Viêm Loét Dạ Dày Nên Ăn Gì, Kiêng Gì Để Bệnh Nhanh Khỏi Nhất?
Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn gì và kiêng gì, để cải thiện các triệu chứng và cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết? Người bệnh có thể tìm hiểu một số thông tin cơ bản được Vietmec chia sẻ trong bài viết để có kế hoạch ăn uống phù hợp.
Tác dụng của chế độ ăn uống đối với người viêm loét dạ dày
Viêm loét dạ dày là bệnh lý đường tiêu hóa phổ biến, có tỷ lệ nguy cơ mắc bệnh lên đến 70% dân số. Bệnh có thể gây rối loạn tiêu hóa và dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng, chẳng hạn như xuất huyết tiêu hóa, hẹp dạ dày hoặc hẹp môn vị.
Mặc dù không có chế độ ăn uống dành riêng cho người bệnh viêm loét dạ dày, tuy nhiên thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp có thể hỗ trợ chống lại vi khuẩn Helicobacter pylori, một nguyên nhân gây loét dạ dày.
Tuân theo một chế độ ăn uống chống viêm có thể mang lại một số lợi ích, chẳng hạn như:
- Điều chỉnh sự thiếu hụt dinh dưỡng và góp phần cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày;
- Cung cấp các loại protein và các chất dinh dưỡng khác để hỗ trợ chữa lành vết loét;
- Kiểm soát các triệu chứng liên quan như bệnh Crohn, bệnh Celiac hoặc nhiễm trùng do vi khuẩn, góp phần khiến vết loét trở nên nghiêm trọng hơn.
Chế độ ăn kiêng phù hợp có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Ngoài ra, những người bị viêm dạ dày hoặc kích ứng dạ dày nói chung cũng cần thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ điều trị bệnh.
Viêm loét dạ dày nên ăn gì nhanh khỏi?
Không có quy tắc cụ thể về các loại thực phẩm dành cho người viêm loét dạ dày. Tuy nhiên người bệnh nên cố gắng bổ sung một số loại thực phẩm như:
1. Men vi sinh
Nhiễm vi khuẩn H. pylori có thể gây mất cân bằng các loại vi khuẩn có trong ruột và dẫn đến viêm loét dạ dày. Do đó, bổ sung men vi sinh, chẳng hạn như Lactobacillus, có thể khôi phục sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột.
Một số nghiên cứu cho biết, việc bổ sung men vi sinh có thể giảm các tác dụng phụ do sử dụng kháng sinh, cải thiện sự cân bằng vi khuẩn đường ruột và điều trị các triệu chứng viêm loét hiệu quả hơn. Người bệnh có thể bổ sung men vi sinh thông qua một số loại thực phẩm lên men, chẳng hạn như dưa cải và kim chi.
2. Nghệ
Nghệ là một loại gia vị quen thuộc được sử dụng để như một vị thuốc điều trị các vấn đề sức khỏe liên quan đến hệ thống tiêu hóa, bao gồm viêm loét dạ dày.
Thành phần chính của nghệ là Curcumin, có tác dụng cải thiện các cơn đau dạ dày cũng như hỗ trợ đẩy nhanh quá trình phục hồi các vết loét.
Người bệnh có thể thêm nghệ vào công thức nấu ăn hoặc uống trà nghệ thường xuyên để cải thiện các triệu chứng ở dạ dày.
Tuy nhiên nghệ có thể làm loãng máu tự nhiên, do đó không sử dụng nghệ cùng với các loại thuốc làm loãng máu. Ngoài ra người bệnh tiểu đường không nên sử dụng nghệ để tránh khiến lượng đường trong máu xuống mức nguy hiểm.
3. Bông cải xanh
Bông cải xanh có chứa sulforaphane, là một hóa chất thực vật có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn H. pylori. Trong một số nghiên cứu, những người nhiễm H. pylori ăn 70 gram bông cải xanh mỗi ngày có thể giảm các dấu hiệu nhiễm trùng cơ bản và cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày.
Sulforaphane cũng có trong nhiều loại rai cải khác, chẳng hạn như súp lơ, bắp cải và cải xoăn. Để hấp thụ tối đã hóa chất này, bạn nên ăn rau sống hoặc hấp chín trong tối đa 3 phút.
4. Các loại quả mọng
Các loại quả mọng có thể hỗ trợ loại bỏ vi khuẩn H. pylori và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày. Các loại quả mỏng phổ biến bao gồm:
- Quả mâm xôi;
- Dâu tây;
- Lê;
- Việt quất.
