Viêm Phế Quản Trẻ Em Là Gì? Triệu Chứng, Cách Điều Trị An Toàn Nhất
Viêm phế quản trẻ em thường xảy ra với trẻ trong độ tuổi từ 3 đến 12. Bệnh sẽ có các dấu hiệu đặc trưng là khó thở và ho có đờm, tiến triển khá nhanh và dễ xảy ra biến chứng suy hô hấp hoặc viêm phổi. Cha mẹ cần hiểu rõ nguyên nhân và biết cách nhận biết các dấu hiệu để sớm chữa trị triệt để bệnh cho trẻ.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em cụ thể là gì?
Viêm phế quản chính là tình trạng đường thở xảy ra nhiễm trùng, bệnh có thể xuất hiện ở mọi đối tượng nhưng phổ biến hơn cả vẫn là trẻ nhỏ. Theo đó, viêm phế quản trẻ em dưới 1 tuổi cũng sẽ nguy hiểm hơn. Các đường dẫn khí lớn vào phổi bị viêm, dịch chứa đầy dẫn tới bít tắc, bé bị khó thở và ho nhiều.
Viêm phế quản ở trẻ nhỏ có thể là bệnh cấp tính hoặc thể mãn tính. Với cấp tính, các triệu chứng này thường diễn ra khá ngắn, thời gian chỉ khoảng 10 đến 15 ngày. Nhưng ở bé bị mãn tính sẽ kéo dài, thậm chí có thể từ vài tháng cho tới năm.
Theo ghi nhận từ các cơ quan y tế, trẻ sơ sinh, đặc biệt là nhóm trẻ sinh non sẽ có nguy cơ bị viêm phế quản cao. Đối với trẻ hơn 2 tuổi thường bị mắc chứng viêm tiểu phế quản. Khi không được kiểm soát cũng như chữa trị kịp thời, viêm nhiễm sẽ nhanh chóng lan rộng từ phần cuống phổi (phế quản) cho tới nhu mô phổi và dẫn tới viêm phổi.
Đánh giá chung, các chuyên gia tại Vietmec cho biết, bệnh viêm phế quản sẽ có thể gặp ở mọi trẻ nhỏ trong bất cứ độ tuổi nào, nhưng với những bé dưới đây sẽ có tỷ lệ mắc cao hơn.
- Trẻ dưới 1 tuổi.
- Bé đang mắc bệnh cúm, sởi, ho gà.
- Trẻ sinh non, bị suy dinh dưỡng, còi xương.
- Trẻ có tiền sử người trong gia đình bị mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn hoặc các bệnh gây suy giảm hệ miễn dịch.
- Các bé bị béo phì.
- Trường hợp bé có cơ địa bị dị ứng với các tác nhân từ môi trường sống hàng ngày, thường xuyên hít phải khói thuốc lá.
- Môi trường sống của trẻ bị ô nhiễm, có nhiều nấm mốc và độ ẩm quá cao.
Nguyên nhân hình thành viêm phế quản ở trẻ nhỏ
Dưới đây là những tác nhân dẫn tới bệnh viêm phế quản trẻ em, phụ huynh cần lưu ý để có cách chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho con thật tốt:
- Virus: Đây chính là nguyên nhân gây bệnh thường gặp ở giai đoạn đầu. Trong đó, virus chủ yếu là loại virus cúm Influenza, Adenovirus và RSV,…
- Các loại vi khuẩn: Bé có thể bị nhiễm một số vi khuẩn ở giai đoạn đầu khi bệnh khởi phát hoặc là bội nhiễm trong giai đoạn thứ 2 sau khi đã bị nhiễm chủng virus trước đó. Những vi khuẩn dễ gây viêm phế quản trẻ em đó là H.Influenzae type B, phế cầu khuẩn, liên cầu, tụ cầu khuẩn. Các vi khuẩn hại này thường có ở mũi – họng. Thời điểm sức đề kháng của trẻ bị suy giảm, chúng sẽ hoạt động mạnh hơn, tăng sinh sản, độc tính và gây ra nhiều bệnh lý.
- Thời tiết và môi trường: Khi thời tiết đột ngột thay đổi từ nóng chuyển sang lạnh, hay môi trường bị ô nhiễm, có nhiều khói thuốc lá cũng dễ dàng gây viêm phế quản, viêm họng và nhiều bệnh lý ở trẻ nhỏ.
