Xét Nghiệm AFP

Tổng quan

AFP tồn tại trong cơ thể người khỏe mạnh với một nồng độ rất nhỏ. Vậy xét nghiệm AFP để làm gì, được thực hiện như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ đưa tới bạn đọc những thông tin chi tiết nhằm giải đáp các vướng mắc trên.

Tổng quan

AFP (Alpha-fetoprotein) là một loại protein được tạo ra bởi bào gan của bào thai và có trong huyết tương người. Nồng độ của protein này ở trẻ sơ sinh cao và giảm dần trong giai đoạn phát triển. Người trưởng thành sẽ có nồng độ AFP rất nhỏ (dưới 10bg/ml).

Do một số nguyên nhân như mang thai, bệnh lý về gan, ung thư, u tế bào mầm… lượng AFP tăng cao trong cơ thể. Việc xét nghiệm AFP giúp xác định hàm lượng protein này trong máu, từ đó chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe.

Việc xét nghiệm AFP giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe
Việc xét nghiệm AFP giúp chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe

Tại sao nó được thực hiện

Bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh làm xét nghiệm kiểm tra nồng độ Alpha-fetoprotein trong các trường hợp sau:

  • Chẩn đoán ung thư thế bào gan nguyên phát, ung thư tế bào mầm không phải tế bào mầm sinh dục…
  • Chẩn đoán ung thư tinh hoàn, buồng trứng.
  • Sàng lọc khuyết tật ống thần kinh của thai nhi như tật nứt đốt sống hoặc quái thai không não.
  • Theo dõi quá trình điều trị cho bệnh nhân ung thư.

Phụ nữ mang thai được khuyến cáo làm xét nghiệm ở tháng thứ 4 của thai kỳ. Người bình thường hoặc có vấn đề về gan nên đi kiểm tra AFP định kỳ 6 tháng/lần.

Thực hiện

Quy trình thực hiện xét nghiệm không quá phức tạp, tương tự xét nghiệm máu. Đầu tiên, bác sĩ sẽ tư vấn, giải thích cho người bệnh về các bước kiểm tra. Mẫu máu được lấy từ tĩnh mạch cánh tay của người bệnh sau đó đem đi phân tích.

Lượng máu lấy không nhiều, theo đó bạn có thể hoạt động bình thường và không gặp nhiều đau đớn. Kết quả xét nghiệm được trả về nhanh chóng chỉ sau vài giờ. Đây sẽ là cơ sở để bác sĩ đưa ra chỉ định điều trị phù hợp. Nếu kết quả bất thường, người bệnh có thể cần làm thêm một số kiểm tra bổ sung để tìm ra chính xác nguyên nhân.

Kết quả

Kết quả kiểm tra nồng độ AFP có ý nghĩa quan trọng với phụ nữ mang thai và người đang có vấn đề về gan, giống với mục đích của xét nghiệm beta.

Ý nghĩa xét nghiệm AFP với mẹ bầu

Xét nghiệm AFP khi mang thai ở tháng thứ 4 giúp chẩn đoán một số dị tật ở thai nhi. Kết quả sàng lọc có ý nghĩa như sau:

  • Tình trạng bình thường: Khi âm tính hoặc nhỏ hơn 30,25ng/ml có nghĩa thai nhi phát triển ổn định, bình thường.
  • Bất thường: Nồng độ AFP cao trên 2,5 lần mức bình thường cho thấy nguy cơ dị tật nứt cột sống cao ở thai nhi. Nếu nồng độ AFP giảm thấp bất thường, thai nhi có nguy cơ mắc hội chứng Down hoặc Edwards. Thai chết trong một số trường hợp khi chỉ số AFP giảm ở lần đo trước của thai kỳ.

Kết quả kiểm tra không mang ý nghĩa chẩn đoán, do nhiều trường hợp nồng độ AFP bất thường không ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi. Điều này xảy ra do nhiều yếu tố ảnh hưởng như: Thai đôi, thai ba, vấn đề cân nặng của thai phụ, bệnh đái tháo đường…

Tuy nhiên, nếu kết quả xét nghiệm bất thường, mẹ bầu cần siêu âm, chọc ối hoặc một số kiểm tra khác để có kết luận chính xác. Những xét nghiệm bổ sung này sẽ được bác sĩ chỉ định theo từng trường hợp cụ thể.

Ý nghĩa xét nghiệm AFP với mẹ bầu
Ý nghĩa xét nghiệm AFP với mẹ bầu

Ý nghĩa xét nghiệm AFP tầm soát ung thư gan

Tương tự phương pháp xét nghiệm chức năng gan, xét nghiệm AFP giúp phát hiện các bệnh lý về gan như ung thư gan, xơ gan, viêm gan… Ở người bình thường nồng độ Alpha-fetoprotein vào khoảng 0 – 8 ng/mL. Khi chỉ số này lên cao trên 200 ng/mL, rất có thể bạn đang bị ung thư gan.

Khi kết quả kiểm tra AFP cao, bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm xét nghiệm AFP-L3% (L3AFP) để đưa ra kết luận chính xác. Chỉ số AFP-L3% từ 10% cho thấy nguy cơ mắc ung thư gan cao hơn và cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu sức khỏe. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp bác sĩ phát hiện ra các trường hợp có khối u hoặc ung thư khác như u tinh hoàn, u phôi bào, u buồng trứng,…

Ý nghĩa chỉ số AFP được hiểu như sau:

  • Nồng độ AFP < 10ng/ml: Sức khỏe bình thường.
  • AFP < 200ng/ml là tăng nhẹ: Nguy cơ cao bị ung thư gan.
  • Nồng độ AFP < 500ng/ml: Người bệnh ung thư gan hoặc có tình trạng viêm gan mạn tính.
  • AFP > 500ng/ml: Nguy cơ 99% là ung thư tế bào gan, ung thư buồng trứng ở nữ hoặc ung thư tinh hoàn ở nam giới.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương
ThS.BS.CKI Nguyễn Trung Đương
ThS.BS Nguyễn Hữu Lĩnh
ThS.BS Nguyễn Hữu Lĩnh
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android