí có thể biến chứng gây mù lòa
  • Suy giảm hệ miễn dịch, tăng  nguy cơ gặp nhiều bệnh lý khác
  • Tăng nguy cơ gặp các vấn đề về như tim, gan, thận, phổi,…

Các biến chứng trầm trọng liên quan đến bệnh gout gây ra gồm

  • Tăng nguy cơ mắc các bệnh lý về thận
  • Nhiễm trùng, lở loét các hạt tophi
  • Các biến chứng do dùng thuốc quá liều hay sai cách

Chẩn đoán viêm khớp dạng thấp và gout

Cả viêm khớp dạng thấp và gout đều có thể sử dụng các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm giống nhau như chụp Xquang, MRI, nội soi.. Xét nghiệm máu ở viêm khớp dạng thấp sẽ tìm ra các gen di truyền gây bệnh trong khi ở bệnh gout lại nhằm mục đích kiểm tra nồng độ acid uric trong máu.

viêm khớp dạng thấp và gout
Cần thực hiện các xét nghiệm để chẩn đoán bệnh chính xác nhất

Bên cạnh đó, siêu âm khớp cũng là một trong những phương pháp để phân biệt hai bệnh lý này từ giai đoạn sớm. Cụ thể việc siêu âm có thể cho thấy  hình ảnh lắng đọng tinh thể urat tại sụn khớp và tỷ lệ bào mòn xương là 65 – 82% ở bệnh nhân gout trong khi tỷ lệ bào mòn xương ở viêm khớp dạng thấp là  22,4%. Nói chung người bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn có chuyên khoa về xương khớp, có đầy đủ thiết bị máy móc hỗ trợ để đảm bảo chính xác nhất.

Hướng điều trị viêm khớp dạng thấp và gout

Do cơ chế và nguyên nhân gây bệnh không giống nhau nên hướng điều trị của viêm khớp dạng thấp và gout cũng sẽ khác nhau. Đặc biệt cả hai bệnh lý này hiện nay đều chưa có phương pháp điều trị triệt để hoàn toàn. Riêng với bệnh nhân gout còn phải duy trì một chế độ ăn đặc biệt, tránh xa một số thực phẩm để phòng tránh nguy cơ những cơn đau tái phát trở lại.

Dù vậy cả viêm khớp dạng thấp và gout cũng đều được chỉ định chung một vài loại thuốc, đa phần là các thuốc giảm đau, giảm sưng viêm để người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn. Các thuốc thường được chỉ định phổ biến như ibuprofen và naproxen để giảm đau  hay Corticosteroid chẳng hạn như prednisone để giảm sưng viêm. Việc dùng bất cứ loại thuốc nào cũng cần đảm bảo có sự chỉ định hoàn toàn từ bác sĩ để tránh các tác dụng phụ huy hiểm có thể xuất hiện gây nguy hiểm ngược lại cho người dùng.

Bên cạnh đó, tùy tình trạng bệnh, một số loại thuốc khác cũng được chỉ định như

Viêm khớp dạng thấp Bệnh gout

Một số loại thuốc đặc trị thường được chỉ định bao gồm

  • Các nhóm thuốc sinh học vitamin D, vitamin B12,…để điều hòa hệ miễn dịch
  • Thuốc chống thấp khớp tác dụng chậm (DMARDs) cũng được chỉ định để làm chậm tiến triển bệnh. Các thuốc phổ biến như  như Methotrexate, Leflunomide, hydroxychloroquine
  • Các nhóm thuốc bổ và vitamin giúp tăng cường sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc các bệnh vặt
  • Thực hiện vật lý trị liệu để đảm bảo quá trình vận động bình thường cho người bệnh
  • Phẫu thuật được chỉ định trong một số trường hợp, thường là các trường hợp nghiêm trọng.
  • Không hút thuốc lá