Dấu hiệu nhận biết trẻ đã nhiễm bệnh
Viêm phế quản trẻ em cũng sẽ tương tự với bệnh lý ở những đối tượng trưởng thành khác. Trẻ nhỏ hay trẻ sơ sinh đều sẽ có những biểu hiện tương đồng. Dựa theo từng mức độ phát triển của bệnh lý, tình trạng viêm nhiễm cũng như khả năng đề kháng của trẻ, viêm phế quản có thể chia thành giai đoạn khởi phát và toàn phát.
Giai đoạn khởi phát
Ở giai đoạn này, bệnh chủ yếu là bởi virus gây nên. Trẻ sẽ có những triệu chứng tương tự với các bệnh viêm đường hô hấp trên. Phụ huynh có thể dựa vào những dấu hiệu sau đây để nhận biết bệnh từ sớm:
- Bé có dấu hiệu mệt mỏi, quấy khóc, biếng ăn và cũng kém chơi.
- Mũi bị ngạt, chảy nhiều nước mũi.
- Thường xuyên hắt hơi, ho khan hoặc là ho có đờm.
- Con bị khó thở nhẹ, sốt nhẹ từng cơn và cũng ít đáp ứng các loại thuốc hạ sốt.
- Bị rối loạn tiêu chảy và dễ nôn trớ.
Những dấu hiệu ban đầu ở giai đoạn khởi phát này rất dễ gây nhầm lẫn với những bệnh lý cảm lạnh, cúm hay viêm xoang. Do vậy cũng có nhiều cha mẹ gặp phải khó khăn trong việc nhận viết viêm phế quản và dẫn tới sai sót trong việc điều trị.
Giai đoạn toàn phát viêm phế quản trẻ em
Những biểu hiện ở giai đoạn toàn phát sẽ thường xuất hiện từ ngày thứ 3 sau giai đoạn khởi phát, bệnh thể hiện rõ ràng hơn rất nhiều. Bởi khi đó virus đã lan tới tận cuống phổi, khí quản bị sưng đỏ và tiết ra rất nhiều dịch nhầy ở trong phổi, kích thích bé ho nhiều và bị khó thở.
Những biểu hiện đặc trưng của bệnh lúc này:
- Các bé bị ho kéo dài trong khoảng 2 đến 3 tuần.
- Thường sốt cao trong khoảng 38 – 40 độ.
- Thở khò khè, khó thở, cổ họng bị đau rát.
- Trong họng xuất hiện đờm đục có màu xanh hoặc vàng.
- Bé bị đau ngực, nôn ói, chán ăn, mệt mỏi, sưng hạch bạch huyết, mắt bị đỏ và có thể bị phát ban.
Theo đó, những biểu hiện của bệnh viêm phế quản sẽ có xu hướng nặng hơn vào buổi đêm. Với các bé sơ sinh, những triệu chứng sẽ diễn tiến khá nhanh chóng và cũng dễ xảy ra biến chứng. Phản xạ ho của bé lúc này chưa tốt, đờm cũng không có dấu hiệu màu sắc rõ ràng vì bé thường có xu hướng nuốt ngược đờm vào họng. Bởi vậy, cha mẹ cần quan sát kỹ lưỡng và ngay lập tức đưa con tới các cơ sở y tế khi thấy biểu hiện bất thường.
Phụ huynh khi nào cần đưa con tới bệnh viện?
Ngoài các triệu chứng chúng tôi liệt kê bên trên, khi bạn thấy con có những dấu hiệu dưới đây cần nhanh chóng đưa con đi cấp cứu:
- Con bị khó thở, thở rít tím tái da môi, lưỡi, đầu chi.
- Cánh mũi phập phồng, rút lõm lồng ngực và thở nhanh. Mức độ thở của con có thể đánh giá bằng việc đếm nhịp thở khi con nằm yên hoặc trong lúc ngủ khoảng 1 phút. Nhịp thở từ 60 lần/phút đối với bé dưới 2 tháng tuổi, trên 50 lần/phút với những bé trên 2 tháng và trên 40 lần/phút với những bé hơn 1 tuổi sẽ được đánh giá là thở nhanh.
- Nếu con sốt cao trên 39 độ liên tục, sử dụng thuốc hạ sốt không có tác dụng, bị ngủ li bì khó đánh thức hoặc xảy ra co giật.
