Xét Nghiệm Chẩn Đoán Lupus Ban Đỏ

Tổng quan

Các dấu hiệu của lupus ban đỏ thường khá đa dạng và dễ nhầm lẫn với một số bệnh lý khác nếu không thực hiện kiểm tra đầy đủ. Các xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong việc điều trị nên người bệnh cần tìm đến các bệnh viện uy tín, có đầy đủ chuyên môn, thiết bị máy móc và bác sĩ giỏi để đảm bảo những kết quả chính xác nhất.

Tổng quan

Hiện nay chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây lupus ban đỏ mà chỉ có thể biết bệnh có liên quan đến rối loạn hệ miễn dịch làm các mô, tế bào khỏe mạnh của cơ thể vô tình bị tấn công.  Do chưa xác định chính xác cơ chế gây bệnh nên vẫn chưa có thể loại bỏ hoàn toàn căn bệnh này, bệnh có xu hướng tiến triển mãn tính và kéo dài suốt cuộc đời người bệnh.

 Hiện nay có hai dạng lupus chính là lupus ban đỏ hệ thống và lupus ban đỏ dạng đĩa. Các triệu chứng của lupus vô cùng đa dạng, vừa phát ban trên da lại vừa gây nhức nhức khớp, do đó ở những thời điểm ban đầu một số người có thể nhầm lẫn với các triệu chứng của viêm khớp dạng thấp. Càng về sau, các triệu chứng bệnh còn tác động đến cả huyết áp, phổi, gan, thận hay tim mạch khiến nhiều người không biết bản thân đang mắc bệnh gì.

Việc thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ là cực kỳ cần thiết. Các xét nghiệm này mang giá trị quan trọng trong việc đưa ra kết quả chính xác về dạng lupus, tình trạng hay các biến chứng liên quan. Chỉ khi có kết quả chính xác cuối cùng thì bác sĩ mới có thể đưa ra hướng điều trị phù hợp cho từng người.

Thực hiện

Cụ thể, xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ thường được yêu cầu thực hiện bao gồm

Xét nghiệm công thức máu toàn bộ

Xét nghiệm máu là xét nghiệm phổ biến được dùng trong hầu hết các bệnh lý. Mục đích của xét nghiệm này là kiểm tra số lượng hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu và lượng huyết sắc tố – một loại protein trong hồng cầu. Thông qua kết quả trả về có thể xác định các nghi vấn liên quan đến bệnh lupus ban đỏ.

Chẳng hạn thiếu máu hay có lượng bạch cầu hoặc tiểu cầu thấp đều là những dấu hiệu có liên quan đến bệnh lupus, ít nhất 50% người bệnh gặp tình trạng này. Bác sĩ cũng có thể chỉ định thêm xét nghiệm máu CBC để làm rõ các dấu hiệu tiềm ẩn này. Dù vậy để xác định lupus cần thông qua rất nhiều xét nghiệm chứ không thể dùng đơn độc xét nghiệm máu.

Kháng thể kháng nhân ANA

Kháng thể kháng nhân ANA được coi như công cụ sàng lọc để xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ cho các bệnh nhân có nghi ngờ. Theo đó kháng thể kháng nhân là một loại kháng thể xuất hiện ở hầu hết các bệnh nhân bị lupus ban đỏ với khả năng chống lại tác nhân của những tế bào. Việc quan sát các kháng thể này cũng giúp bác sĩ có thể xác định đó là lupus ban đỏ hệ thống hay lupus ban đỏ dạng đĩa.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nào có kết quả kháng thể kháng nhân ANA (+) tính cũng là bị lupus. Một vài bệnh lý khác dù không liên quan đến bệnh tự miễn cũng có thể mang kết quả này. Do đó mới cần thêm các kết quả xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ khác để đảm bảo đủ tiêu chí của bệnh .

Để thực hiện xét nghiệm này, bệnh nhân vẫn có thể ăn uống như bình thường, nếu có sử dụng bất cứ loại thuốc nào hay chất kích thích cũng cần thông báo với bác sĩ để phòng trường hợp dương tính da. Bác sĩ sẽ rút 3-4ml huyết thanh cho vào ống có hoặc không chứa chất chất chống đông heparin và tiến hành phân tích bằng các kỹ thuật miễn dịch enzyme; miễn dịch hóa phát quang và miễn dịch huỳnh quang gián tiếp để đưa ra kết quả cuối cùng.

Kháng thể kháng nhân ANA là công cụ quan trọng để sàng lọc lupus ban đỏ
Kháng thể kháng nhân ANA là công cụ quan trọng để sàng lọc lupus ban đỏ

Xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ – Xét nghiệm ESR

Xét nghiệm ESR (Erythrocyte Sedimentation Rate) hay còn được gọi là xét nghiệm độ lắng hồng cầu hoặc tốc độ máu lắng.  Theo đó nếu quan sát thấy tốc độ lắng càng nhanh thì tình trạng viêm càng nghiêm trọng hơn. Việc phát hiện các tình trạng  viêm cũng được coi là một dấu hiệu cho thấy lupus đang hoạt động.

Xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ này còn nhằm theo các các tiến triển của bệnh xem có đáp ứng với việc điều trị hay không. Người bệnh sẽ được lấy một lượng máu vừa đủ, cho vào ống nghiệm đã được sát trùng và hút chân không có chứa chất chống đông bên trong, sau đó dựng thẳng đứng trên giá trong vòng 1 – 2  để quan sát tốc độ lắng của máu.

Tuy nhiên sốt cấp thấp, nhồi máu cơ tim, viêm gan B hay viêm gan C cũng có thể cho kết quả dương tính ở xét nghiệm ESR nên không thể chỉ thực hiện đơn độc. Xét nghiệm này cũng có thể không được chỉ định dùng để chẩn đoán phân biệt cho những bệnh nhân nghi ngờ lupus xảy ra do nhiễm trùng.

Xét nghiệm Protein phản ứng C (CRP)

Xét nghiệm Protein phản ứng CRP (C – reactive protein) cũng là một xét nghiệm để kiểm tra tình trạng viêm xảy ra ở những người bị lupus ban đỏ. Bình thường sẽ không tìm thấy loại protein này trong máu hoặc nếu có cũng chỉ có chỉ số rất thấp nhưng nếu cơ thể đang bị viêm do yếu tố nhiễm trùng ở lupus thì cơ thể sẽ tăng cường sản xuất protein phản ứng C khiến nồng độ protein này có trong huyết thanh tăng cao.

Chỉ số này thường tăng trong vòng 6 tiếng kể từ khi có triệu chứng viêm nên xét nghiệm Protein phản ứng CRP thường cho kết quả sớm hơn xét nghiệm ESR trong chẩn đoán lupus ban đỏ. Giá trị CRP vẫn giữ nguyên kể cả khi có sự thay đổi của globulin máu và hematocrit.

Với phương pháp này, sau khi lấy máu của người bệnh, nhân viên y tế sẽ lưu mẫu ở nhiệt độ phòng trong 24h đầu rồi đem tách huyết thanh và lưu trữ ở nhiệt độ 4- 5 độ C trong 5 ngày sẽ cho ra kết quả cuối cùng.Dù vậy đôi khi kết quả cũng phát hiện thấy protein phản ứng C  do các nguyên nhân khác như nhiễm trùng, viêm và xuất huyết ruột hay nhiễm trùng xương nên nếu chỉ thực hiện xét nghiệm này cũng không thể đưa ra kết quả cuối cùng.

Xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ – Kháng Ro(SSA) và kháng La(SSB)

Kháng Ro(SSA) và kháng La(SSB) thường được tìm thấy cùng nhau, đều có tính đặc hiệu chống lại protein ribonucleic acid – RNA (một axit nucleic đảm nhiệm vai trò chuyển thông tin di truyền của DNA nhằm phục vụ cho việc tổng hợp protein theo các đặc điểm và chức năng đã chỉ định) nên có thể đem đến giá trị cao trong việc chẩn đoán các bệnh tự miễn, chẳng hạn như lupus ban đỏ.

Theo đó, một vài dấu hiệu liên quan đến các kháng thể này như

  • Kháng thể Ro(SSA): khoảng 24 – 60% bệnh nhân mắc lupus ban đỏ có phát hiện thấy kháng thể này trong và khoảng 70% người bệnh có mắc hội chứng rối loạn tự miễn Sjögren ( rối chứng rối loạn tự miễn các tuyến ngoại tuyến)
  • Kháng La(SSB): phát hiện thấy khoảng 35% người mắc hội chứng rối loạn tự miễn Sjögren có mang kháng thể thể này.

Hội chứng rối loạn tự miễn Sjögren thường cũng đi kèm với các loại rối loạn miễn dịch khác, chẳng hạn như lupus ban đỏ nên có thể thông qua xét nghiệm này để chẩn đoán. Bên cạnh đó cả kháng Ro(SSA) và kháng La(SSB) đều có liên quan đến hội chứng lupus sơ sinh nên nếu tìm thấy các kháng thể này ở người mẹ thì cần theo dõi thai nhi để phòng các biến chứng nguy hiểm khác xuất hiện.

Tất nhiên không thể khẳng định hoàn toàn nếu có Kháng Ro(SSA) và kháng La(SSB)  là mắc bệnh lupus nên vẫn cần thực hiện song song với các xét nghiệm khác.

Xét nghiệm kháng thể dsDNA

Anti-dsDNA là một tự kháng thể được sản xuất ra khi hệ thống miễn dịch của bản thân không còn có khả năng phân biệt được thành phần tế bào của chính mình hay chính là liên quan đến các rối loạn tự miễn như lupus ban đỏ. Xét nghiệm kháng thể dsDNA nhằm đo lượng kháng thể deoxyribonucleic acid sợi kép trong máu để xác định các bệnh tự miễn.

