Viêm Xoang Sàng

Triệu chứng và nguyên nhân

Viêm xoang sàng là bệnh lý dễ khởi phát vào những thời điểm giao mùa trong năm, khi mà thời tiết có sự thay đổi đột ngột. Các triệu chứng do bệnh gây ra khiến người bệnh cảm thấy rất khó chịu và ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống hàng ngày. Nếu không tiến hành điều trị kịp thời có thể phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Để hiểu rõ hơn về bệnh viêm xoang sàng cũng như các thông tin có liên quan thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Theo chia sẻ của Thầy thuốc ưu tú, BSCKII Lê Phương - Viện phó Viện Nghiên cứu và Phát triển Y dược cổ truyền dân tộc, xoang sàng là vùng xoang nằm ở trên hốc mũi, dưới trán và giữa hai mắt. Vùng xoang này gồm có 4 hang rỗng thông với nhau. Viêm xoang sàng là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại niêm mạc lót trong xoang sàng khiến lỗ thông xoang bị phù nề và bít tắc. Lâu dần sẽ hình thành nên dịch mủ trong lỗ thông xoang gây ứ đọng và tạp áp lực lên vùng xoang sàng. Nguyên nhân chính gây ra bệnh là do sự tấn công gây hại của vi khuẩn, virus, vi nấm,...

Khi bệnh viêm xoang sàng khởi phát, người bệnh sẽ có triệu chứng đau âm ỉ ở vùng sau gáy hoặc đỉnh đầu. Dịch nhầy đào thải ra ngoài sẽ có mủ kèm theo mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn phải đối mặt với nhiều triệu chứng khác như đau rát họng, ho, suy giảm thị lực, viêm thanh quản,... Dựa vào vị trí viêm nhiễm mà bệnh lý này được chia thành các dạng sau đây:

  • Viêm xoang sàng trước: Xoang sàng trước là vị trí tiếp giáp giữa xoang trán với xoang hàm, hốc mũi với hốc mắt. Nếu vùng xoang này bị viêm sẽ gây đau nhức quanh sống mũi và hốc mắt.
  • Viêm xoang sàng sau: Vùng xoang này nằm ở phía sau vùng xoang sàng trước. Triệu chứng đặc trưng của thể bệnh này là đau nhức vùng sau gáy kéo dài cho đến vai. Ngoài ra, mắt người bệnh còn có dấu hiệu bị viêm, sưng đỏ hoặc chảy ghèn.
  • Viêm xoang sàng một bên: Tình trạng viêm nhiễm chỉ xảy ra ở vùng xoang sàng bên phải hoặc bên phải.
  • Viêm xoang sàng hai bên: Vùng xoang ở cả hai bên bị tác nhân có hại tấn công gây viêm nhiễm cùng một lúc.

Ngoài ra, bệnh viêm xoang sàng còn được phân loại dựa theo thời gian tiến của bệnh. Cụ thể là:

  • Viêm xoang sàng cấp tính: Đây là giai đoạn đầu của bệnh viêm xoang. Các triệu chứng của bệnh diễn ra đột ngột và không gây tổn thương quá nhiều đến niêm mạc xoang. Bệnh viêm xoang ở giai đoạn cấp tính có khả năng điều trị khỏi hoàn toàn rất cao.
  • Viêm xoang sàng mãn tính: Xảy ra khi bệnh viêm xoang sàng cấp tính không được điều trị dứt điểm. Lúc này, các triệu chứng của bệnh sẽ diễn ra kéo dài, rất khó điều trị dứt điểm và dễ tái phát trở lại.

