Chức Năng Gan

Tổng quan

Theo y khoa, trong cơ thể, gan có đến hơn 500 nhiệm vụ khác nhau. Vì vậy, xét nghiệm chức năng gan là việc làm cần thiết, nên tiến hành định kỳ. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm những tổn thương ở gan, từ đó hạn chế ảnh hưởng đến các bộ phận khác.

Tổng quan

Tổn thương ở gan thường kéo theo nhiều hệ lụy nghiêm trọng khác xảy ra ở nhiều bộ phận. Nó khiến bạn bị suy giảm chức năng đông máu trong xơ gan, bị bệnh não gan, suy gan…

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này có thể do bạn uống rượu hoặc hút thuốc nhiều, nhiễm virus viêm gan B hoặc virus viêm gan C, mắc bệnh ung thư, lao, lupus ban đỏ.

Hầu hết các biểu hiện bệnh đều không rõ ràng ở giai đoạn đầu hoặc dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác. Vì vậy, xét nghiệm chức năng gan là một trong những cách tốt nhất để phát hiện sớm các tổn thương ở cơ quan này.

Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện nhiều tổn thương về sức khỏe
Xét nghiệm chức năng gan giúp phát hiện nhiều tổn thương về sức khỏe

Tại sao nó được thực hiện

Gan là nội tạng quan trọng trong cơ thể, thực hiện hơn 500 chức năng, trong đó phải kể đến:

  • Nhiệm vụ đào thải độc tố tồn đọng trong cơ thể.
  • Nhiệm vụ hỗ trợ quá trình hấp thu và chuyển hóa dinh dưỡng.
  • Dự trữ khoáng chất, vitamin.
  • Tổng hợp protein, enzyme.
  • Kháng viêm, diệt khuẩn.
  • Sản xuất hormone và các yếu tố tham gia cầm máu, làm đông máu.

Khi chức năng gan suy giảm, cơ thể có biểu hiện sụt cân, vàng da, mệt mỏi, tiểu tiện và đại tiện sẫm màu, nôn hoặc buồn nôn, tiêu chảy… Lúc này, bạn nên đến gặp bác sĩ để đề nghị thực hiện các xét nghiệm về gan. Ngoài ra, khi bạn bị nhiễm trùng hoặc mong muốn có thai cũng cần kiểm tra sức khỏe của gan. Bởi vì chức năng gan ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe thai kỳ cũng như khả năng cải thiện viêm nhiễm.

Tương tự như xét nghiệm chức năng thận, các xét nghiệm gan đều nhằm kiểm tra bộ phận này còn đảm nhiệm tốt chức năng của nó hay không. Tuy nhiên, không phải phương pháp nào cũng giúp bác sĩ khẳng định đầy đủ về tình trạng sức khỏe ở gan. Một số trường hợp, người ta cần tiến hành kết hợp nhiều phương pháp để chẩn đoán chính xác vấn đề mà gan của bạn đang mắc phải.

Thực hiện

Ngày nay, để xét nghiệm gan, y học hiện đại đã có nhiều phương pháp như đo nồng độ enzyme ALP, ALT hoặc định lượng Albumin, Bilirubin…

Xét nghiệm đánh giá chức năng gan bằng cách đo nồng độ enzyme

Nồng độ các enzyme ALT, ALP, AST trong cơ thể cho biết gan và một số bộ phận khác có khỏe mạnh hay không. Vì vậy, để xét nghiệm gan mật, người ta tiến hành đo nồng độ này.

Enzyme ALT (Alanine Transaminase) có mặt trong các chuyển hóa protein của cơ thể. Ở người bình thường, ALT trong máu dưới 40 U/L. Nếu tế bào ở gan bị tổn thương thì ALT sẽ được giải phóng thêm vào máu. Vì vậy, khi chỉ số xét nghiệm máu cho thấy ALT vượt quá 40 U/L thì có thể chẩn đoán bệnh nhân có thương tổn ở tế bào gan.

AST (Aspartate Transaminase) được tìm thấy nhiều ở cả tim, gan và các cơ. Giá trị bình thường của nó trong máu là dưới 37 U/L. Khi tim, gan hay cơ có tổn thương, AST sẽ tăng lên trong máu. Nếu chỉ dựa vào chỉ số AST, bác sĩ chưa thể khẳng định bệnh nhân bị suy giảm chức năng gan. Xét nghiệm này thường được thực hiện cùng việc kiểm tra nồng độ ALT. Từ tỷ lệ ALT/AST, chuyên gia sức khỏe mới có nhiều thông tin hữu ích để chẩn đoán bệnh.

