Xét Nghiệm Máu

Tổng quan

Có nhiều trường hợp khám chữa bệnh cần thực hiện các xét nghiệm về máu. Vậy xét nghiệm máu là gì, tiến hành khi nào? Bài viết dưới đây sẽ phân loại và nêu rõ mục đích, các trường hợp cần tiến hành. Đừng bỏ qua những câu hỏi liên quan ở cuối bài viết ai cũng nên biết khi lấy máu xét nghiệm.

Tổng quan

Trong y học hiện đại, người ta lấy máu vào các ống chống đông để thực hiện các loại xét nghiệm phân tích mẫu máu. Tùy mục đích khác nhau, họ đo được hàm lượng các chất có trong máu hoặc số lượng tế bào máu… Những công đoạn này được gọi là xét nghiệm máu.

Xét nghiệm này được thực hiện trong nhiều trường hợp, có thể là:

  • Xét nghiệm máu khi biết có thai.
  • Sàng lọc ung thư sớm.
  • Khám sức khỏe định kỳ.
  • Xét nghiệm máu tổng quát.
  • Xét nghiệm máu để xác định một số bệnh lý liên quan.

Xét nghiệm máu nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau
Xét nghiệm máu nhằm phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau

Phân loại xét nghiệm

Hiện nay, người ta phân ra hai kiểu xét nghiệm cơ bản trên mẫu máu, đó là:

  • Xét nghiệm CBC: Phân tích tổng quát tế bào máu, còn gọi là xét nghiệm huyết học. Bằng việc thực hiện một loạt các phân tích chỉ số máu, bác sĩ sẽ đánh giá về chỉ số các loại tế bào hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu lưu thông trong máu. Loại này được tiến hành khi khám sức khỏe định kỳ hoặc chẩn đoán phát hiện bệnh về máu như thiếu máu, nhiễm trùng, rối loạn đông máu, rối loạn miễn dịch hay viêm nhiễm, ung thư máu.
  • Xét nghiệm sinh hóa: Trong đó gồm nhiều xét nghiệm nhằm đo chỉ số những chất khác có trong máu. Chẳng hạn như thành phần huyết tương, huyết thanh, đường huyết, canxi, mỡ máu, hàm lượng sắt trong máu, điện giải, nồng độ axit uric… Nó giúp bác sĩ đánh giá được chức năng của thận, gan, tình trạng hoạt động của các cơ quan như tim, khớp và thể trạng chung của cơ thể.

Tại sao nó được thực hiện

Sở dĩ khi khám chữa bệnh, bác sĩ cần thực hiện phân tích mẫu máu vì việc này giúp phát hiện nhiều bệnh quan trọng như:

Chẩn đoán bệnh về máu

Một vài bệnh trong cơ thể chúng ta hình thành do rối loạn trong thành phần máu. Có thể kể đến như thiếu máu, bệnh ký sinh trùng, ung thư máu… Những trường hợp như vậy cần được chẩn đoán bằng cách:

  • Đo RBC: RBC trong máu là gì? Đây là chỉ số về mật độ hồng cầu. Nó cho biết cơ thể chúng ta có bị các bất thường như thiếu máu, mất nước, xuất huyết hay không.
  • Đếm WBC: Số lượng bạch cầu bất thường có thể là biểu hiện cảnh báo nhiễm trùng, ung thư máu hoặc rối loạn miễn dịch.
  • Kiểm tra tiểu cầu (PLT): Nếu bạn bị rối loạn chảy máu hoặc mắc chứng tụ huyết khối thì mức tiểu cầu sẽ bất thường.
  • Mức hemoglobin (Hb): Đây cũng là xét nghiệm được tiến hành khi bệnh nhân được chẩn đoán thiếu máu, bị hội chứng thalassemia, thiếu hồng cầu hình liềm… Đặc biệt, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra chỉ số này thường xuyên để kiểm soát sức khỏe.
  • Kiểm tra hematocrit (Hct): Nếu chỉ số này cao thì cơ thể người bệnh đang mất nước. Ngược lại, Hct thấp là dấu hiệu thiếu máu. Bên cạnh đó, những bất thường ở chỉ số Hct còn liên quan đến rối loạn về máu hoặc tủy xương.
  • Thể tích trung bình MCV: Là thể tích hồng cầu liên quan đến chứng thiếu máu, thiếu máu cục bộ.

Bệnh ở gan, thận

Các bác sĩ còn tiến hành phân tích mẫu máu để xác định sức khỏe của gan, thận. Bằng việc phân tích chỉ số và so sánh nồng độ ure trong máu, nồng độ creatinine so với tiêu chuẩn, người ta biết được khả năng lọc bỏ chất độc, chất thải của gan, thận có tốt không. Từ đó đánh giá chức năng của các cơ quan này.

