Xét Nghiệm HPV

Tổng quan

HPV là một loại virus gây ra bệnh ung thư cổ tử cung - căn bệnh phụ khoa gây nhiều ám ảnh cho chị em phụ nữ với tỷ lệ tử vong cao chỉ sau ung thư vú. Để có thể sớm phát hiện ra bệnh và kịp thời chữa trị, người ta thường tiến hành các xét nghiệm. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn đọc mức giá, quy trình và các câu hỏi liên quan đến một trong những loại phương pháp phát hiện ung thư cổ tử cung - xét nghiệm HPV.

Tổng quan

HPV là từ viết tắt của Human Papiloma Virus, đây là tác nhân gây ra u nhú trên cơ thể người và cũng là thủ phạm chính gây ra bệnh ung thư cổ tử cung. Thực tế, người ta phát hiện virus này có nhiều chủng khác nhau nhưng không phải tất cả chủng đều gây ra bệnh. Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng trong tổng 100 chủng virus được phát hiện, chỉ có 40 loại có khả năng gây bệnh ở cơ quan sinh dục và hậu môn như ung thư cổ tử cung, ung thư hậu môn, ung thư ở dương vật nam giới.

Xét nghiệm HPV có khả năng tầm soát và phát hiện ra virus HPV ở nữ giới
Xét nghiệm HPV có khả năng tầm soát và phát hiện ra virus HPV ở nữ giới

Mặc dù phổ biến nhưng không phải ai cũng biết xét nghiệm HPV là gì. Đây là phương pháp có khả năng tầm soát và phát hiện ra virus HPV ở nữ giới trong độ tuổi từ 30 trở lên. Thông thường có 2 loại xét nghiệm được áp dụng để tìm ra virus HPV bao gồm:

  • Xét nghiệm Pap: Đối với loại xét nghiệm này, bác sĩ sẽ soi tế bào cổ tử cung của bệnh nhân dưới kính hiển vi. Nếu kết quả có xuất hiện tế bào rỗng chứng tỏ bạn đã bị nhiễm HPV.
  • Xét nghiệm HPV: Đây là xét nghiệm có thể thực hiện kết hợp với xét nghiệm Pap. Kết quả của phương pháp này sẽ cho biết liệu bạn có bị nhiễm virus hay không và đang nhiễm type nào của virus HPV.

Các xét nghiệm kể trên được thực hiện dựa trên chỉ định của bác sĩ nhằm mục đích chẩn đoán tình trạng lây bệnh và gọi tên được chủng virus HPV gây bệnh. Khi có nhu cầu xét nghiệm ung thư cổ tử cung, người ta cũng tiến hành làm kiểm tra.

Thực hiện

Do việc tiến hành xét nghiệm để phát hiện virus HPV vô cùng quan trọng nên có rất nhiều người thắc mắc về quy trình xét nghiệm HPV. Trước khi tiến hành xét nghiệm, bạn cần chú ý những vấn đề sau để kết quả có độ chính xác cao:

  • Không nên sử dụng các loại thuốc âm đạo, sản phẩm cho vùng kín, đặc biệt không quan hệ tình dục trước khi thực hiện xét nghiệm 2 ngày.
  • Không nên chọn thời điểm đang có kinh nguyệt để đặt lịch khám vì kết quả không thể chính xác như những ngày thường.

Sau khi bác sĩ đã chắc chắn bệnh nhân chuẩn bị đầy đủ và sẵn sàng thực hiện xét nghiệm này, các bước tiến hành sẽ bao gồm:

  • Bước 1 - Chuẩn bị lấy mẫu: Bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu nằm ngửa trên bàn, hai chân đặt ở vị trí bàn đạp hỗ trợ. Lúc này, bác sĩ sẽ dùng một dụng cụ nhỏ cho và âm đạo để âm đạo có thể nới rộng ra, giúp việc quan sát tử cung được thực hiện một cách dễ dàng hơn.
  • Bước 2 - Lấy mẫu xét nghiệm: Bác sĩ tiến hành lấy mẫu tế bào cổ tử cung bằng dụng cụ chuyên dụng, có hình dạng giống một chiếc bàn chải mềm mịn nếu xét nghiệm Pap và lấy dịch ở ống cổ tử cung nếu là xét nghiệm HPV. Trong quá trình lấy mẫu không gặp bất kỳ cảm giác đau đớn hay khó chịu nào nên bạn có thể yên tâm.
  • Bước 3 - Đợi kết quả xét nghiệm: Sau khi lấy mẫu xét nghiệm, bệnh nhân có thể đi lại và sinh hoạt bình thường. Bạn đợi khi có kết quả, bác sẽ sẽ tư vấn thêm nếu kết quả là dương tính.

Quy trình tiến hành xét nghiệm sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể
Quy trình tiến hành xét nghiệm sẽ được tiến hành theo các bước cụ thể

Kết quả

Sau khi tiến hành lấy mẫu, kết quả xét nghiệm có thể là âm tính hoặc dương tính. Bác sĩ sẽ dựa vào kết quả này để đưa ra định hướng điều trị thích hợp, đồng thời có thể chỉ định thêm một số xét nghiệm khác khi cần thiết.

Xét nghiệm âm tính

Đối với những trường hợp bệnh nhân có kết quả âm tính, bạn đừng chủ quan nghĩ mình không bị ung thư cổ tử cung. Lý do là bởi ung thư cổ tử cung có thể do nhiều nguyên nhân gây ra chứ không phải chỉ riêng virus HPV. Bên cạnh đó, có thể xét nghiệm chỉ tìm ra được một phần của chủng virus, trong khi HPV còn nhiều chủng khác gây bệnh chưa được phát hiện.

Cũng bởi vậy, để sàng lọc ung thư cổ tử cung chính xác cao nhất, bác sĩ có thể khuyến cáo người bệnh tiến hành làm 2 phương pháp bao gồm xét nghiệm HPV và xét nghiệm Pap. Tuy người bệnh xét nghiệm âm tính nhưng vẫn nên tiêm phòng vacxin HPV để đảm bảo an toàn.

Kết quả xét nghiệm sẽ có ngay hoặc sau 1 - 2 ngày
Kết quả xét nghiệm sẽ có ngay hoặc sau 1 - 2 ngày

Xét nghiệm dương tính

Trong trường hợp kết quả xét nghiệm là dương tính, điều này khẳng định có sự tồn tại của HPV trong cơ thể người bệnh. Tuy nhiên tùy vào mức độ bệnh và những tổn thương ở cổ tử cung, bác sĩ sẽ đề nghị bệnh nhân thực hiện thêm một số kỹ thuật khác cần thiết như:

  • Kiểm tra sinh thiết tế bào cổ tử cung giúp phát hiện những tế bào bất thường trong cơ thể.
  • Nội soi cổ tử cung để quan sát những tế bào bị tổn thương, đồng thời kết hợp với miếng sinh thiết để thực hiện xét nghiệm.
  • Kết hợp cùng xét nghiệm Pap, với phụ nữ dưới 31 tuổi được khuyến khích kiểm tra Pap định kỳ 3 năm 1 lần. Những phụ nữ trên 31 tuổi, tần suất xét nghiệm nên là 6  - 12 tháng mỗi lần. Bên cạnh đó, tùy từng đối tượng bệnh nhân mà thời hạn xét nghiệm sẽ thay đổi để đạt được hiệu quả cao nhất trong quá trình tiến hành sàng lọc ung thư cổ tử cung.
Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android