Viêm Khớp Phản Ứng

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm khớp phản ứng là bệnh lý hoàn toàn có thể điều trị khỏi nếu được phát hiện sớm. Ngược lại, nếu bạn chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến nặng và phát sinh ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này, bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Viêm khớp phản ứng là một dạng viêm khớp vô khuẩn, không có sự xuất hiện của vi khuẩn tại vùng khớp bị viêm. Chuyên gia cho biết, đây chính là hệ quả từ phản ứng của hệ miễn dịch đối với tình trạng viêm nhiễm trên cơ thể. Chính vì vậy, viêm khớp phản ứng thường khởi phát sau khi bạn mắc các bệnh lý nhiễm khuẩn tại cơ quan hô hấp, cơ quan tiêu hóa, đường tiết niệu,...

Đặc trưng của bệnh lý này là gây tổn thương đến hàng loạt các cơ quan khác trên cơ thể như mắt, hệ tiêu hóa, tiết niệu sinh dục,... Tuy nhiên, bệnh không để lại hậu quả nghiêm trọng nên nhiều người thường chủ quan không điều trị. Chính điều này đã tạo cơ hội cho bệnh tiến triển dai dẳng và tăng nguy cơ lây lan bệnh nhiễm khuẩn trong cộng đồng.

Người trong độ tuổi từ 20 - 40 là đối tượng có nguy cơ mắc bệnh cao nhất, phổ biến hơn ở nam giới do lây nhiễm qua đường tình dục. Còn người cao tuổi và trẻ em lại là đối tượng rất hiếm khi mắc phải bệnh lý này. Để hạn chế nguy cơ mắc bệnh bạn nên giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, thường xuyên vệ sinh môi trường sống và tăng cường vận động mỗi ngày.

Hình ảnh

Triệu chứng

Viêm khớp phản ứng thường xảy ra sau 1 - 3 tuần kể từ khi cơ thể bị nhiễm trùng. Các triệu chứng của bệnh sẽ biểu hiện cùng lúc tại nhiều cơ quan khác trên cơ thể và kéo dài từ 3 - 12 tháng. Thông thường, biểu hiện của bệnh ở nữ giới sẽ nhẹ hơn nam giới. Ở một số trường hợp, triệu chứng của bệnh có thể tiến triển thành bệnh mãn tính nhưng không phổ biến. Dưới đây là tổng hợp các triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này bạn có thể tham khảo:

+ Triệu chứng tại khớp

Một số triệu chứng tại khớp mà người bệnh phải đối mặt là đau nhức, cứng khớp và sưng khớp. Tổn thương này thường xảy ra ở khớp đầu gối, khớp bàn chân, khớp ngón chân, mắt cá chân và hông. Người bị viêm khớp phản ứng rất dễ khởi phát các bệnh lý như viêm gân, viêm cân gan bàn chân, gai gót chân, viêm đốt sống, viêm xương cùng,...

+ Triệu chứng tại mắt

Tổn thương tại mắt do viêm khớp phản ứng gây ra thường gặp nhất là viêm kết mạc. Đây là hiện tượng viêm xảy ra ở màng nhầy bao quanh nhãn cầu và mí mắt. Thống kê y khoa cho thấy, bệnh viêm kết mạc gây ảnh hưởng đến khoảng 50% trường hợp bị viêm khớp phản ứng. Ở một số người sẽ bị viêm màng bồ đào, đây là hiện tượng viêm nhiễm tại lớp sắc tố bên trong mắt. Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi gặp phải tổn thương này là đỏ mắt, đau mắt, tầm nhìn mờ,...

+ Triệu chứng tại đường sinh dục

Viêm khớp phản ứng rất dễ gây tổn thương đến cơ quan sinh dục và đường tiết niệu. Đối với nam giới, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến niệu đạo và tuyến tiền liệt với các triệu chứng như đi tiểu nhiều, nóng rát khi đi tiểu, đau ở dương vật, có dịch chảy ra từ dương vật,... Với trường hợp viêm tuyến tiền liệt sẽ có thêm triệu chứng sốt và ớn lạnh.

Đối với nữ giới, bệnh sẽ gây ảnh hưởng đến đường tiết niệu, tử cung và âm đạo. Một số tình trạng viêm mà chị em có thể gặp phải là viêm đường tiết niệu, viêm cổ tử cung, viêm ống dẫn trứng,... Nếu bệnh gây ảnh hưởng đến âm hộ và âm đạo sẽ có triệu chứng ngứa ngáy, đau khi đi tiểu, dịch tiết có mùi hôi,...

