Viêm Túi Thừa Đại Tràng Nên Ăn Gì?

  • Trong các đợt bùng phát, ăn uống nhiều chất lỏng như nước dùng, nước hầm rau củ giúp giảm áp lực lên hệ thống tiêu hóa.
  • Sau phẫu thuật cắt túi thừa, chế độ ăn lỏng thường được khuyến nghị trong quá trình hồi phục.
  • Chế độ ít chất xơ hoặc thức ăn mềm có thể hỗ trợ sau khi triệu chứng cải thiện.
  • Tránh đồ uống kích ứng như cà phê, rượu, và thường xuyên thảo luận với bác sĩ để điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp.

Viêm túi thừa đại tràng nên ăn gì?

Nếu đang gặp phải các triệu chứng nghiêm trọng do viêm túi thừa, bệnh nhân nên ăn theo chế độ lỏng. Dần dần bạn có thể dễ dàng trở lại chế độ ăn kiêng bình thường với thực phẩm ít chất xơ (bánh mì trắng, thịt gia cầm, cá, trứng và các sản phẩm từ sữa).

Chất xơ làm mềm phân, đồng thời cũng giúp làm giảm áp lực trong đường tiêu hóa. Nhiều nghiên cứu cho thấy ăn thực phẩm giàu chất xơ có thể giúp kiểm soát các triệu chứng viêm túi thừa. 

  • Phụ nữ dưới 51 tuổi nên bổ sung 25 gam chất xơ mỗi ngày. 
  • Đàn ông dưới 51 tuổi nên bổ sung 38 gam chất xơ mỗi ngày. 
  • Phụ nữ từ 51 tuổi trở lên nên bổ sung 21 gram mỗi ngày. 
  • Đàn ông từ 51 tuổi trở lên nên bổ sung 30 gram mỗi ngày.  

1. Nước dùng

Trong các đợt bùng phát của viêm túi thừa đại tràng người bệnh nên thực hiện chế độ ăn uống nhiều chất lỏng, chẳng hạn như nước dùng, nước hầm xương hoặc nước hầm rau củ để tránh tạo ra phân và chất thải rắn. Điều này có thể hạn chế áp lực lên hệ thống tiêu hóa và ngăn ngừa các triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn.

Ngoài ra, sau khi thực hiện phẫu thuật cắt túi thừa, bác sĩ cũng có thể chỉ định người bệnh thực hiện chế độ ăn lỏng trong suốt quá trình hồi phục. Chế độ ăn uống phổ biến bao gồm nước súp, canh hầm, không bao gồm cơm, mì, rau xanh hoặc các loại thực phẩm đặc khác. Bên cạnh đó, người bệnh cũng nên tránh súp cà chua để hỗ trợ quá trình hồi phục.

Thực hiện chế độ ăn lỏng để tránh gây áp lực lên dạ dày
Thực hiện chế độ ăn lỏng để tránh gây áp lực lên dạ dày

2. Các loại nước ép trái cây

Sau khi các triệu chứng viêm túi thừa đại tràng được cải thiện một chút, bác sĩ có thể đề nghị người bệnh bổ sung nước ép trái cây để cân bằng chế độ dinh dưỡng. Tuy nhiên, người bệnh cần tránh tiêu thụ bã trái cây, bã có thể chứa chất xơ, dẫn đến phân đặc và gây áp lực lên các túi thừa.

3. Chế độ ăn uống ít chất xơ

Sau khi các triệu chứng viêm túi thừa được cải thiện, người bệnh có thể chuyển sang chế độ ăn uống ít chất xơ hoặc thức ăn mềm. Người bệnh có thể bổ sung khoảng 8 – 12 gram chất xơ mỗi ngày, tùy thuộc vào hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thực phẩm ít chất xơ phù hợp cho người viêm túi thừa đại tràng bao gồm:

  • Ngũ cốc: Các loại ngũ cốc ít chất xơ bao gồm cơm trắng, bánh quy giòn, mì ống trắng và bánh mì trắng.
  • Tinh bột ít chất xơ: Các loại tinh bột được sử dụng cho người viêm túi thừa bao gồm khoai tây không có vỏ và ngô.
  • Protein: Trứng, lòng trắng trứng, đậu hũ, thịt trắng và hải sản là những loại protein được đề nghị cho người viêm túi thừa để cân bằng chất dinh dưỡng. Tuy nhiên thực phẩm cần được chế biến mềm, thịt cần được xé nhỏ để đảm bảo quá trình hồi phục của đường ruột.
  • Trái cây: Trái cây thường chứa nhiều chất xơ do đó người bệnh nên thận trọng khi sử dụng. Các loại trái cây tốt nhất cho người viêm túi thừa bao gồm đào, táo, lê, chuối chín và dưa đỏ chín mềm. Khi ăn trái cây, người bệnh cần gọt vỏ, bởi vì vỏ trái cây chứa nhiều chất xơ không hòa tan và có thể gây áp lực lên các túi thừa.
  • Sữa: Sữa chứa nhiều protein, canxi và các chất dinh dưỡng khác mà không chứa chất xơ. Bên cạnh đó sữa cũng có thể làm ẩm đường ruột và giúp người bệnh cảm thấy thoải mái hơn.

4. Các loại thảo mộc

Các loại thảo mộc, chẳng hạn như gừng, nghệ và tỏi có đặc tính chất viêm, do đó thường được sử dụng để điều trị các vấn đề rối loạn dạ dày. Tuy nhiên để tránh gây kích ứng dạ dày trong các đợt viêm túi thừa cấp tính, người bệnh nên bổ sung các loại thảo mộc với số lượng nhỏ sau đó tăng dần.