Xét nghiệm máu phát hiện bệnh gì ở gan, thận? Không chỉ xét nghiệm chức năng gan hay phương pháp xét nghiệm chức năng thận giúp đánh giá chức năng của các cơ quan này mà xét nghiệm máu cũng có thể làm được. Từ chỉ số ure máu, bác sĩ còn xác định được:

  • Tình trạng tăng men gan.
  • Viêm gan A, B, C, E, D.
  • Bệnh xơ gan, ung thư gan.

Phân tích mẫu máu giúp phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm
Phân tích mẫu máu giúp phát hiện nhiều bệnh nguy hiểm

Bệnh đường huyết

Phân tích mẫu máu cũng giúp xác định lượng đường trong máu. Nếu đường huyết vượt quá giới hạn, bạn có thể đang bị đái tháo đường. Đây là xét nghiệm chẩn đoán được thực hiện định kỳ ở bệnh nhân tiểu đường nhằm theo dõi biến chứng.

Người mắc bệnh đường huyết xét nghiệm máu có cần nhịn ăn không? Để đo lượng glucose trong máu chính xác nhất, bác sĩ yêu cầu người được lấy mẫu phải nhịn ăn trước đó ít nhất 8 - 12 giờ. Bệnh nhân tiểu đường cần tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc này.

Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp lấy máu xét nghiệm đều phải nhịn ăn. Một số xét nghiệm đường huyết khác có thể tiến hành sau bữa ăn hoặc không cần chuẩn bị trước.

Rối loạn mỡ máu

Khi bị rối loạn mỡ máu, người bệnh có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mạch vành. Để lấy máu xét nghiệm xác định các bệnh này, bạn cần nhịn ăn từ 9 - 12 tiếng. Bác sĩ cần phân tích lipid máu (gồm cholesterol và triglyceride) để chẩn đoán cho đúng.

  • Xét nghiệm cholesterol: Phân tích chỉ số HDL cholesterol và LDL cholesterol. LDL xấu cho biết hiện tượng tắc nghẽn trong lòng mạch máu, xơ vữa động mạch. Chỉ số HDL tốt lại là biểu hiện của tình trạng động mạch đỡ tắc nghẽn.
  • Chỉ số triglyceride: Đây là một chất béo có trong máu hình thành khi hàm lượng calo được chuyển hóa dư thừa. Nó được lưu trữ trong tế bào mỡ của cơ thể. Khi chỉ số triglyceride bất thường cũng cho biết bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, mạch vành.

Bệnh liên quan đến hoạt động của enzyme

Xét nghiệm kiểm tra enzyme trong máu giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh lý về men gan, men tim. Enzyme giúp liên kết và biến đổi cấu trúc phân tử, phục vụ hoạt động hô hấp, tiêu hóa, các hoạt động ở cơ và hệ thần kinh… Vì vậy, khi hàm lượng enzyme bất thường, nhiều hoạt động của cơ thể cũng kém đi.

Bằng việc phân tích mẫu máu, người ta có thể đo được nồng độ enzyme Aldolase (ALP). Đây là một loại enzyme giúp tách nhỏ cấu trúc phân tử đường để tạo ra năng lượng cho cơ thể hoạt động. Nó tập trung chủ yếu ở phần cơ và gan. Vì vậy, chỉ số ALP giúp phát hiện bệnh lý ở tế bào bắp hoặc bệnh ở gan. Nếu APL cao, người bệnh có thể bị viêm gan mãn tính, xơ gan hoặc tắc mật vàng da.

Ở bệnh nhân yếu cơ, nồng độ enzyme thấp khiến hệ thần kinh điều khiển xương bị tổn thương. Từ đó gây ra bệnh về cơ như bại liệt, đa cơ xương cứng và nhược cơ.

Ngoài ra, người ta còn xét nghiệm máu để làm gì? Nó còn giúp phát hiện bệnh Gout, thay thế phương pháp xét nghiệm HIV, nhiễm trùng não… Nhiều trường hợp cần xét nghiệm máu để biết có thai hoặc xét nghiệm máu tầm soát ung thư.

Phân tích máu có thể đánh giá nồng độ enzyme trong cơ thể
Phân tích máu có thể đánh giá nồng độ enzyme trong cơ thể

Thực hiện

Quy trình xét nghiệm máu khác với quy trình xét nghiệm nước tiểu và có thể không giống nhau hoàn toàn, tùy trường hợp. Chủ yếu là về yêu cầu trước khi lấy mẫu xét nghiệm. Một số người bệnh cần tránh ăn trước tối đa 12 giờ trước khi lấy máu. Nhưng cũng có trường hợp không cần nhịn ăn. Một số người đang sử dụng thực phẩm chức năng cần dừng uống gần với thời gian lấy máu. Vì vậy, bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể, yêu cầu người bệnh phải tuân thủ để tránh ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.

Đối với xét nghiệm tổng thể, chỉ cần 5 - 10 phút để phân tích máu sau khi nhận mẫu. Tuy nhiên, với những xét nghiệm hóa sinh và miễn dịch, quy trình xét nghiệm máu diễn ra lâu hơn. Thông thường phải mất khoảng 1 - 2 tiếng để xử lý.

