Xạ Trị Ung Thư Dạ Dày

Xạ trị ung thư dạ dày sẽ giúp thu nhỏ khối u để dễ dàng phẫu thuật hơn hoặc nhằm giúp loại bỏ hoàn toàn các tế bào ác tính. Bệnh nhân nếu đáp ứng tốt với phương pháp này hoàn toàn có thể kéo dài thời gian sống so với dự kiến ban đầu. Tuy nhiên xạ trị cũng gây ra nhiều tác dụng phụ mà người bệnh cần biết rõ để chuẩn bị tâm lý kịp thời.

Xạ trị ung thư dạ dày khi nào?

Xạ trị ung thư dạ dày là phương pháp sử dụng tia phóng xạ hay tia X có năng lượng cao chiếu vào các tế bào ung thư nhằm kìm hãm sự phát triển, phá hỏng cấu trúc khối u và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt chúng.

Sự ra đời của phương pháp xạ trị thực sự đã đem đến rất nhiều bước tiến cho bệnh nhân ung thư dạ dày bởi có thể giúp loại bỏ được tối đa khối u, giảm đau đớn và kéo dài thời gian sống vượt khỏi tiên lượng ban đầu.

Xạ trị ung thư dạ dày
Xạ trị ung thư dạ dày sẽ giúp kìm hãm được sự phát triển của khối u đồng thời thu nhỏ kích thước để dễ dàng triệt tiêu hơn

Trong điều trị ung thư dạ dày, xạ trị thường được bắt đầu ở giai đoạn 1 do lúc này các khối u đã phát triển kích thước và mang theo nhiều hạch bạch huyết có tế bào ung thư. Trong giai đoạn sớm hầu hết các bác sĩ chỉ thực hiện phẫu thuật nội soi, nếu phát hiện thấy khối u di căn nhiều sang cách hạch bạch huyết thì có thể xem xét xạ trị để ngăn chặn nguy cơ tái phát.

Xạ trị sẽ thường được kết hợp với các phương pháp khác như phẫu thuật, hóa trị hay có thể dùng đơn độc trong một số trường hợp bệnh nhân không thể đáp ứng phẫu thuật. Thời điểm tiến hành xạ trị sẽ mang ý nghĩa và mục đích khác nhau như

  • Xạ trị trước phẫu thuật: ở những bệnh nhân ung thư dạ dày giai đoạn muộn, kích thước khối u quá to khiến việc phẫu thuật có thể gặp khó khăn và nguy hiểm. Do đó bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân xạ trị trước để kìm hãm khối u không cho xâm lấn đồng thời thu nhỏ kích thước lại để hỗ trợ cho quá trình phẫu thuật diễn ra thuận lợi hơn.
  • Xạ trị sau phẫu thuật: Nếu chỉ phẫu thuật có thể chưa đảm bảo loại bỏ được hết các khối u, đặc biệt với các khối u nhỏ rải rác, các hạch di căn.. Do đó sau phẫu thuật bệnh nhân vẫn cần thực hiện xạ trị để đảm bảo loại bỏ hoàn toàn những tế bào ung thư, giải quyết những vị trí di căn nhỏ nếu có để phòng tránh nguy cơ bệnh sót lại các tế bào ung thư khiến bệnh tái phát ở một cơ quan khác.
  • Xạ trị đơn độc: Thường phẫu thuật là biện pháp rất cần thiết để loại bỏ hết khối u có kích thước lớn. Tuy nhiên ở một số bệnh nhân có sức khỏe suy kiệt, người lớn tuổi, người có bệnh nền, khối u lan rộng khó phẫu thuật thì có thể sẽ không đủ điều kiện thể phẫu thuật xâm lấn. Do đó bác sĩ sẽ chỉ chỉ định xạ trị đơn độc nhằm không cho khối u phát triển nhờ đó giúp giảm cảm giác đau đớn cho bệnh nhân và kéo dài thời gian sống ổn hơn.

Xạ trị và hóa trị cũng được kết hợp trước và sau phẫu thuật tùy theo phác đồ của bác sĩ để đảm bảo tiến độ loại bỏ khối u hiệu quả nhất. Bệnh nhân cần tuyệt đối tuân thủ theo phác đồ và chỉ định từ bác sĩ để đảm bảo an toàn và mang lại kết quả điều trị đúng như mong đợi.

Hiện nay các phương pháp chính trong xạ trị ung thư dạ dày hay các bệnh ung thư khác đang được thực hiện như

  • Xạ trị chiếu ngoài: bác sĩ sẽ chiếu các tia xạ của máy gia tốc tuyến tính từ bên ngoài vào vị trí các khối u bên trong cơ thể.
  • Xạ trị áp sát: Bác sĩ sẽ tiến hàng đặt tia phóng xạ vào bên trong của khối u hoặc đặt tại khoang của cơ thể gần khối u.
  • Xạ trị chuyển hóa: bệnh dân hấp thụ các tia xạ bằng cách uống hay tiêm qua tĩnh mạch.