Hình ảnh

Triệu chứng

Viêm xoang sàng gây ra nhiều ám ảnh cho người bệnh, đặc biệt là những thời điểm giao mùa trong năm. Lúc này, các triệu chứng của bệnh sẽ nhanh chóng chuyển biến nặng khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể. Dưới đây là các triệu chứng thường gặp của bệnh viêm xoang sàng bạn có thể tham khảo:

  • Đau nhức đầu: Viêm xoang sàng thường gây ra các cơn đau nhức âm ỉ ở các vị trí có liên quan như hai bên thái dương, khu vực hai bên khóe mắt, dưới trán, đỉnh đầu, sau gáy, trên sống mũi,... Cơn đau thường trở nên nghiêm trọng hơn sau khoảng 10 giờ sáng.
  • Chảy dịch mũi: Viêm xoang sàng khiến dịch mũi chảy ra nhiều hơn. Quan sát bạn sẽ thấy dịch mũi có màu vàng, tráng hoặc xanh kèm theo mùi hôi rất khó chịu. Ngoài ra, người bệnh còn thường xuyên bị tắc nghẹt mũi và điếc mũi.
  • Hôi miệng: Viêm nhiễm đã kích thích niêm mạc xoang tăng tiết dịch nhầy. Nếu chúng chảy xuống dưới vùng họng sẽ gây ra triệu chứng hôi miệng. Tình trạng hôi miệng sẽ trở nên tồi tệ hơn nếu người bệnh có ý thức vệ sinh răng miệng kém hoặc lười uống nước.
  • Vướng víu trong cổ họng: Đờm và dịch nhầy khi chảy xuống dưới họng sẽ khiến người bệnh có cảm giác vướng víu và ngứa ngáy ở thành sau họng rất khó chịu. Lúc này, người bệnh luôn muốn khạc nhổ để loại bỏ chúng. Ngoài ra, dịch đờm vướng trong cổ họng còn gây khó thở hoặc thở khò khè khi đi ngủ.
  • Ho: Dịch nhầy tại hốc xoang khi chảy xuống cổ họng sẽ gây ra cảm giác rất khó chịu. Đồng thời, vi khuẩn còn đi theo dịch nhầy xuống cổ họng, tấn công gây viêm. Lúc này, cơ thể sẽ tạo ra phản xạ ho để tống khứ chúng ra ngoài. Tình trạng ho sẽ xuất hiện nhiều hơn khi về đêm.
  • Ảnh hưởng đến thị giác và thính giác: Viêm xoang sàng khiến thị giác của người bệnh bị suy giảm đáng kể, ở những trường hợp nặng có thể gây mất thị lực và mù vĩnh viễn. Ngoài ra, bệnh còn gây ra một số triệu chứng ở tai như ù tai, nặng tai,...

Các triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng khá giống với các bệnh lý về đường hô hấp khác. Khi thấy bản thân có các triệu chứng ở trên, người bệnh nên kết hợp thăm khám chuyên khoa để được chẩn đoán chính xác bệnh lý cũng như mức độ tiến triển của bệnh.

Nguyên Nhân

Viêm xoang sàng có thể xảy ra do tác động của nhiều nguyên nhân khác nhau như nhiễm khuẩn, nhiễm virus, hệ miễn dịch suy yếu, cơ địa dễ dị ứng,... Việc xác định được chính xác nguyên nhân gây ra bệnh sẽ giúp việc điều trị diễn ra dễ dàng hơn. Dưới đây là các nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang sàng thường gặp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