Các thuốc đặc trị dành cho những bệnh nhân gout bao gồm

  • Thuốc giúp ngăn chặn quá trình sản sinh acid uric trong cơ thể
  • Thuốc giúp hay tăng khả năng bài tiết axit uric, ví dụ như Allopurinol và Probenecid
  • Nhóm thuốc ức chế tổng hợp acid uric
  • Nhóm thuốc làm tăng thải acid uric thông qua nước tiểu như probenecid hay  sunfinpyrazon
  • Thuốc làm tiêu acid uric
  • Tránh xa các thực phẩm gây sản sinh acid uric như rượu bia, đồ uống có cồn, thực phẩm muối chua, nội tạng động vật hay các nhóm thịt đỏ

 

Cả hai bệnh này, đặc biệt là gout thường rất dễ tái phát nếu chế độ ăn uống, nghỉ ngơi kém khoa học. Do đó người bệnh cần thực sự cẩn trọng sau khi kết thúc điều trị, có chế độ ăn uống cân bằng và thăm khám bác sĩ ngay khi xuất hiện những triệu chứng bất thường khác.

Chữa viêm khớp dạng thấp, gout bằng đông y gia truyền 150 năm

Thay vì sử dụng thuốc tân dược, nhiều bệnh nhân viêm khớp dạng thấp và gout có xu hướng chuyển sang thuốc đông y. Bởi đây là phương thuốc có khả năng trị bệnh toàn diện vừa đảm bảo hiệu quả lại an toàn với sức khỏe. Không chỉ vậy một số đơn vị đã tiến hành khắc phục hạn chế của thuốc đông y giúp người bệnh an tâm dùng thuốc, không còn lo lắng việc đun sắc như trước.

Trong số các đơn vị khám chữa bệnh bằng y học cổ truyền hiện nay, nhà thuốc Đỗ Minh Đường được đánh giá là có bài thuốc đặc trị viêm khớp dạng thấp và bài thuốc đặc trị gout TỐT NHẤT. Cụ thể:

Bài thuốc “ĐÁNH BẬT” bệnh viêm khớp dạng thấp của Đỗ Minh Đường – Xương khớp Đỗ Minh

Phương thuốc này được kết hợp từ 5 bài thuốc nhỏ bao gồm: thuốc đặc trị bệnh xương khớp, thuốc hoạt huyết bổ thận, thuốc bổ gan giải độc, thuốc kiện tỳ ích tràng và thuốc xoa bóp. Bài thuốc sử dụng khoảng 50-60 thảo dược theo cơ chế CÔNG BỔ KIÊM TRỊ mang lại hiệu quả trị bệnh sâu, toàn diện.

ĐỌC THÊM: Bài thuốc gia truyền giúp đánh nay mọi thể bệnh viêm khớp dạng thấp

Bài thuốc giúp:

  • Khu phong, tán hàn, trừ thấp, làm mạnh gân cốt, thông kinh lạc, hoạt huyết
  • Giảm các triệu chứng đau nhức, viêm sưng tại các khớp
  • Tái tạo sụn khớp bị viêm, tăng cường dịch bôi trơn và dưỡng chất tới khớp, giúp khớp linh hoạt hơn
  • Làm chậm quá trình thoái hóa khớp
  • Bồi bổ gan thận, tỳ vị giúp thanh nhiệt, giải độc, cân bằng âm dương.
  • Giảm viêm đau dạ dày, tăng cường sức đề kháng, ngừa bệnh tái phát.

Cô Trần Thị Hằng – Vĩnh Phúc, là một trong những bệnh nhân đã điều trị viêm khớp dạng thấp tại Đỗ Minh Đường đã giảm viêm sưng, thoải mái cử động chỉ sau 2 tháng.

Bài thuốc “TRIỆT TIÊU” viêm sưng, hạt tophi do gout – Gout Đỗ Minh

Bài thuốc trị gout của Đỗ Minh Đường là phương thuốc “3 trong 1” gồm: thuốc đặc trị bệnh gout, thuốc hoạt huyết bổ thận và thuốc bổ gan giải độc. Bài thuốc đã giúp hàng ngàn bệnh nhân gout từ khắp tỉnh thành cả nước từ gout cấp tính đến mãn tính, ngay cả trường hợp đã hình thành các cục tophi cũng được điều trị thành công.