Tùy từng tình trạng của bệnh nhân mà bác sĩ sẽ chỉ định các phương pháp phù hợp. Bệnh nhân nên tìm đến các bệnh viện lớn, có đầy đủ trang thiết bị vật chất để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Quy trình thực hiện xạ trị  ung thư dạ dày

Xạ trị ung thư dạ dày thường được thực hiện theo từng giai đoạn, không phải chỉ thực hiện một lần. Bệnh nhân sẽ được chụp CT-mô phỏng nhằm có thể quét phần cơ thể được tiến hành xạ trị bởi tư thế khi bệnh nhân thực hiện chụp CT sẽ đồng nhất với tư thế xạ trị. Đây là quá trình rất quan trọng để có thể lên phác đồ điều trị cho bệnh nhân phù hợp.

Xạ trị ung thư dạ dày
Bác sĩ sẽ trao đổi và theo dõi bệnh nhân sát sao suốt quá trình xạ trị

Sau khi xem phác và thống nhất phác đồ điều trị, bác sĩ sẽ lên kế hoạch số buổi xạ trị cho bệnh nhân, thường là kéo dài trong 5- 6 tuần liên tục, mỗi tuần khoảng 5 buổi. Buổi xạ trị đầu tiên có thể kéo dài trong 2- 3 tiếng đồng hồ nhưng những buổi sau thường sẽ ngắn hơn.

Khi thực hiện xạ trị, bệnh nhân sẽ được mặc đồ riêng của bệnh viện, tháo bỏ hết trang sức, không đem theo điện thoại hay bất cứ vật dụng nào để đảm bảo an toàn tuyệt đối.

Các máy xạ trị có thể gây tiếng ồn khá lớn nhưng không gây đau cho bệnh nhân. Bệnh nhân và bác sĩ sẽ không thực hiện cùng nhau mà sau khi điều trị chỉ trí cho bệnh nhân, bác sĩ sẽ ra phòng theo dõi tiến trình và trò chuyện với bệnh nhân thông qua các máy 2 chiều. Bệnh nhân hoàn toàn có thể trao đổi với bác sĩ những vấn đề khó khăn để giảm căng thẳng.

Một vấn đề rất nhiều người quan tâm khi xạ trị ung thư dạ dày chính là có cần cách ly không, do có liên quan đến các tia phóng xạ, tia năng lượng cao. Với hệ thống biện pháp xạ trị khá hiện đại, nếu bệnh nhân chỉ thực hiện xạ trị bên ngoài để chiếu vào những vùng có khối u ác tính thì không cần cách ly bởi sẽ không gây ảnh hưởng đến những người xung quanh. Tuy nhiên nếu bệnh nhân phải uống hay tiêm các chất phóng xạ sẽ buộc phải cách ly tại phòng riêng của bệnh viện để tránh gây ảnh hưởng đến những người xung quanh.

Trước khi thực hiện xạ trị bác sĩ trao đổi kỹ với bệnh nhân và thân nhân, nếu cách ly sẽ có đội ngũ y tá phục vụ hỗ trợ nên người bệnh hoàn toàn có thể yên tâm. Trong trường hợp người bệnh cần cách ly nhưng có gia đình muốn gặp sẽ được yêu cầu ngồi xa từ 1,8m và chỉ được giao tiếp trong 30 phút. Riêng với phụ nữ có thai, người đang cho con bú hay trẻ em hầu hết không được chấp thuận gặp mặt.

Xạ trị ung thư dạ dày có khỏi bệnh không?

Xạ trị được đánh giá là biện pháp mang lại rất nhiều hiệu quả cho bệnh nhân ung thư dạ dày vì không gây xâm lấn, không gây đau đớn và thực sự có thể giảm kích thước khối u hiệu quả. Tuy nhiên để ung thư dạ dày khỏi hoàn toàn sau khi xạ trị còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố.

Xạ trị ung thư dạ dày
Bệnh nhân xạ trị trung thư dạ dày thường có tiên lượng khá tốt

Ở những bệnh nhân có thể phẫu thuật, có thể đáp ứng xạ trị tốt, có tinh thần thoải mái, bổ sung dinh dưỡng đầy đủ thì khả năng cải thiện bệnh hoàn toàn được đánh giá khá cao. Tiên lượng cải thiện bệnh sau khi xạ trị bao gồm

  • Giai đoạn sớm: Khả năng bệnh khỏi hoàn toàn là rất cao bởi xạ trị đã giúp tiêu diệt hoàn toàn được các tế bào ung thư còn sót lại.
  • Giai đoạn 1: tỷ lệ bệnh nhân có thể kéo dài cuộc sống trên 5 năm lên tới 80%.
  • Giai đoạn 2: tỷ lệ bệnh nhân có thể sống trên 5 năm lên tới 50%
  • Giai đoạn 3: sau xạ trị bệnh nhân vẫn có thể sống từ 1- 3 năm, khoảng 15 – 38% bệnh nhân có thể sống trên 5 năm
  • Giai đoạn 4: tùy từng tình trạng, nếu bệnh nhân có thể phẫu thuật kết hợp với xạ trị thì có thể sống từ 1- 2 năm, chỉ khoảng 3% người có thể sống trên 5 năm. Tuy nhiên nếu không thực hiện phẫu thuật thì tỷ lệ này có thể thấp hơn.