Người lớn thường tiến hành lấy máu tĩnh mạch ở tay, còn trẻ nhỏ, mẫu máu được lấy ở đầu ngón tay áp út. Quy trình cụ thể:

  • Bước 1: Chuyên viên lấy máu garo cánh tay người bệnh bằng dây quấn. Việc này nhằm giúp dòng máu lưu thông chậm và tĩnh mạch nổi rõ hơn.
  • Bước 2: Chuyên viên sát khuẩn vùng da quanh khu vực chuẩn bị lấy máu.
  • Bước 3: Đưa kim tiêm vào tĩnh mạch, gắn với dụng cụ chứa mẫu máu. Sau đó tiến hành điều khiển ống tiêm để rút máu ra. Lúc này bạn có thể cảm nhận hơi ngứa nhẹ nhưng không đau.
  • Bước 4: Sau khi lấy mẫu, chuyên viên kéo căng da tại vị trí lấy máu và rút kim ra. Đồng thời áp một miếng bông chặt, cố định trên da vài phút.
  • Bước 5: Dán băng cứu thương lên để đảm bảo vô trùng.
  • Bước 6: Điền đầy đủ thông tin về người lấy mẫu lên ống chứa mẫu (bước này có thể thực hiện đầu tiên). Sau đó đưa mẫu máu lên phòng thí nghiệm để phân tích.

Lấy mẫu máu phải đúng quy trình
Lấy mẫu máu phải đúng quy trình

Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Đối với trẻ sơ sinh:

  • Trẻ sinh ra từ mẹ không bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-2-4 tháng.
  • Trẻ sinh ra từ mẹ bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 4 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-2-12 tháng.

Đối với người lớn:

  • Chưa từng bị nhiễm viêm gan B: Tiêm 3 mũi vắc-xin viêm gan B theo lịch trình 0-1-6 tháng.
  • Đã từng bị nhiễm viêm gan B: Không cần tiêm vắc-xin.
Xem chi tiết

  • Hemoglobin (HgB) là một phân tử thiết yếu của các tế bào hồng cầu giúp thực hiện nhiệm vụ phân phối oxy đi khắp cơ thể.
  • Khi nồng độ hemoglobin trong máu thấp, bạn có thể cảm thấy không còn năng lượng hoặc mệt mỏi bất thường.
  • Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm máu để kiểm tra nồng độ huyết sắc tố của bạn.
Xem chi tiết

  • Xét nghiệm MCV dùng để đo thể tích trung bình của tiểu cầu trong máu.
  • Cùng với các xét nghiệm khác, xét nghiệm MPV có thể giúp bác sĩ xác định các tình trạng sức khỏe của người bệnh.
Xem chi tiết

  • MCH là viết tắt của Mean Corpuscular Hemoglobin, là lượng huyết sắc tố trung bình trong mỗi tế bào hồng cầu.
  • Chỉ số này được xác định trong xét nghiệm máu và giúp chẩn đoán tình trạng sức khỏe, bao gồm thiếu sắt khi MCH thấp và nguy cơ thiếu máu ác tính khi MCH cao.
  • Để cân bằng MCH, có thể thực hiện chế độ ăn giàu sắt hoặc bổ sung vitamin B12 và folate, tùy thuộc vào tình trạng cụ thể của người bệnh.
Xem chi tiết

Buồng trứng đa nang nên uống thuốc gì? - Progesterone, Yasmin, Marvelon, Dianette, Cyproterone acetate, Flutamide, Clomiphene, Letrozole, Metformin, Aromatase inhibitor (AI), Estoril.

Xem chi tiết

MCHC trong xét nghiệm máu là chỉ số nồng độ hemoglobin trung bình trên mỗi tế bào hồng cầu. Giá trị này phản ánh tỷ lệ phần trăm tế bào máu được tạo thành từ hemoglobin.

Kết quả MCHC có thể giúp chẩn đoán các vấn đề huyết học, như thiếu máu do thiếu sắt, nhiễm độc chì, thalassemia, hay các bệnh lý về gan và hệ tiêu hóa. Chỉ số MCHC cao có thể liên quan đến hút thuốc lá và một số bệnh như thiếu máu tự miễn, bệnh lý về gan, hoặc thiếu vitamin B12.

Xem chi tiết

  • RBC là viết tắt của Red Blood Cell là số lượng hồng cầu trong máu
  • Chỉ số RBC trong xét nghiệm máu là một thông số quan trọng để đánh giá tình trạng sức khỏe. 
  • Chỉ số RBC bình thường ở nam giới là 4,7-6,1 triệu tế bào/μL và ở nữ giới là 4.2-5,4 triệu tế bào/μL.
  • Chỉ số RBC cao hơn hoặc thấp hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm
Xem chi tiết

  • Chỉ số WBC trong máu là chỉ số lượng tế bào bạch cầu, có vai trò chống lại các tác nhân gây nhiễm trùng trong cơ thể.
  • Số lượng bạch cầu trong máu ở người bình thường giao động trong khoảng từ 4.000 đến 11.000/microlit. 
Xem chi tiết
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android