Vôi Hoá Sụn Khớp

Triệu chứng và nguyên nhân

Vôi hóa sụn khớp gây ra tình trạng sưng viêm và đau nhức tại khớp, theo thời gian sẽ khiến đầu xương bị tổn thương. Bệnh lý này khởi phát do sự tích tụ canxi bất thường tại sụn khớp. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng này thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Định nghĩa

Sụn khớp là lớp mô có độ đàn hồi tốt nằm ở các đầu xương. Chức năng chính của sụn khớp là làm lớp đệm bảo vệ đầu xương, giảm chấn động và cọ xát giữa hai đầu xương mỗi khi vận động. Vôi hóa sụn khớp là tình trạng lắng đọng canxi xảy ra ở mô sụn. Triệu chứng đặc trưng của bệnh lý này là viêm đau và gây tổn thương đến đầu xương.

Vôi hóa sụn khớp là bệnh lý chỉ mới tìm thấy gần đây nhưng lại xảy ra khá phổ biến. Người lớn tuổi là đối tượng dễ mắc bệnh nhất, tuổi tác càng cao thì nguy cơ mắc bệnh sẽ càng cao.

Hình ảnh

Triệu chứng

Bệnh vôi hóa sụn khớp được chia thành nhiều thể khác nhau dựa vào nguyên nhân gây bệnh. Vì vậy, biểu hiện ra bên ngoài ở mỗi thể bệnh cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là các dấu hiệu nhận biết bệnh vôi hóa sụn khớp mà chúng tôi tổng hợp được bạn có thể tham khảo:

- Vôi hóa sụn khớp thể giả gout

  • Xuất hiện các đợt viêm cấp tính ở một số khớp trên cơ thể như khớp gối, khớp cột sống và khớp cổ chân.
  • Khớp tổn thương bị sưng đau đột ngột như gout
  • Có thêm một số triệu chứng toàn thân như mệt mỏi, sốt cao,...
  • Xét nghiệm cho thấy lượng acid uric trong máu ở mức bình thường.

- Vôi hóa sụn khớp thể đa khớp

  • Đau nhức dữ dội kéo dài ở các khớp nhỏ và có tính chất đối xứng nhau qua hai bên cơ thể
  • Có thêm các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp như sưng khớp, cứng khớp, nổi hạt tophi,...
  • Một số triệu chứng toàn thân có thể gặp là da xanh dao, đau mỏi toàn thân, ăn ngủ kém,...

- Vôi hóa sụn khớp thể giống hư khớp

  • Bị đau nhức tại khớp, khi vận động sẽ phát ra tiếng kêu lục cục hoặc lắc rắc ở bên trong.
  • Theo thời gian, khả năng vận động của khớp bị tổn thương sẽ ngày càng hạn chế.

- Vôi hóa sụn khớp ở các thể khác

  • Một số thể vôi hóa sụn khớp khác là thể tràn dịch khớp, thể tràn máu khớp, thể phá hủy khớp, thể cột sống, thể xuất hiện nhiều dị vật trong ổ khớp,.. Các thể bệnh này có thể gây ra tình trạng vôi hóa đĩa đệm và dây chằng quanh cột sống.

Nguyên Nhân

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh mà y khoa chia bệnh lý này thành hai dạng cơ bản. Cụ thể là:

  • Vôi hóa sụn khớp thể nguyên phát: Chiếm phần lớn trên tổng số ca vôi hóa sụn khớp. Thể bệnh này thường khởi phát do ảnh hưởng từ yếu tố gia định, cụ thể là di truyền.
  • Vôi hóa sụn khớp thể thứ phát: Tình trạng vôi hóa xảy ra ở sụn khớp do ảnh hưởng từ một số bệnh lý mãn tính khác như gout, tiểu đường, nhiễm thiết huyết tố, suy tuyến giáp,...

Bác sĩ chuyên khoa cho biết, tuổi tác là yếu tố chính gây ra bệnh lý này. Tuổi tác càng cao thì tình trạng lắng đọng canxi diễn ra ngày càng mạnh mẽ và dẫn đến tình trạng vôi hóa.

