Xét Nghiệm Trào Ngược Dạ Dày

Tổng quan

Thực hiện các xét nghiệm trào ngược dạ dày sẽ giúp bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh trạng rồi dựa vào đó để có thể lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Các loại xét nghiệm được áp dụng phổ biến là nội soi, nhân trắc học thực quản, đo độ pH thực quản,... Bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng và thể trạng của người bệnh để đưa ra loại xét nghiệm chẩn đoán bệnh sao cho phù hợp nhất.

Tại sao nó được thực hiện

Trào ngược dạ dày là hiện tượng dịch vị dạ dày và thức ăn bên trong dạ dày thoát ra khỏi cơ thắt và trào ngược lên thực quản. Lúc này, người bệnh sẽ phải đối mặt với các triệu chứng như:

  • Đau thắt vùng thượng vị, đau ngực, khàn giọng
  • Hay bị ợ hơi, ợ chua và nóng rát cổ họng khi nuốt
  • Chướng bụng và khó tiêu, dùng tay sờ vào sẽ thấy bụng bị căng cứng
  • Cảm giác buồn nôn hoặc nôn, hôi miệng, ho khan
  • Đắng miệng gây chán ăn và ăn không ngon, tình trạng này thường xảy ra vào buổi sáng sớm sau khi ngủ dậy
  • Mệt mỏi, gầy sút cân, khó thở,...

Khi có các triệu chứng ở trên, bạn không nên chủ quan mà hãy đến cơ sở y tế uy tín để tiến hành thăm khám. Lúc này, bác sĩ sẽ kiểm tra triệu chứng lâm sàng và yêu cầu người bệnh thực hiện một số xét nghiệm cần thiết để có thể đưa ra kết quả chẩn đoán bệnh chính xác nhất. Dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ xác định bệnh lý mà bệnh nhân đang mắc phải cũng như mức độ nặng nhẹ của bệnh. Ngoài ra, xét nghiệm còn có khả năng tìm ra nguyên nhân gây bệnh và giúp việc điều trị diễn ra thuận lợi hơn.

Trào ngược dạ dày là bệnh lý về đường tiêu hóa lành tính nhưng rất khó điều trị dứt điểm. Nếu không tiến hành điều trị đúng cách ngay từ sớm, bệnh sẽ chuyển biến nặng và phát sinh ra nhiều biến chứng nguy hiểm khác. Vì thế, ngay khi thấy bản thân có các dấu hiệu ban đầu của bệnh, bạn nên tiến hành thăm khám và điều trị chuyên khoa. Tuyệt đối không tự ý mua thuốc Tây y về dùng tại nhà để cải thiện triệu chứng của bệnh, tránh tình trạng phát sinh tác dụng phụ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.

Thực hiện

Với sự phát triển của nền y học hiện nay thì đã có rất nhiều phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày ra đời và mang lại độ chính xác cao.

Dưới đây là các xét nghiệm trào ngược dạ dày được áp dụng phổ biến trong y khoa bạn có thể tham khảo:

1. Nội soi ống tiêu hóa

Ở những trường hợp có các triệu chứng điển hình của bệnh như đau thượng vị, ợ hơi và ợ chua,... bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra triệu chứng lâm sàng kết hợp với nội soi để chẩn đoán bệnh. Nội soi được tiến hành bằng cách đưa ống nội soi mỏng dẻo có gắn camera ở đầu dò vào trong thực quản và đến dạ dày. Lúc này, bác sĩ có thể quan sát được toàn bộ tổn thương đang diễn ra tại ống tiêu hóa thông qua hình ảnh camera thu lại được.

Hiện nay, y khoa thường áp dụng hai phương pháp nội soi để chẩn đoán bệnh sau đây:

  • Nội soi không gây mê: Khi thực hiện nội soi không gây mê, người bệnh cảm thấy rất khó chịu và có cảm giác buồn nôn sau khi thực hiện xong. Chính vì thế mà loại nội soi này được rất ít người bệnh lựa chọn thực hiện.
  • Nội soi có gây mê: Người bệnh sẽ được tiêm gây mê trong suốt quá trình thực hiện nội soi nên không có cảm giác đau đớn hay khó chịu.