- Trẻ sơ sinh xuất hiện dấu hiệu sùi bọt cua.
Bệnh viêm phế quản ở trẻ em bao lâu thì khỏi, có nguy hiểm không?
Viêm phế quản là bệnh thuộc nhóm viêm đường thở dưới, xảy ra ở phế quản, nếu chưa tấn công vào nhu mô phổi, bệnh hoàn toàn có thể khỏi khi bé được chăm sóc và áp dụng các biện pháp chữa trị tích cực. Thời gian chữa trị có thể kéo dài khoảng 1 – 2 tuần.
Nhưng với các trường hợp viêm nặng, bé không được chăm sóc đúng cách, không áp dụng các phương pháp điều trị thích hợp, ổ nhiễm khuẩn sẽ rất nhanh lan xuống phổi và tạo ra nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, có thể kể tới những hệ quả tiêu cực sau:
- Hen phế quản: Các bé sẽ dễ gặp biến chứng viêm phế quản bít tắc và đây cũng có thể là khởi đầu của chứng bệnh hen suyễn.
- Viêm phổi: Có thể nhận định rằng, bệnh lý hô hấp này có tỷ lệ mắc và tử vong ở nhóm trẻ nhỏ khá cao, nguy cơ tử vong chỉ xếp sau tiêu chảy.
- Suy hô hấp: Nếu không được cấp cứu kịp thời, suy hô hấp có thể dẫn tới tử vong.
Các chuyên gia cho biết, bệnh viêm phế quản trẻ em diễn tiến khá nhanh và có nhiều biến chứng hơn so với người trưởng thành. Vì vậy các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi các dấu hiệu khác thường và áp dụng kịp thời những biện pháp chữa trị viêm phế quản cho con.
Cách điều trị viêm phế quản trẻ em cho hiệu quả nhanh chóng
Để điều trị viêm phế quản ở trẻ em, cần phụ thuộc vào nguyên do, mức độ bệnh cũng như độ tuổi của con. Nguyên tắc chính là làm sạch đường thở, đẩy lùi các triệu chứng và giúp cho bé dễ dàng thở hơn. Nếu là viêm phế quản bởi vi khuẩn tấn công, bé sẽ cần sử dụng thuốc kháng sinh để chữa trị.
Hiện nay có các biện pháp được ứng dụng như sau:
Trị viêm phế quản ở trẻ không dùng thuốc
Phụ huynh cần thực hiện các cách chăm sóc bên dưới đây ngay từ thời điểm con có những biểu hiện bất thường:
- Chú ý giữ ấm cho con, đặc biệt ở phần lòng bàn chân và ngực, cổ.
- Cho con uống nhiều nước ấm, chườm ấm để hạ sốt khi nhiệt độ dưới 38.5 độ C.
- Hãy điều chỉnh độ ẩm ở trong phòng ngủ của các bé bằng máy tạo độ ẩm, cũng có thể dùng cách xông hơi giúp cho trẻ dễ thở.
- Phụ huynh kê đầu cho trẻ khi nằm cao hơn thân để bé dễ thở hơn.
- Với các bé trên 1 tuổi, chúng ta có thể pha một chút mật ong với nước ấm cho bé uống hàng ngày giúp làm dịu cổ họng và giảm ho tốt hơn. Tuyệt đối không sử dụng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi để tránh xảy ra ngộ độc.
Thuốc Tây y trị viêm phế quản cho trẻ
Với những bé bị sốt cao, ho nhiều, khó thở kèm một số biểu hiện nặng hơn khác, các bác sĩ sẽ chỉ định cho sử dụng một số loại thuốc sau đây:
- Thuốc hạ sốt: Chủ yếu sử dụng Paracetamol với liều lượng 10 – 15mg/kg. Ở nhóm trẻ lớn hơn có thể dùng thuốc Ibuprofen. Nhưng tuyệt đối không sử dụng thuốc Aspirin khi chưa có sự hướng dẫn từ các bác sĩ chuyên khoa.
- Thuốc làm giãn phế quản: Nhóm thuốc này thường được sử dụng Salbutamol và Theophylin dạng phun hít, khí dung cho những trường hợp phế quản bị co thắt, bít tắc.