Thực tế nếu bệnh nhân có tính thần vui vẻ, thoải mái, đời sống lạc quan đồng thời bồi bổ cơ thể phù hợp thì hoàn toàn vẫn có thể sống dài hơn tiên lượng hơn rất nhiều. Bên cạnh đó với những người không thể phẫu thuật, việc xạ trị thực sự chỉ giúp kéo dài cuộc sống tạm thời, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống trong những ngày cuối đời không mang tác dụng hiệu quả điều trị đáng kể.

Tuy nhiên sau xạ trị ung thư dạ dày vẫn có thể tái phát trở lại theo những nguyên nhân sau

  • Cơ địa người bệnh vốn đã có những gen đột biến nên có thể làm tăng sinh để tạo thành khối u tại các vị trí khác đặc biệt khi người bệnh đang có hệ miễn dịch suy giảm
  • Xạ trị và phẫu thuật trước đó nhưng chưa điều trị triệt để, tế bào ung thư lây lan sang các cơ quan khác
  • Sau điều trị nhưng người bệnh vẫn tiếp tục thực hiện có chế độ ăn uống thiếu khoa học, lạm dụng rượu bia thuốc lá, vẫn ăn uống đồ quá mặn, đồ ăn hun khói…

Bệnh nhân sau xạ trị và các phương pháp khác cần phải tiến hành thăm khám thường xuyên theo đúng chỉ định của bác sĩ để theo dõi tiến triển bệnh và có biện pháp can thiệp phù hợp nhất.

Những tác dụng phụ sau khi xạ trị ung thư

Xạ trị ung thư dạ dày dù có thể làm thu nhỏ khối u nhưng đồng thời cũng gây ra rất nhiều tác dụng phụ cho người bệnh. Việc chuẩn bị tâm lý không tốt và không có các biện pháp bồi bổ sức khỏe sau đó có thể khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe trì trệ khiến việc điều trị giảm tác dụng. Thường trước khi tiến hành xạ trị bác sĩ cũng sẽ trao đổi với bệnh nhân và người thân để chuẩn bị tinh thần.

Xạ trị ung thư dạ dày
Buồn nôn, mệt mỏi là triệu chứng thường gặp nhất ở bệnh nhân sau khi thực hiện xạ trị

Những tác dụng phụ thường xuất hiện khi thực hiện xạ trị như

  • Chán ăn, buồn nôn: đây là những phản ứng phụ dễ gặp nhất ở hầu hết mọi bệnh nhân. Sau xạ trị bệnh nhân thường xuyên nôn ói nên không muốn ăn gì và làm cân nặng sụt giảm trong suốt quá trình điều trị.
  • Gây tổn thương nhẹ cho da: người bệnh có thể cảm thấy da hơi bỏng rát, đổi màu như bị cháy năng hay trở nên nhạy cảm hơn, dễ bị bong tróc hơn tại những vị trí có tiếp xúc với tia xạ.
  • Mệt mỏi kéo dài: bệnh nhân xạ trị thường luôn trong trạng thái mệt mỏi, khó chịu, cơ thể dường như không còn một chút năng lượng nào nên dễ sinh ra nhạy cảm và cáu gắt quá mức cần thiết.
  • Tiêu chảy: do khu vực xạ trị nằm tại dạ dày đồng thời vùng dạ dày cũng đang gặp nhiều tổn thương dẫn đến các rối loạn tiêu hóa. Bệnh nhân có thể bị tiêu chảy hằng ngày khiến toàn thân càng yếu hơn.
  • Khô miệng, đau cổ, thay đổi vị giác: thường gặp ở những bệnh nhân phải xạ trị họng do khôi u di căn. Bên cạnh cảm giác đau nhẹ và khó chịu, người bệnh cảm thấy khô miệng, mất hoặc giảm vị giác nên ngày càng không muốn ăn uống gì.

Chính do những tác dụng phụ này mà bệnh nhân trong quá trình xạ trị ung thư thường có dấu hiệu sụt cân đáng kể, tinh thần cũng đi xuống. Do đó nếu thực hiện xạ trị trước phẫu thuật người bệnh cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp chăm sóc, bồi bổ kịp thời để đảm bảo có đủ sức khỏe để thực phẫu thuật.

