Viêm Thực Quản Trào Ngược Độ A

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm thực quản trào ngược độ a là căn bệnh xảy ra ngày càng phổ biến do tác động xấu của môi trường, thực phẩm và thói quen sinh hoạt của mỗi người. Các triệu chứng do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Để hiểu rõ hơn về bệnh lý này cũng như cách điều trị hiệu quả thì bạn hãy cùng Vietmec theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, viêm thực quản trào ngược được chia thành 5 cấp độ chính dựa vào mức độ tiến triển của bệnh. Viêm thực quản trào ngược độ a là thuật ngữ chuyên khoa dùng để chỉ tình trạng viêm nhiễm tại thực quản chỉ mới diễn ra ở mức độ nhẹ, chưa có nguy cơ phát sinh biến chứng nên rất dễ điều trị. Qua hình ảnh nội soi bạn sẽ thấy lớp niêm mạc lót trong thực quản chỉ mới xuất hiện các vết trợt với chiều dài không quá 5mm.

Do đây là mức độ bệnh nhẹ nên triệu chứng của bệnh biểu hiện ra bên ngoài không quá rõ ràng. Thỉnh thoảng người bệnh chỉ có triệu chứng ợ chua hoặc nóng rát ở phía sau xương ức.

Hình ảnh

Triệu chứng

Viêm thực quản trào ngược độ a là mức độ bệnh nhẹ nên biểu hiện của bệnh ra bên ngoài chưa rõ ràng. Người bệnh cần phải đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe của bản thân để có thể phát hiện ra bệnh và có biện pháp can thiệp đúng cách ngay từ sớm. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết viêm thực quản trào ngược độ a bạn có thể tham khảo:

  • Ợ hơi, ợ chua: Đây là phản ứng bình thường của cơ thể sau khi ăn no. Nhưng nếu tình trạng này diễn ra ngay cả khi bụng đói thì rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm thực quản trào ngược độ a.
  • Đau vùng thượng vị: Viêm thực quản trào ngược độ a đã gây tổn thương đến lớp niêm mạc với sự hình thành của các vết viêm loét. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với tình trạng đau âm ỉ tại vùng thượng vị, đặc biệt là sau khi bị tác động bởi các yếu tố gây bệnh. Ngoài ra, người bệnh còn có cảm giác nóng rát ở vùng thượng vị rất khó chịu.
  • Buồn nôn: Trào ngược dạ dày khiến cho dịch vị tiêu hóa và thức ăn bên trong dạ dày bị trào ngược lên trên thực quản. Điều này đã gây kích thích đến lớp niêm mạc lót trong thực quản và tạo ra cảm giác buồn nôn, nôn.
  • Tiết nhiều nước bọt: Khi bị viêm thực quản trào ngược độ a, người bệnh sẽ tiết nhiều nước bọt hơn so với bình thường. Đây là phản ứng tự nhiên của cơ thể nhằm trung hòa hàm lượng acid bị trào ngược lên trên vùng thực quản.
  • Đau họng: Đây cũng là triệu chứng đặc trưng của căn bệnh này. Khi dịch vị tiêu hóa trào ngược lên thực quản sẽ kích thích tình trạng viêm phát triển lan rộng đến các vùng lân cận như thanh quản và vòm họng. Chính vì thế mà người bị viêm thực quản trào ngược thường bị đau họng, khàn giọng và mất tiếng.

Nếu thấy bản thân có các triệu chứng ở trên, bạn nên đến cơ sở y tế uy tín tiến hành thăm khám để được chẩn đoán và hướng dẫn điều trị đúng cách. Việc điều trị viêm thực quản trào ngược cấp độ a nên diễn ra càng sớm càng tốt, giúp đẩy nhanh tốc độ hồi phục và ít tốn kém chi phí.

