Viêm Mũi Dị Ứng Có Lây Không?

Không, viêm mũi dị ứng không là bệnh truyền nhiễm và không thể lây từ người này sang người khác. Nguyên nhân của bệnh xuất phát từ môi trường và các tác nhân gây dị ứng khác.

Một trong những vấn đề được nhiều bạn đọc quan tâm hiện nay là: Viêm mũi dị ứng có lây không? Đó là bởi căn bệnh hô hấp này ngày càng trở nên phổ biến, gây khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt của người bệnh kèm theo những biến chứng nguy hiểm. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc này, đồng thời chia sẻ những cách phòng tránh hiệu quả.

Viêm mũi dị ứng có lây không?

Đây không phải là căn bệnh truyền nhiễm từ không có khả năng lây lan từ người sang người do bệnh “không xuất phát từ các virus, vi khuẩn, nấm như viêm xoang”. Đồng thời, viêm mũi dị ứng có thể tái phát theo mùa hoặc quanh năm” và điều này thường phụ thuộc vào các tác nhân đến từ môi trường gây nên tình trạng viêm nhiễm.

Cũng theo bác sĩ Lê Phương, viêm mũi dị ứng được gây nên khi cơ thể tiếp xúc với các dị nguyên có trong không khí, dẫn đến hệ miễn dịch sản sinh quá mức histamin và tập trung chủ yếu ở mũi. Các dị thức nguyên gây bệnh ở đây thường là phấn hoa, bào tử, nấm mụi, ve mạt, khói bụi, lông động vật, hóa chất, khói thuốc lá hoặc một số thực phẩm gây dị ứng,…

Việc sản sinh quá mức histamin tại vùng mũi sẽ dẫn đến các triệu chứng viêm mũi dị ứng phổ biến như: Niêm mạc mũi bị phù nề, tăng tiết dịch nhầy mũi gây tắc nghẽn được thở, hắt hơi, ngứa mũi liên tục,…

Nếu bệnh nhân chỉ bị hắt hơi, ngứa mũi, tiết dịch nhầy nhiều vào các thời điểm giao mùa trong năm thì đó là dấu hiệu của viêm mũi dị ứng theo mùa. Nguyên nhân gây bệnh thường đến từ phấn hoa và bào tử nấm lan truyền trong không khí.

Trong khi đó, nếu bệnh nhân có triệu chứng kéo dài liên tục, tái phát nhiều lần trong năm thì thường do nguyên nhân ô nhiễm không khí, tiếp xúc khói bụi hoặc hóa chất, lông động vật nhiều. Đây là biểu hiện của dạng viêm mũi dị ứng quanh năm.

Bệnh viêm mũi dị ứng thường xuất hiện ở người có sức khỏe kém, thể nhược, cơ địa mẫn cảm, suy giảm hệ miễn dịch, phụ nữ đang có thai hoặc trẻ nhỏ,… Khả năng chống chọi các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài kém, từ đó dẫn đến dễ bị mắc bệnh nếu phòng ngừa không đúng cách.

Bệnh nhân không áp dụng biện pháp điều trị dứt điểm thường bị tái phát nhiều lần, chuyển thể mãn tính và có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm, không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng.

Như vậy, theo ý kiến của chuyên gia, về vấn đề “viêm mũi dị ứng có lây không?”, câu trả lời là KHÔNG. Đó là do tác nhân gây bệnh đến từ môi trường bên ngoài và không có khả năng lây lan từ người sang người.

Một số cách phòng tránh viêm mũi dị ứng hiệu quả

Theo bác sĩ Lê Phương, việc phòng tránh các dị nguyên gây bệnh kết hợp nâng cao sức đề kháng, cải thiện sức khỏe cơ địa là một vấn đề cần được mọi người quan tâm nếu không muốn mắc phải hay tái phát viêm mũi dị ứng.

Dưới đây là một số cách ngăn ngừa, phòng tránh bệnh hiệu quả để bạn đọc tham khảo:

  • Bảo vệ mũi và hạn chế tiếp xúc dị nguyên: Hãy thực hiện các biện pháp bảo vệ hệ hô hấp, đặc biệt là mũi vào các thời điểm giao mùa. Đồng thời, bạn cần chú ý đeo khẩu trang khi ra đường, quàng khăn ấm bảo vệ vùng tai – mũi – họng, hạn chế ra các khu vực nhiều hoa, cây thay lá hoặc có thể sử dụng máy lọc không khí trong nhà. Người có cơ địa mẫn cảm, dễ dị ứng không nên nuôi chó, mèo, động vật có lông trong nhà, đồng thời cũng nên hạn chế tiếp xúc động vật.
  • Vệ sinh tai – mũi – họng đúng cách hàng ngày: Để phòng ngừa các bệnh liên quan đường hô hấp, bao gồm viêm mũi dị ứng, bạn nên lưu ý thực hiện vệ sinh tai – mũi – họng với nước muối sinh lý hoặc dung dịch vệ sinh chuyên biệt phù hợp tại nhà. Cần áp dụng đều đặn hàng ngày để hạn chế các tác nhân gây hại tích tụ trong hệ hô hấp, gây bệnh viêm xoang khi viêm mũi dị ứng được kích hoạt.
  • Kiêng các thực phẩm dễ gây dị ứng: Triệu chứng của viêm mũi dị ứng xuất hiện khi cơ thể có phản ứng chống viêm – sản sinh quá mức histamin. Do đó, bệnh nhân cần tránh xa các thực phẩm chứa protein kích hoạt quá trình tạo chất trung gian này như cá, sữa, trứng, hải sản,…
  • Ăn uống đầy đủ nhóm chất dinh dưỡng: Để cơ thể có sức đề kháng tốt, bạn cần ăn đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng thông qua thực đơn hàng ngày, đồng thời tăng cường tiêu thụ các nhóm thực phẩm tốt cho hệ miễn dịch chứa các chất như vitamin C, A, kẽm, Selen,…
  • Sinh hoạt lành mạnh: Tập thể dục thường xuyên, giữa tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng, ngủ đủ giấc và đúng giờ, tránh xa chất kích thích,… là những cách giúp cơ thể khỏe mạnh và hệ miễn dịch hoạt động tốt, phòng tránh bệnh tật hiệu quả.

Bài viết trên đã giải đáp chi tiết câu hỏi “viêm mũi dị ứng có lây không qua” và cung cấp những biện pháp phòng tránh bệnh từ sớm. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp bạn hạ thấp khả năng mắc hoặc tái phát bệnh.

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android