+ Triệu chứng trên da và niêm mạc

Tổn thương thường gặp là phát ban hoặc hình thành vết loét trên da. Một số triệu chứng có thể gặp phải là xuất hiện vết loét ở đầu dương vật nhưng không đau, có vết loét mảng đỏ trên lòng bàn chân hoặc tay, loét miệng, phát ban,... Tuy nhiên, bệnh viêm khớp phản ứng gây tổn thương trên da rất ít khi xảy ra.

Nguyên Nhân

Như được nhắc đến ở trên, viêm khớp phản ứng chính là phản ứng của hệ miễn dịch đối với cơ thể khi xuất hiện ổ viêm nhiễm. Triệu chứng của bệnh thường biểu hiện rất rõ ràng sau khoảng 2 - 4 tuần bị nhiễm trùng. Một số nguyên nhân gây ra bệnh có thể kể đến là:

+ Nhiễm trùng: Đây là nguyên nhân gây ra bệnh thường gặp nhất. Bệnh thường khởi phát sau khi bạn bị nhiễm trùng đường tiêu hóa, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhiễm trùng cơ quan sinh dục,... Có rất nhiều chủng vi khuẩn có thể gây ra bệnh viêm khớp phản ứng như  Yersinia, Campylobacter, Chlamydia,... Viêm khớp phản ứng không có khả năng lây nhiễm. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền sang người khác thông qua đường tình dục.

+ Di truyền: Những người có kháng nguyên bạch cầu HLA-B27 trong cơ thể sẽ có nguy cơ mắc bệnh viêm khớp phản ứng cao hơn bình thường. Thống kê y khoa cho thấy, có khoảng 30 - 60% trường hợp bị viêm khớp phản ứng có kháng nguyên này trong cơ thể. Lúc này, bệnh thường có xu hướng nặng và chuyển biến thành mãn tính.

Phòng ngừa

Viêm khớp phản ứng là bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng lại gây ra nhiều biến chứng ảnh hưởng không tốt đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Để quá trình điều trị nhanh mang lại hiệu quả và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại, bạn cần lưu ý những điều sau đây:

  • Khi bị viêm khớp phản ứng, bạn cần đặc biệt chú ý đến chế độ dinh dưỡng của bản thân để quá trình điều trị bệnh có thể mang lại hiệu quả tốt nhất. Lúc này, bạn nên ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ các nhóm dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
  • Các loại thực phẩm mà người bệnh nên tăng cường tiêu thụ là rau xanh, hải sản, thực phẩm giàu chất chống oxy hóa,... Bên cạnh đó, bạn cũng cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn ngọt, đồ ăn chiên xào, đồ ăn mặn, nội tạng động vật và chất kích thích.
  • Hình thành cho bản thân lối sống sinh hoạt tích cực như có chế độ tập luyện phù hợp, giữ gìn vệ sinh cơ thể thật sạch sẽ, duy trì tư thế đúng khi tham gia các hoạt động sinh hoạt hàng ngày, quan hệ tình dục an toàn,...
  • Sử dụng thuốc điều trị bệnh theo đúng liệu trình mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Tuyệt đối không được lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm và kháng sinh.
  • Luôn giữ cho môi trường sống sạch sẽ giúp loại bỏ các tác nhân gây hại. Tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi, không nên ăn đồ tái sống để tránh bị nhiễm trùng đường tiêu hóa.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Bệnh viêm khớp phản ứng có thể ảnh hưởng đến nhiều cơ quan trên cơ thể. Vì thế, bạn cần chẩn đoán bệnh tại nhiều chuyên khoa khác nhau và thực hiện nhiều loại xét nghiệm khác nhau. Ví dụ như nha khoa, da liễu, phụ khoa, tiết niệu, chỉnh hình,...

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kiểm tra tiền sử bệnh lý trước đó cũng như các triệu chứng có liên quan để hỗ trợ cho quá trình chẩn đoán bệnh viêm khớp phản ứng. Một số triệu chứng mà bạn phải đối mặt khi bị nhiễm trùng là sốt, nôn mửa, tiêu chảy,...

Hiện nay, không có một xét nghiệm duy nhất nào có thể chẩn đoán ra bệnh viêm khớp phản ứng. Vì thế, bác sĩ sẽ làm kiểm tra các yếu tố có liên quan trước rồi mới đề nghị làm xét nghiệm. Một số loại xét nghiệm thường được chỉ định thực hiện là xét nghiệm máu, xét nghiệm dịch khớp,  kiểm tra hình ảnh,...