  • Nhiễm khuẩn, nhiễm virus: Đây chính là nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang thường gặp nhất. Các tác nhân này sau khi xâm nhập vào niêm mạc xoang sẽ tấn công gây viêm sưng và tăng tiết dịch nhầy. Điều này đã khiến cho dịch nhầy ứ đọng trong xoang, tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển mạnh và khởi phát bệnh triệu chứng của bệnh.
  • Bít tắc vùng thông mũi - xoang: Vùng thông mũi xoang bị bít tắc cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh viêm xoang sàng. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do một số bất thường trong cấu tạo mũi như dị hình vách ngăn, dị dạng cuốn mũi, polyp mũi,... Bít tắc vùng thông mũi - xoang khiến cho dịch mũi không thoát ra ngoài được, chúng dần ứ đọng bên trong tạo cơ hội cho vi khuẩn phát triển gây viêm nhiễm.
  • Hệ miễn dịch suy yếu: Hệ miễn dịch suy yếu sẽ tạo cơ hội cho tác nhân có hại tấn công vào bên trong niêm mạc xoang gây viêm nhiễm. Khởi phát viêm xoang sàng do hệ miễn dịch suy yếu thường gặp ở những người mắc các bệnh tiểu đường, HIV/AIDS, nghiện thuốc lá,... Ở những trường hợp này, bệnh thường tiến triển dai dẳng và khó điều trị dứt điểm.
  • Dị ứng: Những người có cơ địa nhạy cảm, dễ dị ứng cũng rất dễ bị viêm xoang sàng. Nếu chẳng may tiếp xúc phải các dị nguyên như hóa chất, phấn hoa, nấm mốc,.. sẽ khiến niêm mạc xoang bị tổn thương và phù nề. Lâu dần sẽ tạo cơ hội cho tình trạng viêm tại niêm mạc xoang khởi phát và gây ra bệnh lý.
  • Do tính chất công việc: Viêm xoang sàng cũng dễ khởi phát ở những người có tính chất công việc thường xuyên tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm, chứa nhiều khói bụi và hóa chất. Ví dụ như công nhân nhà máy dệt, làm việc trong xưởng gỗ,...
  • Nguyên nhân khác: Viêm xoang sàng cũng có thể xảy ra tác động của một số bệnh lý như sâu răng, nhiễm trùng răng, chấn thương vùng mũi, viêm mũi dị ứng, mắc bệnh cảm cúm hoặc sởi,...

Yếu tố nguy cơ

Xoang sàng nằm ở rất gần mắt và sọ não. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm, tình trạng viêm nhiễm sẽ lan rộng ra các cơ quan xung quanh, gây ảnh hưởng đến mắt và sọ não. Dưới đây là một số biến chứng thường gặp của bệnh viêm xoang sàng bạn có thể tham khảo:

  • Đau nhức mắt: Viêm xoang sàng diễn ra ở giai đoạn cấp tính sẽ gây ảnh hưởng đến mắt với các triệu chứng như đỏ mắt, sưng mắt và viêm mí mắt. Nếu không có biện pháp can thiệp đúng cách sẽ biến chứng sang áp xe nhãn cầu, viêm thần kinh thị giác,... Điều này sẽ khiến cho thị giác của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.
  • Biến chứng đến đường hô hấp dưới: Khi dịch mủ bên trong xoang sàng chảy xuống họng, vi khuẩn gây hại sẽ theo đó để đi đến các cơ quan hô hấp dưới gây viêm. Thường gặp là áp xe họng, viêm họng, viêm amidan,... Đây là một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh viêm xoang sàng.
  • Viêm tai: Tình trạng viêm nhiễm tại xoang sàng khi lan rộng đến tai sẽ gây ra biến chứng viêm tai giữa, tích tụ mủ trong tai,... Điều này đã làm gia tăng áp lực lên màng nhĩ, khiến bạn có nguy cơ bị thủng màng nhĩ và điếc.
  • Viêm màng não mủ: Khi bệnh phát sinh biến chứng sang tai, nếu không có biện pháp xử lý kịp thời sẽ gây viêm màng não mủ. Đây là biến chứng rất nguy hiểm của bệnh lý này, có thể đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người bệnh.

Ngoài ra, các triệu chứng của bệnh viêm xoang sàng còn khiến người bệnh luôn cảm thấy mệt mỏi, ăn uống kém và khó tập trung. Nếu để tình trạng này diễn ra kéo dài sẽ khiến sức khỏe và chất lượng cuộc sống hàng ngày của người bệnh bị ảnh hưởng đáng kể.