5. Probiotic

Probiotics là vi khuẩn có lợi giúp đường ruột khỏe mạnh. Theo một số nghiên cứu, việc bổ sung các chế phẩm sinh học có thể hỗ trợ điều trị các triệu chứng viêm túi thừa, đặc biệt là khi kết hợp với các loại thuốc điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.

Có nhiều loại thực phẩm lên men tự nhiên có chứa probiotic, chẳng hạn như:

  • Dưa cải.
  • Kim chi.
  • Nấm sữa kefir.
  • Súp miso Nhật Bản.
  • Trà Kombucha.

Những người đang sử dụng thuốc kháng sinh có thể cân nhắc bổ sung các loại thực phẩm chứa probiotic vào chế độ ăn uống để cân bằng các loại vi khuẩn tốt đường ruột.

6. Rau xanh

Khi không có triệu chứng viêm túi thừa, người bệnh có thể tăng cường rau xanh trong chế độ ăn uống để bổ sung chất xơ và chống táo bón. Tuy nhiên, khi có triệu chứng, chẳng hạn như đau bụng, người bệnh nên hạn chế bổ sung rau xanh, để tránh tạo phân và gây áp lực lên hệ thống tiêu hóa.

Người bệnh có thể bổ sung các loại rau xanh họ cải, khoai lang đã gọt bỏ, rau bina hoặc các loại rau củ khác. Tuy nhiên, các loại củ cũng như trái cây cần được gọt vỏ để dễ tiêu hóa.

Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng viêm túi thừa
Bổ sung chất xơ trong chế độ ăn uống để cải thiện tình trạng viêm túi thừa

7. Đồ uống

Uống đủ nước giúp ngăn ngừa táo bón và hạn chế áp lực lên hệ thống tiêu hóa khi người bệnh bổ sung chất xơ. Uống nhiều nước lọc, nước ép trái cây (không có bã) và các loại nước hầm xương, có thể hỗ trợ cải thiện các triệu chứng viêm túi thừa.

Ngoài ra, người bệnh cần tránh các loại đồ uống gây kích ứng, chẳng hạn như cà phê, trà, rượu và đồ uống có cồn. Các loại đồ uống này có thể khiến các triệu chứng bùng phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn.

Viêm túi thừa đại tràng kiêng ăn gì?

Người bệnh cần tránh một số loại thực phẩm, chẳng hạn như:

1. Thực phẩm FODMAP cao

FODMAP là những thực phẩm chứa carbohydrate, có thể dẫn đến các triệu chứng tiêu hóa, chẳng hạn như đầy hơi, tiêu chảy hoặc táo bón. Một số nghiên cứu cho thấy, chế độ ăn uống nhiều FODMAP có thể dẫn đến việc hình thành các túi thừa, cũng như gây viêm trong cơ thể.

Do đó, theo một số chuyên gia, tránh các thực phẩm có FODMAP cao có thể hỗ trợ giảm nguy cơ cũng như giảm bớt các triệu chứng viêm túi thừa. Một số loại thực phẩm cần tránh, chẳng hạn như:

  • Hành, nấm, súp lơ, quá nhiều tỏi;
  • Táo, mơ, lê, đào, trái cây sấy khô;
  • Thực phẩm từ sữa, chẳng hạn như phô mai;
  • Các loại đậu;
  • Bánh mì và ngũ cốc;
  • Đường và các chất tạo ngọt.

Tuy nhiên, một số loại thực phẩm này có thể chứa chất xơ có lợi cho sức khỏe. Do đó, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ chuyên môn trước khi thay đổi chế độ ăn uống.

2. Thịt đỏ

Nhiều nghiên cứu cho thấy việc tiêu thụ nhiều thịt đỏ và thịt chế biến sẵn có thể dẫn đến viêm túi thừa đại tràng. Do đó, việc thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh, hạn chế các loại thịt đỏ, có thể ngăn ngừa được khoảng 50% nguy cơ viêm túi thừa.

Theo các chuyên gia, người bệnh không nên tiêu thụ quá 51 gram thịt đỏ mỗi ngày và ăn khoảng 23 gram chất xơ để cân bằng các chất dinh dưỡng. Bên cạnh đó, tập thể dục ít nhất 2 giờ mỗi tuần, duy trì cân nặng hợp lý và không hút thuốc để cải thiện các triệu chứng viêm túi thừa.

Trong trường hợp người bệnh có các tình trạng sức khỏe khác, chẳng hạn như viêm đại tràng hoặc bệnh viêm ruột, bác sĩ có thể đề nghị bổ sung các chất dinh dưỡng thông qua viên bổ sung. Điều này có thể hỗ trợ quá trình điều trị cũng như ngăn ngừa các rủi ro có thể xảy ra.

Thực hiện lối sống khoa học, năng động, chế độ ăn uống lành mạnh, tránh hút thuốc và uống rượu có thể hỗ trợ tăng cường sức khỏe tổng thể, giảm nguy cơ béo phì cũng như ngăn ngừa rủi ro viêm túi thừa. Tuy nhiên, điều quan trọng là người bệnh nên trao đổi với bác sĩ chuyên môn để được hướng dẫn cụ thể trước khi thay đổi chế độ ăn uống và lối sống.

Nguồn tham khảo: webmd.com

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android