- Thuốc giảm ho: Các bác sĩ khuyến cáo rằng, không sử dụng thuốc trị ho cho trẻ nhỏ, đặc biệt là nhóm thuốc ức chế trung tâm ho Terpin Codein. Với các bé bị ho nhiều không dứt, ho đỏ bừng mặt sẽ được chỉ định dùng những loại thuốc ho thảo dược hoặc siro Dextromethorphan.
- Thuốc có tác dụng long đờm: Khi trẻ có quá nhiều đờm đặc không thể khạc ra được sẽ dùng Methylcysteine, Carbocistein, Acetylcystein, Bromhexin, Eprazinon, Ambroxol,… Thuốc không sử dụng cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi và các bậc phụ huynh được khuyến cáo rằng nên cho bé uống nhiều nước thay vì sử dụng thuốc, bởi nước có khả năng làm loãng đờm hiệu quả hơn.
- Thuốc chống dị ứng: Clorpheniramin, Diphenhydramin, Alimemazin,… Đây là những thuốc có công dụng giảm tình trạng kích ứng họng và ho, đặc biệt ho dị ứng và ho vào ban đêm. Thuốc có thể làm cho bé bị chán ăn, táo bón và khô miệng.
- Thuốc chống xung huyết mũi, nghẹt mũi: Chủ yếu là Pseudoephedrine.
- Thuốc kháng sinh: Nhóm Beta Lactam được khuyên dùng chủ yếu.
Thông thường, trẻ nhỏ dễ nhạy cảm với các loại thuốc Tây hơn, vậy nên các con có nguy cơ bị quá liều hoặc xảy ra dị ứng cao hơn so với người trưởng thành. Việc thường xuyên cho trẻ uống thuốc Tây, sử dụng sai liều lượng, không dùng đúng bệnh sẽ xảy ra các tác dụng phụ gồm: Chán ăn, tiêu chảy, nổi mề đay, ban đỏ,… Nặng hơn chính là chậm phát triển xương và trí tuệ, rối loạn nhịp tim, suy thận cấp, suy gan,… Do đó, cha mẹ cần tuân thủ tuyệt đối theo các chỉ dẫn của các bác sĩ khi cho con dùng thuốc.
Điều trị viêm phế quản bằng bài thuốc Đông y
Sử dụng các bài thuốc Đông y là hướng điều trị viêm phế quản được nhiều phụ huynh ưu tiên lựa chọn nhờ hiệu quả điều trị dứt điểm bệnh, lại an toàn, không gây tác dụng phụ cho trẻ.
Đông y quan niệm rằng viêm phế quản hình thành do suy nhược tạng can, phế, thận, khiến tân dịch hư tổn. Tà khí và lục dâm như phong hàn, phong nhiệt xâm nhập, gây nên tình trạng khái thấu và đàm ẩm. Từ đó, gây ra các triệu chứng ho nhiều, có đờm, sổ mũi, ngạt mũi, khó thở…
Một trong những địa chỉ uy tín, nổi tiếng trong hiệu quả điều trị viêm phế quản chính là Nhà thuốc Nam gia truyền Đỗ Minh Đường, phụ huynh có thể tham khảo, đưa con tới khám, điều trị.
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường: Địa chỉ chữa viêm phế quản uy tín, hiệu quả bằng phương pháp YHCT
Nhà thuốc Đỗ Minh Đường là đơn vị Chẩn trị Y học cổ truyền nổi tiếng với truyền thống bốc thuốc cứu người suốt hơn 150 năm. Đơn vị sở hữu những bài thuốc Nam gia truyền có hiệu quả vượt trội trong điều trị viêm phế quản gồm: Thuốc đặc trị viêm phế quản và Thuốc giải độc chống viêm.
Sự kết hợp chặt chẽ, hài hòa của 2 bài thuốc nhỏ đem đến hiệu quả toàn diện, giúp loại bỏ các triệu chứng viêm phế quản: chống viêm, tiêu sưng, trừ đàm, loại bỏ ho, sốt, đau rát cổ họng; bổ phế, kiện tỳ, thanh can, tán hàn, tăng cường hệ miễn dịch, phòng ngừa viêm phế quản tái phát.