Phòng ngừa

Vôi hóa sụn khớp rất dễ xảy ra ở người cao tuổi và gây ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động. Nếu chẳng may mắc phải bệnh lý này, bạn cần lưu ý những điều sau đây để quá trình điều trị bệnh nhanh chóng chuyển biến tốt:

  • Thay đổi lối sống theo hướng tích cực trong suốt quá trình điều trị bệnh. Các thói quen xấu mà bạn nên loại bỏ là khuân vác vật nặng, làm việc quá sức, duy trì một tư thế trong thời gian dài, thức khuya,...
  • Ăn uống khoa học giúp quá trình phục hồi tổn thương tại sụn khớp diễn ra tốt hơn. Nên tiêu thụ các loại thực phẩm lành mạnh như rau xanh, trái cây tươi, sữa, các loại hạt và đậu,...
  • Thực đơn ăn uống hàng ngày cần hạn chế sử dụng các món chiên xào nhiều dầu mỡ, đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn quá mặn hoặc quá ngọt,... Nói không với nhóm thực phẩm chứa chất kích thích như rượu bia, thuốc lá,...
  • Tâm lý cũng tác động rất lớn đến quá trình tiến triển của bệnh. Vì vậy, người bệnh phải luôn giữ tinh thần thoải mái lạc quan, tránh tình trạng bị căng thẳng lo âu quá độ.
  • Dành thời gian tập luyện thể dục thể thao mỗi ngày để làm tăng lưu thông máu đến khớp và giúp khớp hoạt động trơn tru hơn. Nên tập luyện với cường độ phù hợp, tránh các bài tập tác động mạnh lên khớp.
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa, không tự ý ngưng hoặc uống thêm thuốc. Nhanh chóng đến bệnh viện nếu thấy cơ thể xuất hiện thêm triệu chứng bất thường.
Chẩn đoán và điều trị

Biện pháp điều trị

Khi thấy bản thân có các dấu hiệu của bệnh, bạn cần nhanh chóng liên hệ với bác sĩ để được kiểm tra và tư vấn phương pháp điều trị. Điều trị đúng cách ngay từ sớm sẽ ngăn ngừa bệnh chuyển biến sang giai đoạn nặng và giúp quá trình phục hồi diễn ra nhanh chóng hơn. Thông thường, bệnh lý này sẽ được chẩn đoán thông qua phương pháp chụp x-quang. Ở một số trường hợp, bác sĩ sẽ yêu cầu xét nghiệm sụn khớp để kiểm tra xem bạn có thực sự bị vôi hóa sụn khớp hay không.

Sau khi đã có chẩn đoán chính xác, bác sĩ sẽ dựa vào đó để lên phác đồ điều trị sao cho phù hợp. Với những trường hợp viêm cấp, bác sĩ sẽ yêu cầu sử dụng thuốc Colchicin hoặc thuốc chống viêm không steroid để cải thiện triệu chứng của bệnh. Sau khi cơn viêm cấp đã được kiểm soát, bác sĩ sẽ dựa vào thể bệnh mà bạn đang mắc phải để tư vấn phương pháp điều trị. Cụ thể là:

  • Với thể đa khớp hoặc hư khớp: Bác sĩ sẽ yêu cầu dùng thuốc chống viêm steroid hoặc tiêm steroid để cải thiện các triệu chứng của bệnh.
  • Thể phá hủy xương: Với những trường hợp khớp bị tổn thương nghiêm trọng, ngoài điều trị nội khoa bác sĩ còn yêu cầu người bệnh nên tiến hành cấy ghép khớp nhân tạo để phục hồi chức năng khớp.
  • Thể thứ phát: Người bệnh cần điều trị dứt điểm bệnh lý gây ra tình trạng này để tình trạng vôi hóa sụn khớp được khắc phục hoàn toàn.
Chuyên sâu
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android