Biện pháp điều trị

Sau khi đã có kết quả chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Nguyên tắc điều trị viêm khớp phản ứng là điều trị tổn thương tại khớp và các tổn thương bên ngoài khác, điều trị bệnh lý nguyên nhân, phục hồi chức năng và ngăn ngừa biến chứng. Thông thường, bệnh lý này có thể điều trị khỏi sau 3 - 4 tháng nhưng vẫn có nguy cơ tái phát trở lại ở một số trường hợp. Dưới đây là các phương pháp điều trị viêm khớp phản ứng được áp dụng phổ biến hiện nay bạn có thể tham khảo:

Điều trị theo Tây y

Thông thường, bệnh viêm khớp phản ứng sẽ được điều trị bằng cách dùng thuốc Tây y kết hợp vật lý trị liệu. Trong suốt quá trình điều trị, người bệnh cần tuân thủ theo đúng phác đồ mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra để đảm bảo hiệu quả mang lại và tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe.

+ Dùng thuốc

Đầu tiên, bác sĩ sẽ kê đơn điều trị bằng kháng sinh để điều trị dứt điểm các nhiễm trùng gây ra bệnh. Thường được sử dụng là levofloxacin, ciprofloxacin, sulfamethoxazol,... Tuy nhiên, các loại kháng sinh này chỉ mang lại hiệu quả với trường hợp nhiễm trùng do vi khuẩn. Ngoài kháng sinh, bác sĩ còn kê thêm một số loại thuốc khác để cải thiện triệu chứng của bệnh. Ví dụ như thuốc giảm đau, thuốc chống viêm, thuốc corticoid,...

Với những trường hợp gây tổn thương niêm mạc hoặc tổn thương ngoài da, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc bôi ngoài da để cải thiện như thuốc mỡ corticoid, acid salicylic,... Vitamin tổng hợp cũng được bổ sung thêm vào đơn kê giúp nâng cao hệ miễn dịch của cơ thể và phục hồi tổn thương trên da, thường dùng là vitamin E và vitamin A.

+ Vật lý trị liệu

Ngoài dùng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng kết hợp với phương pháp vật lý trị liệu để làm tăng hiệu quả điều trị. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện các bài tập vận động có thể tác động tới khớp xương bị tổn thương và sưng viêm. Khi mới bắt đầu, nên tập luyện vừa sức chịu đựng rồi mới tăng dần mức độ lên khi cơ thể đã quen. Nếu có kế hoạch tự tập luyện tại nhà, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước đó để đảm bảo an toàn.

Điều trị bằng mẹo dân gian

Khi bị viêm khớp phản ứng, bạn cũng có thể điều trị tại nhà bằng các mẹo lưu truyền trong dân gian. Tuy nhiên, các mẹo trị bệnh này vẫn chưa được khoa học kiểm chứng về hiệu quả mang lại, bạn cần phải cẩn trọng khi áp dụng. Đồng thời, việc điều trị bệnh bằng mẹo dân gian cũng mang lại hiệu quả khá chậm, yêu cầu bạn phải áp dụng trong thời gian khá dài thì tình trạng bệnh mới có chuyển biến tốt. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

+ Dùng bột quế và mật ong: Trộn đều bột quế và mật ong để tạo thành hỗn hợp đồng nhất, bảo quản trong lọ thủy tinh sạch dùng dần. Mỗi ngày, bạn chỉ cần lấy một ít quế mật ong pha với nước ấm rồi dùng để uống trước khi đi ngủ. Áp dụng cách này đều đặn mỗi ngày, triệu chứng của bệnh sẽ được cải thiện đáng kể.

+ Dùng chuối hột chín cây: Chuẩn bị khoảng 1kg chuối hột, rửa sạch sẽ qua nhiều lần nước, bóc bỏ phần vỏ rồi dùng cao cắt nhỏ. Cho chuối đã sơ chế vào lọ thủy tinh sạch rồi đổ 5 lít rượu nếp vào. Đậy kín nắp bình, ngâm chuối trong khoảng 4 tháng là có thể lấy ra dùng. Mỗi ngày bạn chỉ cần lấy khoảng 30ml rượu để uống vào trước bữa ăn khoảng 45 phút là được.

+ Dùng lá lốt tươi: Lá lốt đem rửa sạch rồi vớt ra để cho ráo nước. Cho dược liệu vào cối giã nhuyễn rồi rồi lọc lất nước. Sử dụng nước cốt lá lốt thu được để uống trực tiếp, bận có thể pha với nước để dễ uống hơn. Nên uống vào sau bữa ăn khoảng 1 giờ, áp dụng đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

  • Nên ăn: Tỏi, thực phẩm giàu Beta-caroten (cà rốt, khoai lang, bí đỏ), cá béo, gừng, nấm, trái cây có múi (cam, quýt, bưởi), quả mọng (việt quất, dâu tây).
  • Nên kiêng: Thịt đỏ, tôm, cua, nội tạng động vật, thực phẩm nhiều dầu mỡ, thực phẩm giàu axit oxalic (rau bina, củ cải đường), thức ăn mặn, đồ ngọt, cồn, bia, rượu, thức ăn cay nóng.
Xem chi tiết
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android