XEM THÊM: Đẩy lùi viêm phế quản cấp, mãn tính “một đi không trở lại” nhờ bài thuốc Nam dòng họ Đỗ Minh
Đặc biệt, nhà thuốc Đỗ Minh Đường chính là đơn vị đi đầu trong xây dựng các vườn chuyên canh cây thuốc Nam, chủ động nguồn dược liệu sạch. Hiện nay, nhà thuốc sở hữu 3 vườn trồng thảo dược theo hướng hữu cơ với tổng diện tích trên 20ha.
Nhờ đó, nhà thuốc đảm bảo được nguồn cung dược liệu thuần tự nhiên, không chứa dư lượng thuốc bảo vệ thực vật. Dược liệu phải trải qua quy trình thu hái, sàng lọc khắt khe, bảo quản bằng phương pháp truyền thống.
Nhà thuốc quy tụ đội ngũ bác sĩ, lương y YHCT giỏi chuyên môn, tận tâm với bệnh nhân. Các lương y sẽ thăm khám trực tiếp, căn cứ vào cơ địa, tình trạng bệnh của từng trẻ, gia giảm thành phần bài thuốc đảm bảo trẻ hấp thu thuốc tốt, không gây kích ứng. Đồng thời, đảm bảo hiệu quả tốt nhất, có thể cảm nhận rõ ràng qua từng tiến trình điều trị:
Nhà thuốc còn hỗ trợ bào chế thuốc từ dạng thang thông thường thành cao thuốc. Cao đựng trong hũ thủy tinh, chắt lọc dược tính từ thảo dược, có mùi thơm nhẹ, dễ uống, không gây nôn trớ cho trẻ. Mỗi lần uống thuốc, cha mẹ chỉ cần lấy 1 lượng cao nhỏ (khoảng 1 thìa cà phê) pha cho trẻ uống trực tiếp, rất tiện dụng.
Chị Thúy Hà chia sẻ: “Dù em đã cố gắng mặc ấm, không cho con uống nước lạnh nhưng hầu như mùa đông năm nào bé Gấu nhà em cũng bị viêm phế quản. Em cho con đi bệnh viện, nhẹ thì ở viện 1-2 ngày. Đợt nặng con ở viện cả tuần.
Rồi có chị đồng nghiệp giới thiệu cho em về nhà thuốc Đỗ Minh Đường chữa viêm phế quản tốt lắm. Năm ngoái con chị ấy đã chữa khỏi ở nhà thuốc nên em quyết định đưa bé Gấu tới đây khám.
Sau 2 tháng uống thuốc, không chỉ bệnh viêm phế quản của Gấu khỏi hẳn mà sức khỏe của con cũng tốt lên nhiều. Gấu chịu ăn hơn hẳn, ngủ ngoan, da dẻ hồng hào. Các bác sĩ nhà thuốc cũng rất tận tâm, chu đáo, nhiệt tình”.
Nhờ hiệu quả vượt trội lại an toàn, bài thuốc chữa viêm phế quản, viêm họng, viêm amidan của Đỗ Minh Đường đã được VTV2 lựa chọn giới thiệu tới đông đảo khán giả. Hiệu quả của bài thuốc cũng góp phần đưa tên tuổi nhà thuốc Đỗ Minh Đường đạt vị trí hàng đầu trong làng YHCT dân tộc.
XEM VIDEO: Mẹ con chị Hiền đều khỏi bệnh viêm họng nhờ bài thuốc nam gia truyền Đỗ Minh Đường
Phụ huynh mong muốn điều trị dứt điểm viêm phế quản cho con, hãy liên hệ nhà thuốc Đỗ Minh Đường để khám MIỄN PHÍ, nhận liệu trình điều trị phù hợp:
- Địa chỉ Hà Nội: Số 37A ngõ 97 Văn Cao, Phường Liễu Giai, Ba Đình | Hotline: 0984 650 816 – 024 6253 6649
- Địa chỉ Hồ Chí Minh: Số 179 Nguyễn Văn Thương, Phường 25, quận Bình Thạnh | Hotline: 0932 088 186 – 028 3899 1677
- Website: https://dominhduong.org/ | https://dominhduong.com/
- Facebook: https://www.facebook.com/nhathuocdominhduong
Trẻ bị viêm phế quản nên ăn gì và kiêng những gì?