Nguyên Nhân

Viêm thực quản trào ngược độ a hay còn được gọi là viêm thực quản dạ dày độ a do thực quản và dạ dày là hai cơ quan tiêu hóa có vai trò mật thiết đối với nhau. Nếu bạn nắm rõ được các nguyên nhân gây ra bệnh sẽ chủ động hơn trong việc điều trị cũng như phòng ngừa bệnh. Dưới đây là tổng hợp các nguyên nhân gây viêm thực quản trào ngược độ a thường gặp bạn có thể tham khảo:

Thoát vị cơ hoành là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm thực quản trào ngược độ a
  • Thoát vị cơ hoành: Cơ hoành là nhóm cơ vòng được đặt giữa khoang bụng và lồng ngực để phân chia chia hai cơ quan này. Khi một phần của dạ dày bị đẩy lên trên lồng ngực thì được gọi là thoát vị cơ hoành. Bệnh lý này đã khiến cho dạ dày bị rỗng, làm gia tăng áp lực lên vùng bụng và gây ra bệnh viêm thực quản do trào ngược dạ dày.
  • Rối loạn cơ thắt dưới: Cơ thắt dưới hay còn được gọi là vòng thực quản, đây là vách ngăn giữa dạ dày và thực quản. Khi nuốt thức ăn, cơ thắt này sẽ mở rộng ra để đưa thức ăn đi xuống dạ dày, sau đó lập tức đóng lại để ngăn chặn dịch vị trào ngược lên trên. Nếu cơ thắt này hoạt động không đúng quy luật sẽ tạo cơ hội cho dịch vị tiêu hóa trào ngược lên vùng thực quản và gây ra bệnh.

Dưới đây là các yếu tố làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh bạn cần nắm rõ:

  • Mắc các bệnh lý như viêm loét dạ dày, trào ngược dạ dày, giảm nhu động ruột,...
  • Sử dụng đồ ăn chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn nhiều gia vị cay nóng, đồ uống chứa cồn, chất kích thích, nước ngọt có gas,...
  • Thừa cân, béo phì hoặc phụ nữ đang trong giai đoạn thai kỳ.
  • Dùng thuốc Tây trị bệnh với liều cao trong thời gian dài. Ví dụ như thuốc trị huyết áp, thuốc hen suyễn, thuốc chống trầm cảm,...

Biến chứng

Nếu bệnh được phát hiện sớm và tiến hành điều trị đúng cách thì không quá lo ngại. Ngược lại, nếu bạn chủ quan trong việc điều trị sẽ khiến bệnh nhanh chóng chuyển biến sang cấp độ nặng. Lúc này việc điều trị bệnh đã trở nên khó khăn hơn rất nhiều và còn có nguy cơ phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Cụ thể là:

  • Loét thực quản: Tình trạng viêm nếu không được kiểm soát nhanh chóng sẽ phát triển thành các vết loét. Sự xuất hiện của các vết loét bên trong niêm mạc cho thấy bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn, các triệu chứng của bệnh cũng trở nên rõ ràng và nghiêm trọng hơn. Nếu không tiến hành xử lý đúng cách sẽ có nguy cơ bị nhiễm trùng.
  • Barrett thực quản: Khi dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản trong thời gian dài sẽ gây ra một số rối loạn tại thực quản. Lúc này, lớp niêm mạc lót trong vùng thấp thực quản sẽ bị biến đổi màu sắc và gây ra bệnh barrett thực quản. Đây là bệnh lý có nguy cơ tiến triển sang ung thư rất cao. Có khoảng 5% đối tượng bị barrett thực quản biến chứng sang ung thư thực quản.
  • Ung thư thực quản: Đây là biến chứng ít gặp nhưng có độ nguy hiểm rất cao. Người ngoài 50 tuổi là đối tượng có nguy cơ bị ung thư thực quản cao nhất. Nếu bệnh lý này không được phát hiện và điều trị kịp thời sẽ đe dọa đến sự sống của người bệnh.