Phòng ngừa

Viêm xoang sàng là bệnh lý rất dễ tái phát và gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế, bạn cần có các biện pháp chăm sóc bản thân đúng cách giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát trở lại. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Đeo khẩu trang mỗi khi đi ra ngoài giúp bảo vệ hệ hô hấp khỏi sự xâm nhập của tác nhân gây hại như phấn hoa, khói thuốc lá, mạt bụi,... Vệ sinh tai mũi họng bằng nước muối sinh lý mỗi ngày, đặc biệt là sau khi tiếp xúc với môi trường bị ô nhiễm.
  • Tập thói quen thường xuyên rửa tay bằng xà phòng diệt khuẩn. Vệ sinh môi trường sống thường xuyên giúp loại bỏ các tác nhân gây hại như nấm mốc, mạt bụi,...
  • Vào những ngày trời trở lạnh cần có các biện pháp giữ ấm cơ thể, đặc biệt là hệ hô hấp. Tránh dùng chung vật dụng cá nhân với người khác, đặc biệt là những người đang mắc các bệnh lý về đường hô hấp.
  • Không nên ngồi trong phòng máy lạnh quá lâu hoặc để nhiệt độ máy lạnh quá thấp. Nếu bắt buộc phải sinh hoạt trong môi trường máy lạnh, bạn nên sử dụng thêm máy cấp ẩm không khí.
  • Tiến hành điều trị dứt điểm các bệnh lý về đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, cảm cúm,... Tuyệt đối không được tự ý sử dụng thuốc nhỏ hoặc thuốc xịt mũi khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
  • Tăng cường tập luyện thể dục thể thao giúp nâng cao sức đề kháng của cơ thể. Cân bằng giữa thời gian làm việc và nghĩ ngơi, ngủ đúng giờ và đủ giấc, tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng.
  • Ăn uống đầy đủ dưỡng chất giúp nâng cao sức đề kháng cơ thể, đặc biệt là rau củ quả tươi. Bổ sung cho cơ thể 2 lít nước mỗi ngày giúp làm ẩm niêm mạc xoang. Nói không với rượu bia, thuốc lá, nước ngọt có gas,...
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp chẩn đoán

Viêm xoang sàng thường được chẩn đoán thông qua các xét nghiệm hình ảnh như chụp x-quang, chụp CT hoặc chụp MRI. Hình ảnh thu được sẽ giúp bác sĩ có thể xác định được mức độ nhiễm trùng cũng như tắc nghẽn tại xoang sàng. Ở những trường hợp viêm xoang diễn ra kéo dài, bác sĩ sẽ kết hợp với phương pháp nội soi xoang để có thể theo dõi hình ảnh tổn thương tại cơ quan này. Ngoài ra, bác sĩ còn tiến hành làm xét nghiệm dịch xoang để kiểm tra xem có sự tồn tại của vi khuẩn hoặc virus hay không.

Biện pháp điều trị

Sau khi thực hiện tất cả các xét nghiệm ở trên, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý mà bạn đang mắc phải. Nếu xác định là bệnh viêm xoang sàng, bác sĩ sẽ dựa vào mức độ tổn thương và tắc nghẽn tại xoang để lên phác đồ điều trị cho phù hợp. Các phương pháp điều trị bệnh viêm xoang sàng được áp dụng phổ biến hiện nay là:

Chữa bệnh theo y học hiện đại

Đa số các trường hợp bị viêm xoang sàng đều được kê đơn điều trị bằng thuốc Tây y giúp đẩy lùi nhanh chóng các triệu chứng khó chịu do bệnh gây ra và ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng. Trong quá trình điều trị, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo chỉ dẫn của bác sĩ để tránh phát sinh tác dụng phụ gây hại đến sức khỏe. Dựa vào nguyên nhân gây bệnh và mức độ bệnh trạng, bác sĩ có thể kê đơn điều trị bằng một trong số các loại thuốc sau đây:

  • Thuốc giảm đau
  • Thuốc xịt mũi
  • Thuốc co mạch
  • Thuốc kháng histamin
  • Thuốc kháng sinh

Sau khi dùng thuốc trị bệnh, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng báo cho bác sĩ chủ trị để được hướng dẫn cách xử lý. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay loại thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bệnh bằng Tây y, bạn nên tiến hành tái khám định kỳ để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Nếu bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt, bác sĩ sẽ thay đổi phương án điều trị phù hợp hơn.