Bệnh viêm phế quản cần có chế độ ăn uống thích hợp để cải thiện các triệu chứng của bệnh, giúp quá trình sử dụng thuốc đạt kết quả tốt hơn. Theo đó, phụ huynh lưu ý những thông tin về thực phẩm như sau:
Món ăn tốt cho trẻ:
- Tăng cường sử dụng các thực phẩm rau củ quả có chứa lượng vitamin cùng khoáng chất cao. Nhờ vậy trẻ sẽ tăng cường sức đề kháng, cơ thể chống đỡ tốt trước sự tấn công của vi khuẩn, virus.
- Cho trẻ sử dụng các món ăn từ cua, tôm, cá. Nhưng với bé bị dị ứng hải sản cần lưu ý không dùng.
- Các món ăn nên chứa hàm lượng omega 3 và kẽm cao để tăng cường miễn dịch, góp phần cải thiện tình trạng viêm nhiễm ở đường hô hấp.
Không cho bé dùng các món ăn:
- Những món chế biến nhiều dầu mỡ, muối, đường: Đây là nguồn thực phẩm gia tăng kích ứng đường hô hấp, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn, virus phát triển, việc dùng thuốc cũng sẽ bị giảm tác dụng không ít.
- Không cho con sử dụng nước ngọt có ga, nước lạnh, các món chè, kem,..
- Những thức ăn khó tiêu hóa, ít chất xơ như tinh bột nguyên hạt cũng cần tránh sử dụng.
Phòng ngừa viêm phế quản trẻ em như thế nào?
Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra viêm phế quản ở trẻ nhỏ, các bậc phụ huynh cần chú ý một số biện pháp ngăn ngừa hiệu quả như sau:
- Luôn giữ ấm cho bé, đặc biệt khi thời tiết chuyển lạnh hoặc vào mùa mưa.
- Hãy đảm bảo môi trường sống luôn sạch sẽ, được lau chùi quét dọn thường xuyên, bạn cũng hãy thay chăn nệm, rèm cửa đều đặn để không làm bụi bẩn, vi khuẩn bám vào.
- Cho con tránh xa khỏi những tác nhân dễ gây ra dị ứng như lông động vật, phấn hoa, nấm mốc, hóa chất hay bụi bẩn.
- Khi ra ngoài cần cho bé sử dụng khẩu trang, nếu tới những nơi có nhiều khói bụi độc hại phải sử dụng các biện pháp bảo hộ đầy đủ.
- Tránh để trẻ tiếp xúc với những người đang mắc các bệnh về đường hô hấp.
- Phụ huynh cho con tiêm phòng đầy đủ hàng năm theo lịch của cơ sở y tế.
- Đồng thời, hãy khuyến khích con tích cực tập thể dục, vận động cơ thể để tăng cường sức khỏe tốt hơn.
Viêm phế quản trẻ em có nguy cơ xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm, gây ảnh hưởng không ít tới sức khỏe và sự phát triển của trẻ. Do đó, các bậc phụ huynh cần chú ý theo dõi sức khỏe của con thật cẩn thận, nếu có những dấu hiệu bất thường cần sớm đưa tới bệnh viện để được thăm khám.
Bình luận
Em đang cho bé uống thuốc methylcysteine theo chỉ định của bác sĩ vì cổ họng bé có nhiều đờm quá, nay sang ngày thứ 5 rồi nhưng triệu chứng vẫn chưa đỡ hơn là mấy. Cháu cứ bảo mệt, mom nào có con gặp tình trạng như em không ạ?