Khi thực hiện nội soi, bác sĩ sẽ quan sát được toàn bộ vết viêm loét tại niêm mạc, vị trí dạ dày bị tổn thương, thậm chí là sự xuất hiện của các khối u. Nếu thấy bất thường, trong quá trình nội soi bác sĩ sẽ lấy mô tế bào để làm sinh thiết giúp xác định nguy cơ phát sinh biến chứng.

Nội soi là phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày mang lại độ chính xác cao nên được nhiều người ưu tiên áp dụng hiện nay. Trước khi thực hiện nội soi, người bệnh không được ăn gì trong vài giờ liền để làm sạch ruột và giúp việc nội soi có thể mang lại kết quả chính xác nhất.

Nội soi ống tiêu hóa
Nội soi ống tiêu hóa

2. Đo độ pH thực quản 24h

Loại xét nghiệm này được áp dụng nhằm mục đích xác định nồng độ acid trào ngược lên thực quản. Lúc này, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh nhịn ăn trong vòng 4 - 6 giờ rồi tiến hành xét nghiệm theo quy trình bên dưới đây:

  • Đưa ống có máy cảm biến đo pH xuống thực quản thông qua đường mũi, nên để cách cơ thắt thực quản khoảng 5cm.
  • Kiểm tra hoạt động của cảm biến bằng cách kết nối cảm biến thông qua ống nội soi mềm, sau đó tiến hành cố định ống thông trên da.
  • Trong vòng 24 giờ, mọi dữ liệu phân tích sẽ được ghi chép lại để có thể đưa ra chẩn đoán bệnh. Sau đó, bác sĩ sẽ yêu cầu rút ống ra sau khi việc phân tích dữ liệu đã hoàn thành.

Trong quá trình đặt máy cảm biến, người bệnh có thể ăn uống và sinh hoạt theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa. Sau khi rút ống thông, người bệnh có thể về nhà và đợi kết quả chẩn đoán từ bác sĩ.

3. Chụp X-quang đường tiêu hóa trên

Chụp X-quang được chỉ định thực hiện với bệnh nhân có triệu chứng gầy sút cân không rõ nguyên do, rối loạn tiêu hóa cùng một số biểu hiện bất thường tại đại tràng.

Hai cách chụp thường được sử dụng để chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày là:

  • Nội soi huỳnh quang: Phương pháp chẩn đoán này giúp bác sĩ có thể quan sát được bất thường đang diễn ra tại các cơ quan tiêu hóa và kiểm tra hoạt động của đường ruột. Dựa vào đó, bác sĩ có thể xác định được mức độ tổn thương của dạ dày và đưa ra chẩn đoán chính xác về bệnh lý.
  • Barium thực quản: Người bệnh sẽ được yêu cầu uống dung dịch phản quang có chứa bari để đưa chúng vào đường ruột, chất này sẽ bao phủ lấy lớp niêm mạc mà chúng đi qua. Sau đó, bác sĩ sẽ sử dụng máy x-quang để chụp lại. Hình ảnh chụp sẽ phản chiếu trên phim x-quang, bác sĩ sẽ dựa vào đó để xác định bệnh trạng. Thời gian chụp Barium thực quản diễn ra khá nhanh, chỉ trong khoảng 10 phút. Trước khi tiến hành thực hiện xét nghiệm này, người bệnh cần phải nhịn ăn để tránh gây ảnh hưởng đến kết quả chẩn đoán.

4. Đo áp lực thực quản

Đo áp lực thực quản cũng là một trong những phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày nói riêng và các bệnh lý về hệ tiêu hóa nói chung. Phương pháp xét nghiệm này được chỉ định thực hợp đối với những trường hợp bị ợ nóng, khó nuốt, đau ngực, đau bụng,... Dưới đây là chi tiết về cách thực hiện bạn có thể tham khảo:

  • Đầu tiên người bệnh sẽ được bôi hỗn hợp gây tê vào trong mũi và cổ họng để giảm cảm giác khó chịu khi thực hiện.
  • Sau đó, bác sĩ sẽ đưa ống dây linh hoạt đến thực quản và dạ dày thông qua mũi.
  • Khi ống linh hoạt đã đưa đến đúng vị trí, bệnh nhân sẽ được chỉ định nằm nghiêng sang trái để đo áp lực lên thực quản và dạ dày. Để có thể mang lại hiệu quả tốt nhất, bệnh nhân sẽ được yêu cầu uống thêm một ngụm nước.