Sau khi dùng thuốc trị bệnh, nếu thấy cơ thể có các triệu chứng bất thường thì cần nhanh chóng báo cho bác sĩ chủ trị để được hướng dẫn cách xử lý. Tuyệt đối không tự ý thay đổi liều lượng hay loại thuốc điều trị khi chưa có chỉ định của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi kết thúc liệu trình điều trị bệnh bằng Tây y, bạn nên tiến hành tái khám định kỳ để kiểm tra mức độ đáp ứng điều trị của cơ thể. Nếu bệnh không có dấu hiệu chuyển biến tốt, bác sĩ sẽ thay đổi phương án điều trị phù hợp hơn.

Phẫu thuật thường được áp dụng đối với những trường hợp viêm xoang có nguy cơ phát sinh biến chứng hoặc không đáp ứng điều trị bằng phương pháp nội khoa. Thường được áp dụng là chọc hút mủ xoang, nạo xoang,...Đây là phương pháp trị bệnh mang lại hiệu quả nhanh chóng và dứt điểm, tuy nhiên trong quá trình thực hiện lại tiềm ẩn rất nhiều rủi ro không mong muốn. Vì thế, bạn cần phải cân nhắc thật kỹ và tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi thực hiện.

Chữa bệnh bằng mẹo dân gian

Ngoài sử dụng thuốc Tây y, người bệnh cũng có thể áp dụng các mẹo trị bệnh được lưu truyền trong dân gian để cải thiện triệu chứng của bệnh tại nhà. Đây là phương pháp trị bệnh khá lành tính, có độ an toàn cao và bạn hoàn toàn có thể tự áp dụng tại nhà. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết về cách thực hiện người bệnh có thể tham khảo:

+ Xông hơi bằng thảo dược

Các loại thảo dược thường được sử dụng để trị bệnh viêm xoang là tía tô, kinh giới, bạc hà,... Thành phần tinh chất trong thảo dược có khả năng kháng khuẩn và kháng viêm rất tốt. Khi sử dụng để nấu nước xông hơi sẽ giúp làm loãng dịch nhầy và hỗ trợ đào thải chúng ra ngoài, từ đó triệu chứng nghẹt mũi sẽ dần thuyên giảm.

Cách thực hiện khá đơn giản, bạn chỉ cần rửa sạch thảo dược rồi cho vào ấm đun sôi với lượng nước vừa đủ. Nước sôi khoảng 5 phút thì tắt bếp rồi sử dụng để xông hơi mũi họng cho đến khi nguội hoàn toàn. Áp dụng cách trị bệnh này đều đặn mỗi ngày bạn sẽ thấy triệu chứng của bệnh thuyên giảm đáng kể.

+ Dùng gừng tươi và mật ong

Gừng tươi được sử dụng trong Đông y với cái tên là sinh khương. Hàm lượng hoạt chất Gingerol dồi dào trong gừng tươi khi đi vào cơ thể sẽ có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và giảm đau rất tốt. Nếu đang bị hành hạ bởi các triệu chứng của bệnh viêm xoang, bạn có thể dùng gừng tươi để cải thiện các triệu chứng của bệnh.

Cách chữa viêm xoang bằng gừng tươi cũng khá đơn giản, bạn chỉ cần thái nhỏ rồi đem đi hãm nước ấm dùng để uống mỗi ngày. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bạn nên uống nước gừng ngay khi còn ấm và pha thêm một chút mật ong trước khi sử dụng.

Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android