Bé nhà mình trước cũng thế, uống thuốc tây vài hôm đầu cứ kêu mệt, quấy khóc không uống, nhưng mình hỏi bác sĩ thì bảo không sao. Vài hôm sau thì đỡ, họng có vẻ cải thiện và êm hơn
Chị cho bé uống nhiều nước ấm để làm loãng đờm, kết hợp với thuốc để nhanh có hiệu quả. Bọn trẻ con uống thuốc tây liên tục dễ mệt lắm, nhưng không sao đâu, chị đừng lo lắng quá
Bé bị triệu chứng đó trên 2 ngày r thì bạn nên đưa con đi khám, không nên để lâu nhé. Chăm bọn trẻ con phải để ý kĩ, nhất là khi đang điều trị bệnh, con mình uống thuốc mà có triệu chứng lạ, mẫn cảm là mình cho dừng, hỏi bác sĩ ngay
Bé nhà tôi năm 3 tuổi, mỗi lần bệnh viêm phế quản tái phát tôi đều cho uống nước ấm, điều chỉnh chế độ ăn uống và giữ ấm cổ. Nhưng triệu chứng chỉ đỡ được chút ít rồi đâu cũng lại vào đấy. Con cứ ho liên miên sốt hết cả ruột
Triệu chứng của bệnh viêm phế quản đã ăn sâu vào cơ thể rồi thì khó mà chữa khỏi lắm, con mình bị bệnh này hơn 3 năm nay, cứ đến mùa lạnh là triệu chứng lại tái phát. Mình cho con uống nhiều nước hơn bình thường, mình cũng pha mật ong cho bé uống vào buổi sáng để giảm cơn ho. Cũng hiệu quả phết, cậu thử xem sao
Uống mật ong giúp họng dịu đi thật nhưng vẫn ho nhiều, tôi chăm dùng suốt 1 tháng mà chả thấy đỡ ho gì cả
Đọc trong thấy có ghi bài thuốc đỗ minh đường được bào chế từ dược liệu sạch nhưng không biết có sạch thật không? Hay lại quảng cáo, tâng bốc. Tui thấy có nhiều nơi cũng quảng cáo như vậy nhưng thuốc mua về uống chả ra gì, có đầy trường hợp báo đưa tin dùng thuốc đông y dởm bị gộc độc rồi đó
Mình có đọc bài này https://www.24h.com.vn/tin-tuc-suc-khoe/nha-thuoc-do-minh-duong-phat-trien-nguon-duoc-lieu-sach-muc-tieu-cham-soc-suc-khoe-nguoi-viet-c683a1032117.html họ bảo dược liệu làm thuốc của đỗ minh đường được trồng theo tiêu chuẩn GAPC của Bộ Y Tế, thực hành trồng và thu hoạch theo quy chuẩn, không dùng thuốc bảo vệ thực vật, độ sạch cao nên cũng yên tâm bạn ạ
Ngày trước tôi cũng lo lắng như chị, sợ thuốc đông y dùng dược liệu bẩn, không chất lượng, uống vào con bị làm sao thì khổ. Chồng tôi được nta giới thiệu cho bài thuốc viêm họng đỗ minh, hai vợ chồng cũng tìm hiểu thử, rồi mua về dùng, đọc báo thấy có nhiều chuyên gia đánh giá tốt, nơi bán uy tín nên tôi cũng mua một liệu trình về cho con dùng. Dùng mới hơn được 1 tuần nay thôi, mong là có hiệu quả tích cực.
Dược liệu làm thuốc ở đỗ minh đường mình cung có tìm hiểu rồi thì mình tin tưởng là đảm bảo, sạch sẽ nhưng cái mình lo là khi điều chế thuốc, họ trộn thêm tân dược hay các chất gì khác vào thì nguy hiểm lắm. Một dạo có vụ 3 đời nhà tôi đấy, lo sợ dã man
Mình nghĩ là không đâu, nhà thuốc đỗ minh đường nổi tiếng lắm, họ còn được báo đài VTV, VTC giới thiệu liên tục mà. Bác sĩ Tuấn ở đây cũng có lên VTV2 chia sẻ vài lần rồi. Nếu thuốc không đảm bảo về chất lượng thì không được đài truyền hình quốc gia đưa tin đâu
Thuốc đỗ minh đường điều chế dạng cao sẵn như vậy thì tiện lợi thật. Nhưng chất lượng thuốc có bị ảnh hưởng không nhỉ? Vì theo mình, thuốc đông y về uống phải đun sắc lấy nước trực tiếp từ các loại dược liệu thì mới đảm bảo dưỡng chất nguyên vẹn ấy
Mình có đọc báo viết về qui trình bào chế thuốc của đỗ minh đường, họ tách chiết những mấy chục giờ đồng hồ để ra được dạng viên cao tiện dụng đấy nên đảm bảo dược tính cũng như dưỡng chất thuốc vẫn nguyên vẹn. Mình vẫn thích cách điều chế thuốc như này, đỡ tốn thời gian chuẩn bị, con đi nhà trẻ vẫn nhờ cô giáo cho uống thuốc được
Tách chiết ra còn mệt với tốn thời gian hơn là để nguyên bản cho người bệnh về đun sắc, nếu tách chiết mà làm giảm chất lượng thuốc thì họ tách làm gì, mua việc vào người thêm
Có mom nào cho con dùng bài thuốc viêm họng đỗ minh chưa, hiệu quả có đúng như bài nói ko?