Theo cơ chế trị bệnh vừa TẤN CÔNG vừa PHÒNG THỦ bài thuốc mang đến tác dụng:

  • Loại bỏ căn nguyên, khu phong trừ thấp, tăng cường lưu thông khí huyết.
  • Giảm đau, viêm sưng, nóng đỏ các khớp triệt để
  • Tăng cường đào thải độc tố, tinh thể muối urat dư thừa.
  • Tiêu tan hạt tophi, ức chế sự hình thành acid uric trong cơ thể.
  • Tái tạo các khớp bị tổn thương, tăng khả năng bảo vệ, ngừa biến dạng.
  • Bồi bổ ngũ tạng đặc biệt là thận, gan, dưỡng tâm, an thần, dự phòng tái phát bệnh.

Chú Đỗ Văn Nho phát hiện bệnh gout 3-4 năm nay đã dùng qua thuốc tây, nhiều loại thực phẩm chức năng tiêu tốn nhiều mà bệnh không đỡ. Nhờ biết đến nhà thuốc Đỗ Minh Đường, chú Nho đã đánh bay bệnh.

Chú Nho chia sẻ: “Được người quen giới thiệu tới Đỗ Minh Đường ban đầu tôi vẫn bán tín ban nghi nhưng càng uống càng thấy nhẹ người, các khớp giảm dần viêm sưng rồi chấm dứt hẳn đau đớn từ khi nào không hay. Kết thúc 4 tháng dùng thuốc Gout Đỗ Minh và ăn uống theo chỉ định của bác sĩ bệnh đã triệt để, hơn 1 năm nay không tái phát.”

ĐỌC THÊM: Hành trình hết gout sau 4 tháng điều trị tại Đỗ Minh Đường của chú Nho

Tại sao nên dùng bài thuốc chữa viêm khớp dạng thấp và gout của Đỗ Minh Đường:

  • Cả 2 bài thuốc này đã được ứng dụng hơn 150 năm qua và hiện tiếp tục gìn giữ, phát triển bởi truyền nhân đời thứ 5 của dòng họ Đỗ Minh – Lương y Đỗ Minh Tuấn
  • Hiệu quả điều trị của các bài thuốc đã được kiểm chứng với trên 90% bệnh nhân đạt kết quả tốt, hài lòng.
  • 100% nguyên liệu trong các bài thuốc của Đỗ Minh Đường là thảo dược tự nhiên, được chọn lọc khắt khe với xuất xứ rõ ràng. Khoảng 10% được thu mua từ người đi rừng và trên 90% lấy từ 3 vườn trồng đạt chuẩn GACP-WHO của Đỗ Minh Đường.
  • Thuốc được gia giảm theo từng đối tượng, phù hợp với mọi thể bệnh, gồm cả trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai, sau sinh hay những người có tiền sử bệnh dạ dày, huyết áp, chức năng gan, thận kém…
  • Các bài thuốc được bào chế dạng cao tiện lợi, không cần đun sắc cho khả năng thẩm thấu tốt, hiệu quả cao.

Đây là 2 trong số những bài thuốc của Đỗ Minh Đường đã góp phần khẳng định thương hiệu nhà thuốc, giúp đơn vị đạt những thành tích tự hào, được cả người nổi tiếng như nghệ sĩ Xuân Hinh, Văn Báu tin tưởng.

Nếu bạn muốn tham khảo thêm, sử dụng thuốc tại đây hãy liên hệ:

Viêm khớp dạng thấp và gout có thể xảy ra đồng thời không ?