Phòng ngừa

Viêm thực quản trào ngược độ a nếu tiến triển sang giai đoạn nặng sẽ phát sinh biến chứng ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Vì thế, người bệnh nên điều chỉnh lại thói quen ăn uống và sinh hoạt hàng ngày sao cho phù hợp giúp nhanh chóng kiểm soát triệu chứng của bệnh, phòng ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Ăn uống khoa học để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cơ thể, giúp hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn và hạn chế triệu chứng trào ngược xảy ra. Chú ý ăn chậm nhai kỹ, tuân thủ theo nguyên tắc ăn chín uống sôi và tuyệt đối không được bỏ bữa.
  • Người bệnh nên tăng cường sử dụng các loại thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa như sữa chua, rau xanh, trái cây tươi, bột yến mạch, ngũ cốc nguyên cám,... Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm làm gia tăng nguy cơ trào ngược như đồ ăn chua cay, thực phẩm giàu chất béo no, socola, nước ngọt có gas, đồ uống chứa cồn, cafein,...
  • Loại bỏ các thói quen xấu gây ảnh hưởng đến hoạt động của hệ tiêu hóa như vừa ăn vừa nằm, vừa ăn vừa uống, nằm hoặc vận động mạnh ngay sau khi ăn no,... Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày giúp cải thiện sức khỏe, tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa được nhiều bệnh lý khác nhau. Duy trì cân nặng ở mức hợp lý để tránh gây áp lực lên cơ quan tiêu hóa.
  • Luôn giữ cho tinh thần thoải mái và lạc quan trong suốt quá trình điều trị bệnh. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghỉ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, không nên thức khuya,.... Nên có các biện pháp giải tỏa căng thẳng trong công việc như nghe nhạc, thư giãn đầu óc, thiền định,...
  • Sử dụng thuốc Tây y trị bệnh theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Tiến hành tái khám theo lịch hẹn và báo ngay với bác sĩ nếu cơ thể có xuất hiện triệu chứng bất thường.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Viêm thực quản trào ngược độ a là giai đoạn bệnh nhẹ nên việc điều trị diễn ra tất thuận lợi và đơn giản. Người bệnh có thể tiến hành cải thiện triệu chứng của bệnh bằng cách dùng thuốc Tây y hoặc Đông y. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp chăm sóc sức khỏe đúng cách để phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là hướng dẫn điều trị viêm thực quản trào ngược độ a bạn có thể tham khảo:

Chữa bệnh bằng thuốc Tây y

Dùng thuốc Tây y chữa viêm thực quản trào ngược độ a nhằm mục đích cải thiện triệu chứng viêm và giảm tiết dịch vị tiêu hóa tại dạ dày. Các nhóm thuốc được sử dụng phổ biến là thuốc trung hòa acid dịch vị, thuốc ức chế bơm proton và thuốc hỗ trợ nhu động. Dưới đây là các loại thuốc thường được bác sĩ kê đơn điều trị bệnh viêm thực quản trào ngược độ a bạn có thể tham khảo:

  • Alginat: Thành phần dược tính trong thuốc sau khi đi vào cơ thể sẽ tạo thành lớp màng bao bọc lớp niêm mạc thực quản, giúp bảo vệ chúng khỏi sự tấn công ăn mòn của acid dịch vị.
  • Domperidon: Thuốc có tác dụng cải thiện triệu chứng trào ngược bằng cách gia tăng áp lực lên cơ vòng thực quản.
  • Metoclopramid: Loại thuốc này được kê đơn điều trị nhằm mục đích kích thích mở môn vị và cải thiện lại chức năng tiêu hóa của dạ dày.
  • Sulpririd: Công dụng chính của loại thuốc này là tăng lực cơ trường của cơ vòng thực quản, cải thiện lại chức năng của cơ quan này và phòng ngừa hiện tượng trào ngược tiếp tục diễn ra.

Dùng thuốc Tây y chữa bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng, liệu trình ngắn và giúp tiết kiệm thời gian cho người bệnh. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc Tây y trị bệnh tại nhà cần phải tuân thủ theo đúng hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để tránh phát sinh tác dụng phụ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc Tây y, nếu thấy cơ thể có triệu chứng bất thường thì bạn nên chủ động báo với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn cách xử lý.

Chữa bệnh bằng thuốc Đông y

Chữa viêm thực quản trào ngược bằng thuốc Đông y cũng là một trong những phương pháp được áp dụng phổ biến hiện nay. Bài thuốc Đông y có nguồn gốc hoàn toàn là từ thảo dược lành tính trong tự nhiên nên khi sử dụng để trị bệnh sẽ tuyệt đối an toàn đối với sức khỏe. Nếu bạn sử dụng trong thời gian dài còn có khả năng cải thiện sức đề kháng mà không phát sinh tác dụng phụ gây hại như trong Tây y. Dưới đây là các bài thuốc Đông y chữa viêm thực quản trào ngược độ a được sử dụng khá phổ biến bạn có thể tham khảo:

Bài thuốc số 1:

  • Chuẩn bị: 16 gram xương bồ, 16 gram hoàng kỳ, 14 gram ngũ sắc, 12 gram lá đắng, 10 gram đương quy, 10 gram sâm đại hành, 8 gram tía tô, 8 gram hoài sơn, 8 gram sinh khương, 8 gram trần bì, 8 gram bạch truật, 6 gram chỉ xác, 6 gram biển đậu, 6 gram lá lốt.
  • Cách thực hiện: Rửa sạch số dược liệu trên rồi cho vào ấm sắc lấy nước uống. Nên chia lượng nước sắc thu được thành 2 phần sử dụng để uống vào sau mỗi bữa ăn.

Bài thuốc số 2:

  • Chuẩn bị: 16 gram hắc táo nhân, 16 gram phòng sâm, 12 gram bán hạ chế, 12 gram bạch truật, 10 gram viên chi, 10 gram liên nhục, 10 gram hoài sơn, 8 gram ngưu tất, 8 gram chỉ xác, 6 gram trần bì, 4 gram cam thảo
  • Cách thực hiện: Cho số dược liệu trên vào ấm cùng với 1 lít nước rồi bắc lên bếp sắc trên lửa nhỏ cho đến khi cạn còn 1/2 là được. Chia lượng nước sắc thu được thành 3 phần sử dụng để uống sau mỗi bữa ăn chính.

Bài thuốc số 3:

  • Chuẩn bị: 16 gram lá khôi tía, 12 gram loét mồm, 12 gram tam thất nam, 12 gram cỏ lào, 10 gram khương hoàng, 10 gram cam thảo.
  • Cách thực hiện: Đem các vị thuốc trên đi sắc cùng với lượng nước vừa đủ trên lửa nhỏ. Chắt lấy nước sắc thu được, chia thành 2 phần sử dụng để uống vào trước bữa ăn sáng và trước khi đi ngủ khoảng 30 phút.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Mẹo dân gian trị bệnh là sử dụng các loại nguyên liệu lành tính trong tự nhiên có tác dụng dược tính để cải thiện các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra. Đây là phương pháp trị bệnh đã được cha ông ta áp dụng từ lâu đời, mang lại hiệu quả tích cực nên lưu truyền cho đến ngày nay. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

Dùng nha đam mật ong: Nha đam sau khi mua về đem rửa sạch sẽ, gọt bỏ lớp vỏ xanh cứng bên ngoài rồi cho vào chậu nước muối loãng ngâm để loại bỏ bớt mủ. Vớt nha đam ra rửa sạch lại với nước một lần nữa rồi cho vào máy xay nhuyễn. Cho nha đam đã xay vào lọ thủy tinh, thêm 50ml mật ong nguyên chất vào rồi dùng thìa trộn đều lên. Đậy kín nắp lọ, bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh dùng dần. Mỗi lần sử dụng bạn chỉ cần lấy khoảng  2 thìa hỗn hợp trên pha với nước ấm rồi uống. Thực hiện từ 1 - 2 lần/ngày, áp dụng liên tục trong 1 tháng bạn sẽ thấy được hiệu quả mang lại.

Dùng gừng tươi và đường phèn: Gừng tươi sau khi mua về đem rửa sạch lớp đất cát bám xung quanh rồi dùng dao gọt bỏ lớp vỏ bên ngoài. Thái gừng thành sợi nhỏ rồi cho vào một cái bát sạch. Cho 200ml nước vào nồi đun sôi lên rồi thả đường phèn vào. Khi đường tan hết thì đổ nước đường vào bát chứa gừng rồi dùng để ăn hết ngay khi còn ấm.

Viêm thực quản trào ngược độ a là bệnh lý không quá nguy hiểm, nếu được phát hiện và điều trị đúng cách ngay từ sớm thì triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng được kiểm soát. Tuy nhiên, người bệnh cần phải chủ động trong việc thăm khám và tuân thủ theo đúng phác đồ điều trị mà bác sĩ chuyên khoa đã đưa ra. Bên cạnh đó, bạn cũng nên kết hợp với chế độ ăn uống và sinh hoạt khoa học để ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng hơn.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android