Sau khi làm xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được cơn co thắt thực quản và áp lực mà dạ dày đang phải chịu khi ăn uống. Dựa vào đó, bác sĩ sẽ đưa ra chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh trạng và những biến chứng mà người bệnh có nguy cơ mắc phải.

Đo áp lực thực quản
Đo áp lực thực quản

5. Nhân trắc học thực quản

Nhân trắc học thực quản còn được gọi là xét nghiệm trào ngược dạ dày ngoại trú. Phương pháp xét nghiệm này thường được yêu cầu thực hiện đối với những trường hợp khó ăn uống, khó nuốt, đau rát cổ họng,... Mục đích của việc làm xét nghiệm này là đo áp lực bên trong thực quản và sự co bóp của cơ bắp khi nuốt.

Lúc này, bác sĩ sẽ đưa ống y khoa có gắn thiết bị cảm biến vào trong thực quản để đo sự co giãn của cơ bắp khi nuốt. Từ đó, bác sĩ sẽ xác định được áp lực bên trong thực quản và sự phối hợp của cơ mỗi khi ăn uống. Nhân trắc học thực quản thường được thực hiện trước khi tiến hành phẫu thuật điều trị trào ngược dạ dày nhằm mục đích loại trừ trường hợp bị rối loạn vận động ở bệnh nhân bị xơ cứng bì hoặc đau thực quản.

Kết quả

Ở mỗi phương pháp xét nghiệm trào ngược dạ dày đền có tồn tại ưu và nhược điểm riêng. Dựa vào triệu chứng mà bản thân đang mắc phải cùng với mức độ bệnh trạng, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện phương pháp xét nghiệm chẩn đoán bệnh sao cho phù hợp nhất.

Khi thực hiện làm xét nghiệm trào ngược dạ dày, người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa để việc chẩn đoán bệnh diễn ra thuận lợi và mang lại hiệu quả chính xác nhất.

Đồng thời, trước khi làm xét nghiệm người bệnh cũng cần phải lưu ý những điều dưới đây:

  • Bệnh nhân cần phải nhịn ăn từ 4 - 6 tiếng và không dùng các loại thuốc Tây y trị bệnh trước khi làm xét nghiệm.
  • Người bệnh cần cung cấp cho bác sĩ những thông tin về bệnh sử và triệu chứng mà bản thân đang mắc phải một cách trung thực và chính xác nhất. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc chẩn đoán bệnh.
  • Nên tiến hành xét nghiệm chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày tại các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Chợ Rẫy, Bệnh viện Đại học Y dược, Bệnh viện Bạch Mai,...

Trên đây là những thông tin cần biết về các xét nghiệm trào ngược dạ dày mà Vietmec tổng hợp được bạn có thể tham khảo. Ngay khi có các dấu hiệu của bệnh, bạn nên thăm khám chuyên khoa để được bác sĩ yêu cầu làm xét nghiệm phù hợp. Dựa vào đó, bác sĩ có thể đưa ra chẩn đoán chính xác về mức độ bệnh trạng và lên phác đồ điều trị phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Trần Văn Hiền
BS.CKI Trần Văn Hiền
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
ThS.BS.CKII Trần Kinh Thành
Chuyên sâu

Câu hỏi thường gặp

Người bị trào ngược dạ dày vẫn CÓ THỂ UỐNG SỮA, tuy nhiên cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên chọn sữa ít béo hoặc không béo để giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa.
  • Sữa chua cũng là lựa chọn tốt vì chứa lợi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Hạn chế uống sữa đặc vì khó tiêu, dễ gây ợ nóng, ợ hơi.
  • Không nên uống sữa khi bụng đói hoặc quá no.
  • Nên uống sữa sau bữa ăn khoảng 2 tiếng.
  • Uống sữa ấm sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn.
Xem chi tiết
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android