Trước đây các bác sĩ cho rằng, không thể xảy ra viêm khớp dạng thấp và gout đồng thời bởi việc dùng một số loại thuốc trong điều trị viêm khớp dạng thấp (chẳng hạn như sử dụng aspirin) có thể làm giảm hoặc loại bỏ axit uric trong máu nên không thể gây ra bệnh gout đồng thời.

viêm khớp dạng thấp và gout
Hoàn toàn có thể bị viêm khớp dạng thấp và gout cùng lúc nên người bệnh cần tái khám thường xuyên

Tuy nhiên các nghiên cứu và thống kê gần đây đã cho thấy, một người hoàn toàn có thể mắc đồng thời cả hai bệnh, trong đó tỷ lệ bệnh nhân này là khoảng 5,3% và gặp chủ yếu ở phụ nữ. Chủ yếu là các trường hợp viêm khớp dạng thấp biến chứng thành khớp còn tình trạng gout biến chứng thành viêm khớp dạng thấp thường khá thấp.

Nguyên nhân được cho là do ở phụ nữ bị viêm khớp dạng thấp thường có chỉ số axit uric huyết thanh trong máu cao bất thường nên cũng dẫn tới bệnh gout. Các triệu chứng điển hình nhất là ngón chân cái bị sưng to, nóng đỏ bất thường. Tình trạng này làm sức khỏe bệnh nhân suy giảm trầm trọng cũng như gây ra rất nhiều khó khăn khi điều trị.

Dù vậy tỷ lệ này vẫn không quá cao, không phải ai cũng gặp tình trạng này nếu có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, sinh hoạt khoa học nên bạn không cần quá lo lắng. Bệnh nhân nên tiến hành tái khám thường xuyên, ngay khi thấy có các triệu chứng bất thường để có hướng can thiệp kịp thời.

Viêm khớp dạng thấp và gout dù có nguyên nhân và các triệu chứng khác biệt nhưng đều là những bệnh lý nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận động của mỗi người. Thay đổi chế độ ăn uống khoa học, luyện tập thể dục thể thao thường xuyên, tăng cường sức đề kháng, bỏ bia rượu, thuốc lá hay các thực phẩm độc hại khác là những biện pháp giúp phòng tránh tối đa nguy cơ mắc các bệnh này.

Có thể bạn quan tâm

Xem thêm

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

12 Cây Thuốc Nam Chữa Viêm Khớp Dạng Thấp Hiệu Quả

Dùng cây thuốc Nam chữa viêm khớp dạng thấp được lưu truyền phổ biến trong dân gian và được khá...

Thông tin tổng hợp về viên uống Blackmores Glucosamine 1500mg Úc

Viên Uống Blackmores Glucosamine Có Hiệu Quả Không? Mua Ở Đâu?

Viên uống bổ xương khớp Blackmores Glucosamine 1500mg của Úc đã được nghiên cứu và sản xuất bởi những chuyên...

viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không?

Bệnh Viêm Khớp Dạng Thấp Có Chữa Khỏi Hẳn Được Không?

Bệnh viêm khớp dạng thấp có chữa khỏi được không là băn khoăn của rất nhiều người đang gặp tình...

Phong Thấp Là Gì? Nguyên Nhân, Biểu Hiện, Cách Điều Trị

Phong thấp là bệnh lý xương khớp mãn tính, rất khó điều trị dứt điểm và dễ phát sinh biến...

methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp

Thuốc Methotrexate Điều Trị Viêm Khớp Dạng Thấp Có Hiệu Quả Không?

Thuốc Methotrexate điều trị viêm khớp dạng thấp có tác dụng làm chậm quá trình tiến triển của bệnh và...

Viêm Bao Hoạt Dịch Ngón Chân Cái và Cách Điều Trị

Viêm bao hoạt dịch ngón chân cái thường xảy ra sau khi bị chấn thương hoặc do ảnh hưởng của...

Đau Ngón Chân Cái: Nguyên Nhân, Chẩn Đoán và Điều Trị

Đau ngón chân cái là hiện tượng thường gặp khi bị chấn thương, ăn uống thiếu chất, gãy xương hay...

Review chi tiết về viên uống tăng cường sức khỏe sụn khớp Jex Max

Jex Max Là Thuốc Gì? Có Thực Sự Tốt? Giá Bán Và Cách Dùng Hiệu Quả

Jex Max là viên uống có xuất xứ từ Mỹ, có tác dụng hỗ trợ phòng ngừa các bệnh lý...