Xét Nghiệm Giang Mai

Tổng quan

Giang mai là một trong những căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị sớm. Hiện nay, xét nghiệm là phương pháp giúp phát hiện bệnh nhanh chóng và chính xác. Trong bài viết dưới đây, bạn đọc có thể tìm hiểu kỹ hơn về chi phí, quy trình làm xét nghiệm giang mai.

Tổng quan

Nguyên nhân gây bệnh giang mai là do khuẩn xoắn có tên Treponema Pallidum. Giang mai có hình thái lâm sàng đa dạng và tiến triển theo nhiều giai đoạn. Để phát hiện chính xác bản thân có bị mắc bệnh không và mức độ nặng nhẹ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm giang mai.

Người bệnh cần xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt. Thời gian ủ và phát bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng thậm chí là vài năm. Các giai đoạn tiến triển của giang mai chủ yếu gồm:

  • Giai đoạn 1: Người bệnh nên đến bệnh viện làm xét nghiệm này sau 4 tuần (30 ngày). Các triệu chứng khi này kéo dài 6 - 8 tuần sau đó tự động biến mất. Người bệnh giang mai sẽ có dấu hiệu lở loét cơ quan sinh dục. Vết loét hình tròn, bầu, màu đỏ, không ngứa hay mưng mủ…
  • Giai đoạn 2: Thời gian các triệu chứng xuất hiện kéo dài từ 6 - 9 tháng. Biểu hiện lâm sàng là nổi sần, nốt ban hồng như bỏng nước, viêm da,... Phương pháp xét nghiệm khi này sẽ được bác sĩ chỉ định dựa trên tình trạng cụ thể.
  • Giai đoạn 3: Bệnh đang ở mức độ nguy hiểm với tình trạng vi khuẩn xâm nhập sâu bên trong. Một số trường hợp vi khuẩn gây ra biến chứng ở tim, gan, cơ, não… Bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm huyết thanh cùng nhiều phương pháp kiểm tra khác để đưa ra hướng điều trị.

Ngoài ra, nhiều người bệnh gặp tình trạng giang mai kín, không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Vi khuẩn gây bệnh chỉ có thể được phát hiện được qua xét nghiệm huyết thanh. Do thời gian ủ bệnh lâu nên người bệnh cần sớm đi kiểm tra để được chữa bệnh kịp thời.

Người bệnh cần xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt
Người bệnh cần xét nghiệm giang mai càng sớm càng tốt

Chuẩn bị

Trình tự làm xét nghiệm bệnh giang mai gồm các bước chính như sau:

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Người bệnh cần cung cấp các thông tin sức khỏe, tiền sử bệnh lý, biểu hiện bệnh cho bác sĩ. Dựa trên thông tin thu được, bác sĩ có thể tạm thời nắm được mức độ bệnh, từ đó đưa ra hướng xét nghiệm phù hợp. Ngoài ra, bác sĩ cũng cần nắm được người bệnh có đang dùng các loại thuốc đặc trị, kháng sinh hoặc đang mang thai hay không.

Bước 2: Lấy mẫu xét nghiệm

Tùy thuộc vào cách xét nghiệm giang mai mà người bệnh được lấy mẫu máu, mẫu dịch, da hoặc dịch tủy sống để kiểm tra.

Bước 3: Phân tích mẫu

Mẫu xét nghiệm được đưa vào phòng labo để các chuyên gia phân tích. Chỉ số xét nghiệm giang mai chi tiết giúp bác sĩ có được kết luận cho người bệnh. Thời gian để có kết quả kiểm tra mất từ 7 - 10 ngày.

Bước 4: Đọc kết quả xét nghiệm giang mai

Người bệnh được trả kết quả kiểm tra, đồng thời bác sĩ sẽ giải thích và hướng dẫn phương pháp điều trị trong trường hợp cần thiết. Nếu kết quả của xét nghiệm đầu tiên sẽ không chắc chắn, người bệnh có thể cần làm thêm kiểm tra chuyên sâu.

Thực hiện

Bệnh giang mai cần xét nghiệm gì, theo y học hiện đại có nhiều cách để xác định tình trạng bệnh gồm:

Xét nghiệm qua kính hiển vi trường tối

Phương pháp này sẽ quan sát vật lý để phát hiện và xác định tình trạng bệnh, mức độ nhiễm khuẩn xoắn chính xác nhất. Người bệnh sẽ được làm xét nghiệm này nếu ở giai đoạn đầu bị bệnh.

Ở giai đoạn mới bị bệnh, xoắn khuẩn chưa tiếp xúc với máu của người bệnh. Do đó, việc quan sát trên kính hiển vi mẫu phẩm lấy từ phần lở loét trên bộ phận sinh dục giúp phát hiện được bệnh.

Ưu điểm của xét nghiệm kính hiển vi trường tối là cho kết quả nhanh chóng. Tuy nhiên, nhiều trường hợp chuyên gia lấy không đúng vị trí mẫu dẫn đến đưa ra kết quả âm tính giả. Ngoài ra khuẩn Treponema Pallidum dễ bị nhầm lẫn với các loại vi khuẩn cùng họ khác gây ra bệnh tại bộ phận sinh dục, khi đó người bệnh có thể được chỉ định làm xét nghiệm sùi mào gà hoặc phương pháp xét nghiệm lậu để phát hiện bệnh.

Xét nghiệm qua kính hiển vi trường tối
Xét nghiệm qua kính hiển vi trường tối

Xét nghiệm bằng phản ứng sàng lọc RPP

Đây là kỹ thuật xét nghiệm sàng lọc thông dụng, được dùng cho người bệnh nhiễm giang mai ở giai đoạn thứ 2. Hình thức sàng lọc theo nguyên tắc loại trừ, dùng cách thử kháng thể mà cơ thể sản xuất để chống lại nhiễm trùng.

Kết quả xét nghiệm giang mai có thể phát hiện người bệnh có nguy cơ cao. Từ đó, bác sĩ tiếp tục chỉ định thêm các kiểm tra thăm dò khác để có kết luận chính xác.

Xét nghiệm tìm kháng thể đặc hiệu của bệnh

Xét nghiệm TPPA hoặc TPHA để tìm ra kháng thể đặc hiệu trong huyết thanh người bệnh. Có 2 loại xét nghiệm TPHA bao gồm định tính và định lượng. Người bệnh được xét nghiệm máu từ đó có được chẩn đoán và sàng lọc lâm sàng về bệnh giang mai.

Nếu kết quả kiểm tra định tính là dương tính, bác sĩ sẽ chỉ định làm kiểm tra định lượng. Cuối cùng, sau khi đưa ra kết luận, các bước điều trị cụ thể được tiến hành. Bác sĩ sẽ sử dụng phương pháp kiểm tra này để theo dõi điều trị cũng như đánh giá tình trạng tái nhiễm.

Kết quả

Trên đây là những thông tin giúp bạn đọc giải đáp các thắc mắc về quy trình, chi phí và địa chỉ làm xét nghiệm giang mai. Việc đi khám để kịp thời phát hiện giang mai giúp tăng tính hiệu quả của việc điều trị và giảm thiểu những ảnh hưởng xấu của bệnh.

Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android