Tham khảo thêm: Top 10 cách chữa viêm loét dạ dày tại nhà đơn giản, hiệu quả
5. Chuối
Chuối là loại thực phẩm tốt cho dạ dày, có thể trung hòa nồng độ axit và cải thiện các triệu chứng viêm loét. Cụ thể, chuối có hàm lượng đường bột cao có thể cung cấp năng lượng, hàm lượng kali cao hỗ trợ cải thiện nồng độ kali ở người bị tiêu chảy hoặc nôn ói.
Ngoài ra, chuối cũng cung cấp một lượng chất xơ hòa tan pectin, có lợi đối với người bị đau dạ dày, rối loạn tiêu hóa, táo bón và tiêu chảy.
6. Tinh bột
Tinh bột từ cơm mềm, bánh mì ngũ cốc nguyên hạt và ngũ cốc có thể cung cấp đầy đủ năng lượng cần thiết hàng ngày mà không gây ảnh hưởng đến hệ thống tiêu hóa. Ngoài ra tinh bột có thể hạn chế khả năng tiết acid tiêu hóa, cải thiện cơn đau và giúp hấp thụ các chất lỏng bên trong dạ dày, giảm nguy cơ tiêu chảy.
Tuy nhiên các sản phẩm tinh bột thô, chẳng hạn như gạo lứt, bắp, nếp lức hay các loại đậu, có thể gây khó tiêu hóa. Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh tiêu thụ các loại thực phẩm này.
7. Mật ong
Mật ong có khả năng kháng khuẩn tự nhiên và được chứng minh là có thể cải thiện tình trạng khó tiêu. Bên cạnh đó, mật ong cũng có thể làm giảm thiểu sự hiện diện của vi khuẩn H. Pylori và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
8. Các món canh
Canh và các món soup nấu chín, mềm, rất dễ tiêu hóa và không gây áp lực lên dạ dày. Ngoài ra, lượng nước trong các món canh có thể pha loãng nồng độ acid trong dịch dạ dày, giúp người bệnh dễ tiêu hóa thức ăn và cải thiện các triệu chứng trào ngược dạ dày.
9. Sữa chua
Sữa chua chứa nhiều probiotic, là một loại enzyme có tác dụng hỗ trợ hoạt động của hệ thống tiêu hóa, nâng cao sức đề kháng và cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
Mặc dù các nghiên cứu không rõ ràng, tuy nhiên các loại sữa chua không béo có thể hỗ trợ cải bảo vệ niêm mạc dạ dày và giảm kích ứng hệ thống tiêu hóa. Tuy nhiên, các bác sĩ khuyến cáo, người bệnh nên bắt đầu bằng việc bổ sung một lượng nhỏ sữa chua và theo dõi các phản ứng của cơ thể.
Nên xem: Bài thuốc Sơ can Bình vị tán – ĐỘT PHÁ MỚI giúp CHẤM DỨT viêm loét dạ dày
10. Gừng
Gừng là một vi thuốc được sử dụng để cải thiện chức năng tiêu hóa và làm giảm các triệu chứng đau dạ dày, đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu. Người bệnh có thể bổ sung gừng vào chế độ ăn uống hàng ngày, uống trà gừng hoặc nhai một lát gừng sống để cải thiện các vấn đề ở hệ thống tiêu hóa.
11. Đậu bắp
Đậu bắp là loại rau sống chứa nhiều vitamin và các dưỡng chất khác cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt chất nhầy của đậu bắp là một phức hợp protein kết dính của pectin, polysaccharides và một số chất khác. Hợp chất này có thể hỗ trợ bảo vệ niêm mạc và hỗ trợ chữa lành các vết loét dạ dày.
12. Trà thảo dược
Các loại trà thảo dược không chứa caffeine có thể hỗ trợ điều hòa hệ thống tiêu hóa, cải thiện tình trạng đầy bụng và giúp người bệnh cảm thấy dễ chịu hơn.
Trà hoa cúc còn có tác dụng chống viêm và ngăn ngừa các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
13. Thực phẩm giàu dinh dưỡng và vitamin
Người bệnh viêm loét dạ dày nên thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, vitamin và các khoáng chất cần thiết, chẳng hạn như canxi, sắt, kẽm, magie, acid folic. Điều này có thể hỗ trợ cân bằng vitamin, khoáng chất và cải thiện tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết do các vấn đề về dạ dày.
Viêm loét dạ dày nên kiêng gì?
Có một số loại thực phẩm và đồ uống có thể làm tăng khả năng sản xuất acid, điều này khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng, người bệnh nên tránh một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:
1. Rượu
Rượu và các loại đồ uống có cồn khác, chẳng hạn như bia, có thể gây viêm và kích ứng niêm mạc dạ dày. Do đó, người bệnh nên tránh và hoặc hạn chế lượng rượu tiêu thụ để cải thiện các triệu chứng viêm loét dạ dày.