ALP (Alkaline phosphatase) cũng là một enzyme có ở gan và cả ống mệt, hệ xương. Người bình thường có chỉ số ALP trong máu đạt từ 45 – 115 U/L. Riêng trẻ nhỏ và phụ nữ mang bầu, con số này thường cao hơn. Trong các chỉ số xét nghiệm chức năng gan người ta cũng quan tâm đến nồng độ ALP. Đó là một căn cứ bổ trợ giúp bác sĩ chẩn đoán về chức năng gan.

Nồng độ một số enzyme trong máu phản ánh sức khỏe của gan
Nồng độ một số enzyme trong máu phản ánh sức khỏe của gan

Định lượng Albumin, Bilirubin

Albumin là protein quan trọng do gan tổng hợp ra. Nó có nhiệm vụ tạo áp lực keo huyết tương, giúp chị em mang bầu hạn chế tình trạng rạn da. Đồng thời protein này còn cung cấp chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp vận chuyển hormone và vitamin cùng một số chất trong máu.

Ở người bình thường, Albumin trong máu đạt 35 – 50g/L. Chỉ số này giảm chứng tỏ khả năng sản xuất Albumin của gan đã suy yếu.

Trong các xét nghiệm gan, ngoài chỉ số Albumin người ta còn quan tâm đến hàm lượng Bilirubin. Đây là sản phẩm của quá trình thoái hóa hồng cầu. Đối với cơ thể, nó là chất độc được đào thải ra ngoài nhờ quá trình liên hợp với axit glucuronic nhằm khử độc. Quá trình này diễn ra ở gan.

Xét nghiệm máu toàn phần cho kết quả Bilirubin dưới 17 µmol/L thì khả năng khử độc của gan vẫn bình thường. Nếu gan bị tổn thương, khả năng khử độc Bilirubin giảm, nồng độ chất này trong máu sẽ tăng lên.

Ngoài các phương pháp trên, để xét nghiệm chức năng gan thận, người ta còn tiến hành đo nồng độ LDH, hàm lượng ferritin, Globulin và Prothrombin… Tùy từng trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện nghiệm pháp nào.

Kết quả

Thực tế, chỉ số xét nghiệm gan là cơ sở quan trọng để bác sĩ đưa ra chẩn đoán. Tuy nhiên, nếu không thực hiện đúng quy trình, kết quả sẽ có sai lệch. Để việc kiểm tra chức năng gan được chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí nhất, các bác sĩ chia sẻ:

  • Người chuẩn bị làm xét nghiệm tuyệt đối không ăn uống trong ít nhất là 4 – 6 tiếng, trừ sử dụng nước lọc.
  • Không được sử dụng bất kỳ loại thuốc nào trước khi xét nghiệm kiểm tra chức năng gan. Tốt nhất kiêng uống thuốc trong vòng ít nhất 12 tiếng trước khi lấy mẫu. Việc này nhằm đảm bảo các thành phần của thuốc không ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
  • Kiêng hoàn toàn các chất kích thích như thuốc lá, bia, rượu, cà phê ít nhất 4 tiếng trước khi lấy mẫu. Bởi vì trong đó có thể chứa nicotine làm thay đổi chỉ số xét nghiệm.
  • Thời gian lấy mẫu xét nghiệm tốt nhất là vào buổi sáng sau khi bạn ngủ dậy. Lúc này, các chỉ số xét nghiệm máu thường chính xác nhất.
  • Xét nghiệm chức năng gan bao nhiêu tiền và khi nào có kết quả còn tùy thuộc vào phương pháp tiến hành và đơn vị thực hiện. Vì vậy, bạn nên tìm hiểu kỹ toàn bộ thông tin về xét nghiệm gan trước khi lựa chọn địa chỉ lấy mẫu, gói xét nghiệm.

Trên đây là một số thông tin trả lời câu hỏi xét nghiệm chức năng gan gồm những gì. Hy vọng bài viết đã giúp bạn hiểu rõ hơn về quy trình làm xét nghiệm gan cũng như những lưu ý quan trọng khi tiến hành nghiệm pháp này.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android