Hướng chăm sóc bệnh nhân sau xạ trị

Như đã nói, quá trình xạ trị có thể gây ra nhiều tác dụng phụ khiến bệnh nhân bị cạn kiệt năng lượng, cơ thể mệt mỏi, suy yếu và gầy rộc hẳn đi. Gia đình cần có biện pháp chăm sóc phù hợp theo hướng dẫn của bác sĩ để nhanh chóng lấy lại năng lượng, tinh thần và sức khỏe giúp người bệnh đẩy lùi ung thư hiệu quả nhất.

  • Nên ưu tiên cho người bệnh dùng các món mềm, lỏng như cháo, súp, cơm nhão, canh rau củ được hầm mềm hoặc thịt cũng nên xay ra để hỗ trợ hệ tiêu hóa hoạt động ổn định
  • Hạn chế nêm nếm gia vị trong món ăn, đặc biệt là các gia vị như đường, muối, ớt…
  • Không nên ép người bệnh ăn quá nhiều, có thể tập trung vào hàm lượng dinh dưỡng cao trong những món ăn hoặc chia bữa ăn thành nhiều món ăn nhỏ để người bệnh không bị sợ ăn và cũng giảm áp lực lên hệ tiêu hóa hơn
Xạ trị ung thư dạ dày
Sau xạ trị bệnh nhân cần bồi bổ dinh dưỡng phù hợp để nhanh chóng phục hồi thể lực
  • Sử dụng các loại sữa bổ sung dinh dưỡng những chú ý chọn loại sữa dành riêng cho người bị ung thư
  • Bổ sung các loại hoa quả ngọt, nhiều nước để tăng cường vitamin tốt cho hệ miễn dịch
  • Uống nhiều nước để tăng tốc độ đào thải độc tố ra khỏi cơ thể
  • Trên bụng bệnh nhân sẽ có những vết đánh dấu xạ trị, chú ý tránh lau chùi kỳ cọ hay bôi kem lên các vị trí này
  • Coi trọng giấc ngủ để sớm phục hồi năng lượng
  • Giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái lạc quan, tập các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày
  • Tuân thủ đúng các hướng dẫn trong quá trình chăm sóc tại nhà và thông báo ngay cho bác sĩ khi có các vấn đề bất thường

Chi phí xạ trị ung thư dạ dày

Tùy từng giai đoạn, số lần xạ trị, phác đồ, thiết bị máy móc mà chi phí xạ trị của từng bệnh nhân là khác nhau. Người bệnh có thể tham khảo các chi phí được đưa ra của Bộ y tế theo Thông tư 39/2018/TT – BYT được ban hành ngày 30/11/2018 như sau

  • Xạ trị bằng X Knife: 28.658.000 VNĐ
  • Xạ trị bằng máy gia tốc có điều biến liều: 1.581.000 VNĐ/ ngày
  • Xạ trị bằng máy gia tốc tuyến tính 504.000 VNĐ/ ngày
  • Xạ trị áp sát liều cao tại dạ dày: 3.274.000 VNĐ/ lần
  • Xạ trị áp sát liều thấp: 1.381.000 VNĐ/ lần.

Các chi phí chưa bao gồm máy móc, chi phí xét nghiệm, chi phí lên phác đồ điều trị, chi phí thuốc men, chi phí nằm viện, chi phí ăn uống trong điều trị. Tùy từng trường hợp mà bệnh nhân phải thực hiện từ 5 – 20, 30 lần xạ trị vì vậy chi phí tổng thực tế khá cao, có thể lên tới vài chục triệu đồng. Ngoài ra còn rất nhiều chi phí khác cho toàn bộ quá trình điều trị ung thư dạ dày như phẫu thuật, hóa trị… Bệnh nhân có thể tiêu tốn hàng trăm triệu đồng, đây là một con số rất lớn và trở thành gánh nặng cho nhiều người.

May mắn là hiện nay bảo hiểm y tế có chấp nhận chi trả cho xạ trị. Tùy theo đối tượng, điều trị bệnh viện có đúng tuyến hay không, thời gian đóng bảo hiểm mà mức chi trả khác nhau, thậm chí có thể lên tới 100%. Bên cạnh đó nếu bệnh nhân có tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm nhân thọ thì mức phí được chi trả cũng khá tốt.

Xạ trị ung thư dạ dày dù có thể đem lại nhiều kết quả tốt cho người bệnh nhưng cũng không đảm bảo loại bỏ bệnh hoàn toàn. Sau xạ trị bệnh nhân vẫn nên tiếp tục tái khám định kỳ để nắm bắt rõ tiến triển điều trị kết hợp với bồi bổ cơ thể, suy nghĩ tích cực để phòng tránh tối đa nguy cơ bệnh quay trở lại.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android