Xét Nghiệm CRP

Tổng quan

Xét nghiệm CRP là phương pháp kiểm tra giúp đánh giá mức độ viêm và theo dõi mức độ đáp ứng điều trị các bệnh lý nhiễm trùng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn đọc giải đáp khi nào người bệnh cần làm xét nghiệm này, quy trình cũng như ý nghĩa của các chỉ số. 

Tổng quan

CRP viết tắt của protein C reactive, là một protein do gan sản xuất, đóng vai trò quan trọng trong phản ứng của hệ miễn dịch. Protein này thường không xuất hiện hoặc xuất hiện với nồng độ thấp trong máu người bình thường.

Trường hợp xuất hiện tình trạng viêm cấp, phá hủy mô trong cơ thể sẽ kích thích sản sinh CRP trong gan. Khi này, ngoài xét nghiệm chức năng gan, phương pháp xét nghiệm CRP giúp xác định tình trạng viêm nhiễm trong cơ thể.

Giá trị của chỉ số CRP sẽ không chịu ảnh hưởng bởi sự thay đổi globulin máu và hematocrit. Do đó, giá trị chẩn đoán khi nồng độ globulin hoặc hematocrit máu thay đổi được đảm bảo, hỗ trợ tốt cho việc điều trị. Tuy nhiên CRP không mang tính chất đặc hiệu, nồng độ protein này tăng mạnh ở tất cả tình trạng viêm.

Xét nghiệm CRP là phương pháp kiểm tra giúp đánh giá mức độ viêm
Xét nghiệm CRP là phương pháp kiểm tra giúp đánh giá mức độ viêm

Có 2 loại xét nghiệm CRP định lượng với mục đích và phạm vi đo khác nhau:

  • CRP tiêu chuẩn: Đo chỉ số từ 8 - 1000 mg/L (hoặc 0,8 - 100 mg/dL). Kỹ thuật này được chỉ định cho người đang có tình trạng viêm nặng như nhiễm trùng hoặc đang mắc phải bệnh mãn tính.
  • Kiểm tra hs-CRP: Kết quả có độ nhạy cao hơn, CRP được đo trong khoảng từ 0,3 - 10 mg/L. Bác sĩ thường chỉ định xét nghiệm để đánh giá nguy cơ tim mạch tiềm ẩn.

Tại sao nó được thực hiện

Chỉ số CRP sẽ tăng trong vòng 6h kể từ khi cơ thể có tình trạng viêm. Theo đó, bác sĩ có thể xác định được hiện tượng viêm ở người bệnh bằng kỹ thuật xét nghiệm CRP sớm hơn so với việc kiểm tra tốc độ lắng hồng cầu. Phương pháp xét nghiệm này được chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Kiểm tra và theo dõi tình trạng nhiễm trùng hậu phẫu: 2 - 6h sau mổ, nồng độ CRP thường tăng và giảm sau ngày thứ 3. Nếu xét nghiệm thấy nồng độ protein này tăng quá 3 ngày có nghĩa tình trạng nhiễm trùng mới có thể đã xuất hiện.
  • Phát hiện nhiễm trùng: Xét nghiệm nhằm xác định hiện tượng nhiễm trùng cùng một số bệnh lý gây viêm như ung thư hạch bạch huyết, Lupus, xuất huyết ruột, viêm khớp, nhiễm trùng xương…
  • Xác định khả năng đáp ứng điều trị: Kết quả xét nghiệm giúp bác sĩ đánh giá khả năng người bệnh có thể đáp ứng điều trị được hay không. Điều này đặc biệt ý nghĩa với người bệnh ung thư, đang điều trị nhiễm trùng… Nồng độ CRP tăng nhanh và giảm xuống bình thường khi bệnh nhân có khả năng đáp ứng tốt.

Xét nghiệm CRP được tiến hành bằng cách lấy mẫu máu
Xét nghiệm CRP được tiến hành bằng cách lấy mẫu máu

Thực hiện

Việc làm kiểm tra CRP được bác sĩ chỉ định cho từng trường hợp người bệnh nhất định. Quy trình làm xét nghiệm tương tự phương pháp xét nghiệm máu, cụ thể gồm các bước:

  • Bước 1: Bác sĩ sẽ hướng dẫn và tư vấn quá trình chuẩn bị làm xét nghiệm. Việc nhịn ăn trước khi kiểm tra là không bắt buộc với mọi trường hợp. Việc ăn uống của người bệnh vẫn diễn ra bình thường, trừ một số trường hợp cần nhịn ăn trước khi kiểm tra 4 - 12 tiếng theo yêu cầu.
  • Bước 2: Nhân viên y tế sẽ thực hiện các thao tác lấy mẫu máu để kiểm tra. Sau khi lấy máu, nhân viên y tế tiếp tục thao tác băng, ép để cầm máu.
  • Bước 3: Mẫu xét nghiệm được bảo quản cẩn thận và đem đi kiểm tra. Bác sĩ sử dụng kết quả xét nghiệm để đưa ra phác đồ điều trị bệnh cụ thể.

Mẫu xét nghiệm được bảo quản cẩn thận và đem đi kiểm tra
Mẫu xét nghiệm được bảo quản cẩn thận và đem đi kiểm tra

Kết quả

Nhiều người bệnh lo lắng không biết xét nghiệm CRP dương tính có nguy hiểm không? Đọc hiểu kết quả kiểm tra giúp bạn giải đáp vướng mắc này.

Ý nghĩa của xét nghiệm

Thông thường, CRP ở mức cho phép của người khỏe mạnh vào khoảng 0 - 1mg/dL hoặc <10mg/L. Nếu chỉ số tăng cao có nghĩa tình trạng bệnh phức tạp, cần có hướng điều trị mới từ bác sĩ. Ngược lại nếu CRP đang cao và giảm xuống cho thấy tình trạng viêm được cải thiện, bệnh nhân tiến triển tốt.

Ngoài ra, CRP trong máu giảm tương ứng với LDL - cholesterol trong huyết thanh cũng giảm. Chỉ số LDL giảm dưới 70mg/100ml cho thấy khả năng người bệnh ít bị tái phát bệnh tim, giảm dưới 2mg/l tương ứng giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim.

Nguy cơ về bệnh tim mạch được bác sĩ đánh giá dựa trên kết quả CRP
Nguy cơ về bệnh tim mạch được bác sĩ đánh giá dựa trên kết quả CRP

Yếu tố ảnh hưởng kết quả xét nghiệm

Nguy cơ về bệnh tim mạch được bác sĩ đánh giá dựa trên kết quả CRP như sau:

  • Nguy cơ thấp: CRP < 1 mg/l.
  • Nguy cơ vừa: CRP = 1 - 3 mg/l.
  • Nguy cơ cao: CRP > 3mg/l.

Kết quả xét nghiệm sẽ chưa phản ánh đúng tình trạng viêm và vấn đề sức khỏe liên quan nếu có các yếu tố sau:

  • Người bệnh có chỉ số BMI cao, cao huyết áp, đái tháo đường, triglyceride cao, HDL thấp…
  • Người sụt cân do rượu bia, tập thể dục hoặc vận động nhiều.
  • Chỉ số xét nghiệm CRP thường cao ở người béo phì, hút thuốc lá…
  • Phụ nữ sau thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai hoặc liệu pháp hormone có CRP cao.
  • CRP cao do việc dùng thuốc chống viêm, thuốc beta giao cảm…
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android