Có từ 70-  90% người bệnh lupus ban đỏ cho kết quả dương tính với kháng thể dsDNA nên đây là một xét nghiệm chẩn đoán có tính đặc hiệu khá cao. Mức độ đo lường của kháng thể càng cao đồng nghĩa với việc mắc lupus càng nặng, thậm chí có liên quan đến các biến chứng tại thận  như suy thận do lupus nên cần nhanh chóng có hướng điều trị kịp thời.

Dù vậy vẫn có khoảng 25% bệnh nhân lupus cho kết quả âm tính với kháng thể dsDNA . Mặt khác kháng thể dsDNA  cũng xuất hiện ở những bệnh nhân viêm đa cơ, xơ cứng bì hội chứng rối loạn tự miễn Sjögre hay viêm khớp dạng thấp.

Xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ – Xét nghiệm kháng Sm

Sm (Smith) là một protein được tìm thấy trong nhân tế bào và có thể kháng trực tiếp B/B’, D1, D2, D3, E, F, G. Thống kê cho thấy có 5% bệnh nhân lupus có kháng thể này tại Châu Âu và 30% người bệnh tại Bắc Mỹ. Thông qua kỹ thuật huỳnh quang có thể nhìn thấy kháng thể kháng Sm dưới dạng hình lốm đốm phát quang.

Anti Sm thường đặc hiệu với lupus cao hơn nhưng lại ít được thực hiện hơn Anti-dsDNA. Trong một vài trường hợp để chính xác hơn  bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện xét nghiệm kháng thể Anti-Sm kết hợp với kháng thể RNP để cho kết quả chính xác hơn.

Thường nếu lượng Anti Sm tăng sẽ liên quan đến lupus ban đỏ hệ thống. Tuy nhiên vẫn có khoảng 70% bệnh nhân âm tính với xét nghiệm này nên vẫn phải thực hiện cùng lúc với các kiểm tra khác.

Xét nghiệm bổ thể protein (complement)

Bổ thể protein (complement) cũng có liên quan đến tình trạng viêm nên cũng được dùng trong xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ. Những người lupus thường xuất hiện ở mức độ bổ thể thấp nên bác sĩ có thể thông qua xét nghiệm này để kiểm tra tình trạng diễn biến của bệnh.

Tuy nhiên cũng tương tự như các xét nghiệm khác việc xét nghiệm bổ thể protein (complement) cũng có thể cho kết quả âm tính ở người lupus ban đỏ hoặc dương tính với một số người gặp các vấn đề sức khỏe khác.

Kiểm tra độ lọc cầu thận

Các vấn đề liên quan đến lupus ban đỏ thường gây ra các ảnh hưởng tại thận nên bác sĩ cũng yêu cầu kiểm tra độ lọc cầu thận để phòng tránh các biến chứng nguy hiểm có thể xuất hiện. Kết quả này sẽ dựa trên mức độ creatinin, tuổi, giới tính, chủng tộc và cân nặng để tính toán. Qua đó cho kết quả bệnh thận ( nếu có) ở những người bị lupus ban đỏ.

Kiểm tra độ lọc cầu thận  để xem xét những tổn thương tại thận
Kiểm tra độ lọc cầu thận để xem xét những tổn thương tại thận

Xét nghiệm nước tiểu chẩn đoán lupus ban đỏ

Xét nghiệm nước tiểu không dùng để chẩn đoán bệnh lupus ban đỏ mà dùng để đánh giá các biến chứng do lupus gây ra cho thận. Theo đó những xét nghiệm này thường bao gồm

  • Protein nước tiểu/Microalbumin niệu.
  • Độ thanh thải Creatinin.
  • Xét nghiệm nước tiểu.

Xét nghiệm hóa học

Các xét nghiệm hóa học đánh giá chức năng gan, thận, chức năng phổi hay tim mạch khác cũng được thực hiện nhằm xem xét mức độ ảnh hưởng của lupus lên cơ quan nội tạng của cơ thể. Điều này nhằm sớm phát hiện các vấn đề bất thường và nhanh chóng đưa ra hướng kiểm soát kịp thời, phòng tránh các biến chứng nguy hiểm xuất hiện.

Nói chung không thể kiểm tra lupus ban đỏ chỉ thông qua một xét nghiệm duy nhất. Người bệnh nếu có nghi ngờ mắc bệnh nên tìm đến các bệnh viện lớn uy tín, có đầy đủ thiết bị máy móc để thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán lupus ban đỏ chính xác nhất. Trước khi đi xét nghiệm có thể tham khảo trước với bác sĩ về việc nhịn ăn uống để quá trình thực hiện các xét nghiệm suôn sẻ hơn. Hy vọng những chia sẻ trên đây đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Bác Sĩ Lê Hữu Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
Lương Y Đỗ Minh Tuấn
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
TS.BS Nguyễn Thị Vân Anh
Verified
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android