Bé nhà mình 7 tuổi, dùng thuốc này rồi, mấy năm trước bé bị viêm phế quản, mỗi lần trời trở lạnh là y rằng con ho suốt đếm, mặt lúc nào cũng đỏ, họng tấy nên sốt toàn trên 38 độ. Mình cũng biết con bị bệnh như vậy nên mỗi khi trời trở lạnh, cũng đã chủ động giữ ấm rồi, nhưng nào có tránh khỏi được. Cho con uống thuốc tây một thời gian không hiệu quả, mình chủ động xin bác sĩ đổi sang đông y điều trị, hiệu quả không chưa bàn nhưng ít nhất nó an toàn bạn ạ. Mình đưa con qua đỗ minh đường cho bác sĩ kiểm tra tình trạng họng rồi mua thuốc viêm họng đỗ minh theo liệu trình bs kê về cho con uống trong 2 tháng là họng ổn nhiều luôn ấy. Uống 1 tuần đầu là bé đỡ ho hơn, mặt cũng không đỏ nhiều nữa. Mình thấy thế cũng mừng trong lòng, kiên trì cho con uống rồi vệ sinh mũi họng mỗi ngày, uống liên tục 2 tháng như vậy là cổ họng êm luôn, mình còn đưa con đi khám lại ở nhà thuốc, ở bệnh viện cho chắc chắn nữa. Nay thời tiết lạnh cũng không sợ con bị viêm phế quản nữa, mình vẫn chủ động giữ ấm cho con, bảo vệ sức khỏe, ngăn ngừa nguy cơ bệnh tái phát trở lại
Bé nhà chị dùng 2 tháng có hiệu quả là cơ địa hấp thụ tốt đấy, bé nhà em dùng 3 tháng họng mới ổn, cơ mà vẫn may mắn là bệnh khỏi. Chứ như trước đây thay đổi thời tiết là con bị ho, sốt, mũi lúc nào cũng phập phồng. Mà dùng thuốc này em thấy hiệu quả triệt để thật. Con em khỏi bệnh hơn nửa năm nay, thời tiết mưa nắng thất thường vẫn khỏe, sức đề kháng sau khi uống thuốc được tăng lên nhiều lắm
Đang điều trị thuốc tây mà dừng để đổi sang đông y thì có được không chị? Em cho con uống thuốc tây bác sĩ kê mãi không thấy khỏi, ngày ho, đêm ho, sốt, nóng hết cả ruột
Hỏi ý bác sĩ xem thế nào rồi hãy đổi em, đừng tự ý dừng thuốc, nhỡ thuốc đang có tác dụng mà mình lại bỏ ngang sau sẽ bị lờn thuốc đó
Khám bệnh ở đỗ minh đường có cần đặt lịch trước không các chế? Em định cuối tuần này đưa con đến khám xem sao, bệnh viêm phế quản của con em cứ tái phát đi tái phát lại 2 3 năm nay rồi
Có nha, đặt lịch trước thì đến không phải đợi lâu, vì nhà thuốc này tôi thấy cũng đông bệnh nhân phết ấy.
Đặt lịch khám sao á chị? Chị chỉ em với được không?
Điền thông tin vô đây là được bạn nhé https://dominhduong.com/dat-lich-kham-benh đặt xong có nhân viên gọi lại xác nhận nữa đó bạn
Chi phí khám bệnh ở đây như thế nào vậy mọi người? Khám có đắt lắm không?
Khám miễn phí, không mất tiền đâu. Bạn chỉ mất tiền mua thuốc thôi nha
Con em bị viêm phế quản, bác sĩ dặn bổ sung nhiều omega 3, kẽm, vitamin để tăng sức đề kháng mà bé bị dị ứng nhẹ với cá biển thì có thể thay thế bằng thực phẩm nào các chị nhỉ?
Đổi sang dùng hạt chia hoặc quả óc cho nha. Nấu cháo quả óc cho bé ăn cũng tốt lắm đó
Mình dùng dầu hạt lanh cho vào cháo của con ăn hàng ngày. Bạn tham khảo thử xem
Chi phí bài thuốc đỗ minh chữa viêm phế quản giá cụ thể như nào vậy nhỉ?