2. Thực phẩm chiên
Các loại thực phẩm chiên trong dầu ở nhiệt độ cao cơ thể gây ảnh hưởng đến lớp bảo vệ tự nhiên của hệ thống tiêu hóa và khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
Ngoài ra thực phẩm chiên cũng chứa nhiều muối, chất béo hoặc được chiên trong dầu đã sử dụng nhiều lần. Do đó, người bệnh nên hạn chế sử dụng các loại thực phẩm chiên, chẳng hạn như khoai tây chiên, khoai lang chiên, gà rán hoặc bánh rán.
3. Thực phẩm có tính acid
Một số loại thực phẩm có tính acid tự nhiên có thể khiến lượng acid trong dạ dày tăng cao và gây ảnh hưởng xấu đến tình trạng viêm loét dạ dày. Do đó, người bệnh cần tránh hoặc hạn chế sử dụng các loại thực phẩm như:
- Cà chua;
- Trái cây họ cam quýt, chẳng hạn như chanh, cam và bưởi;
- Carbohydrate tinh chế, chẳng hạn như bánh mì trắng và ngũ cốc đã qua chế biến;
- Nước ngọt và các loại độ uống có gas.
Xem ngay: Bài thuốc Đông y thế hệ 2 ĐẶC TRỊ TẬN GỐC viêm đau dạ dày, KHỎI sau 45 ngày
4. Caffeine
Một số chuyên gia cho biết sử dụng caffeine có thể khiến nồng độ acid trong dạ dày tăng cao. Do đó, người bệnh nên hạn chế tiêu thụ các loại thực phẩm chứa caffeine, chẳng hạn như cà phê, khi đang bị viêm loét dạ dày.
5. Thực phẩm chế biến sẵn
Các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa nhiều chất béo, mặn và nhiều đường. Điều này có thể khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
6. Thực phẩm cay
Các loại thực phẩm cay hoặc chứa nhiều ớt, tiêu đen hoặc gia vị cay có thể dẫn đến trào ngược dạ dày, đau dạ dày cấp và khiến các triệu chứng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn. Do đó, người bệnh cần tránh sử dụng để hỗ trợ cải thiện các triệu chứng.
7. Thực phẩm giàu chất béo
Chất béo rất khó tiêu hóa, có thể làm tăng nồng độ acid dạ dày và kích thích trào ngược. Do đó, người bệnh viêm loét dạ dày nên tránh tiêu thụ một lượng chất béo lớn, chẳng hạn như nước hầm thịt hoặc mỡ động vật.
Lưu ý khi ăn uống người viêm loét dạ dày
Khi áp dụng chế độ ăn uống cải thiện tình trạng viêm loét dạ dày, người bệnh cần chú ý một số mẹo ăn uống, chẳng hạn như:
- Thái nhỏ thức ăn, nấu chín kỹ, mềm và luộc hoặc hấp thức ăn để giúp dạ dày tiêu hóa thức ăn dễ dàng. Hạn chế xào, rán hoặc chiên thức ăn ngập dầu, điều này có thể gây khó tiêu.
- Ăn chậm, nhai kỹ và tránh đọc báo, xem TV hoặc sử dụng điện thoại khi ăn. Điều này có thể hỗ trợ tăng tiết nước bọt và giúp quá trình tiêu hóa dễ dàng hơn.
- Không bỏ bữa ăn, không để bụng quá đói hoặc rỗng. Điều này có thể khiến dạ dày co bóp mạnh, dẫn đến đau đớn và xuất huyết dạ dày.
- Không ăn quá no hoặc làm căng dạ dày quá mức, điều này khiến dạ dày co bóp yếu, ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa và hấp thụ thức ăn, dẫn đến đau dạ dày.
- Tránh ăn thực phẩm quá đặc, điều này khiến dịch vị không thấm đều vào các khối thức ăn hoặc khiến dịch vị quá loãng. Điều này có thể làm giảm khả năng tiêu hóa và hấp thụ thức ăn.
- Tránh thức ăn quá nóng hoặc quá lạnh, điều này có thể ảnh hưởng đến quá trình co bóp của dạ dày, dẫn đến đau dạ dày. Các chuyên gia cho biết, thức ăn ấm khoảng 40 – 50 độ là phù hợp nhất cho hệ thống tiêu hóa.
Người bệnh viêm loét dạ dày có thể thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp để cải thiện các triệu chứng. Tuy nhiên, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn trước khi thay đổi chế độ ăn uống hàng ngày. Bác sĩ có thể hướng dẫn người bệnh về chế độ ăn uống cân bằng, hợp lý và tránh các vấn đề phát sinh. Thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp cũng có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng ngừa viêm loét dạ dày tái phát.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!