Xét Nghiệm Ung Thư Cổ Tử Cung

Tổng quan

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung rất cần thiết đối với phụ nữ trưởng thành, đặc biệt là nhóm trong độ tuổi từ 30 đến 50. Bài viết sau sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về các phương pháp xét nghiệm cũng như quá trình thực hiện và những lưu ý quan trọng cho chị em khi tầm soát ung thư cổ tử cung.

Tổng quan

Ung thư cổ tử cung là bệnh phụ nữ rất dễ mắc phải hiện nay. Ở phụ nữ, đó là loại ung thư phổ biến thứ 3 trên thế giới, hiện chưa có thuốc đặc trị. Nó ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng. Hơn nữa, người mắc bệnh có nguy cơ tử vong rất cao.

Người nhiễm virus HPV cần được xét nghiệm ung thư cổ tử cung
Người nhiễm virus HPV cần được xét nghiệm ung thư cổ tử cung

Hầu hết các trường hợp bị bệnh đều là do nhiễm virus HPV. Các chuyên gia khuyến cáo chị em đã có quan hệ tình dục đều nên xét nghiệm tầm soát căn bệnh này, đồng thời thực hiện xét nghiệm lậu hoặc sùi mào gà. Đặc biệt, những người thuộc nhóm sau nên chú ý kiểm tra định kỳ:

  • Phụ nữ đã quan hệ tình dục, có độ tuổi từ 30 – 50 làm PAP bình thường nên xét nghiệm 2 – 3 năm một lần.
  • Chị em dưới 25 tuổi nên tầm soát ung thư cổ tử cung sau khoảng 3 năm kể từ lần đầu tiên quan hệ tình dục.
  • Chị em dương tính với xét nghiệm virus HPV từ sớm.
  • Phụ nữ trên 65 tuổi đến 70 tuổi dương tính với HPV.

Tại sao nó được thực hiện

Có cần xét nghiệm ung thư cổ tử cung cho người chưa quan hệ? Trên thực tế, ngay cả khi chưa giao hợp bao giờ, phái nữ vẫn có nguy cơ nhiễm khuẩn HPV. Vì vậy, trong một số trường hợp, bạn gái cũng cần tầm soát ung thư. Cụ thể là những ai có mẹ từng uống thuốc ngừa sinh non, sảy thai, hút thuốc lá hoặc có hành vi tiếp xúc bên ngoài với bộ phận sinh dục của người khác.

Tuy nhiên, cũng có những đối tượng không thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung, gồm:

  • Phụ nữ trên 70 tuổi không có bất thường ở cơ quan sinh sản hoặc đã làm xét nghiệm PAP 3 lần liên tiếp từ lúc 60 tuổi cho kết quả bình thường.
  • Phụ nữ có thai.
  • Phụ nữ mới bỏ thai bằng mọi hình thức trong khoảng 20 ngày trước đó.
  • Chị em đang mắc bệnh viêm âm đạo cấp hoặc viêm phần phụ cấp.
  • Người đang hành kinh.

Thực hiện

Hiện nay có những cách xét nghiệm ung thư cổ tử cung như thế nào? Bên cạnh việc tiêm vắc xin phòng HPV, bạn nên làm xét nghiệm tầm soát định kỳ để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh và ngăn ngừa biến chứng.

Khám sàng lọc ung thư cổ tử cung giúp kiểm tra và phát hiện sớm các dấu hiệu bất thường cổ tử cung. Ngày nay, các nhà khoa học đã tìm ra nhiều cách xét nghiệm ung thư tử cung như sau:

1. Xét nghiệm Pap’smear (PAP)

Pap’smear còn gọi là xét nghiệm tế bào cổ tử cung hay xét nghiệm phết tế bào cổ tử cung đơn độc. Phương pháp này hiện được áp dụng rất phổ biến tại nhiều bệnh viện, đối với chị em ở độ tuổi từ 21 trở lên.

Bằng cách phân tích mẫu tế bào ở cổ tử cung, các chuyên gia có thể đánh giá được cổ tử cung có những tổn thương tiền ung thư và do ung thư hay không. Từ đó đưa ra phương án can thiệp sớm nếu cần thiết. Trong trường hợp phát hiện sớm và ngăn ngừa kịp thời, người bệnh hoàn toàn có khả năng được chữa khỏi. Khi làm xét nghiệm PAP, người ta thường tiến hành kết hợp với xét nghiệm HPV.

Làm xét nghiệm ung thư cổ tử cung PAP khá đơn giản, thường không gây đau và kết quả có nhanh chóng. Tuy nhiên, nhược điểm của cách này là tỉ lệ chẩn đoán sai khá cao. Nhiều trường hợp bị âm tính giả do không phát hiện thấy virus HPV gây ung thư.

Để xét nghiệp PAP, cần lấy mẫu tế bào trong tử cung
Để xét nghiệp PAP, cần lấy mẫu tế bào trong tử cung

2. Xét nghiệm HPV

Xét nghiệm virus HPV được áp dụng chủ yếu đối với phụ nữ từ 30 tuổi trở lên. Ở phương pháp này, bác sĩ cũng lấy mẫu tế bào ở cổ tử cung của phụ nữ để làm xét nghiệm, giống như PAP. Tuy nhiên, bác sĩ có thể phát hiện những trường hợp bị bỏ sót mà PAP để lại.

Việc lấy mẫu xét nghiệm thường được kết hợp đồng thời khi lấy mẫu xét nghiệm PAP. Bệnh nhân sẽ được khám phụ khoa trước, sau đó bác sĩ sẽ đặt dụng cụ mở rộng âm đạo và lấy mẫu tế bào.

Bằng xét nghiệm HPV, bác sĩ có thể phát hiện các virus gây nhiễm trùng và virus gây ung thư. Từ đó kết luận chính xác hơn về nguy cơ cũng như tình trạng ung thư cổ tử cung của người bệnh.

3. Soi cổ tử cung

Phương pháp này được áp dụng khi bệnh nhân đã làm xét nghiệm PAP và cho kết quả bất thường. Ngoài ra, những chị em có tổn thương ở tử cung nhưng không mang biểu hiện ung thư như viêm lộ tuyến, viêm âm đạo cũng cần thực hiện.

Soi tử cung có thể kèm theo sinh thiết cổ tử cung cùng lúc. Phương pháp này được thực hiện qua hướng dẫn của máy soi. Ánh sáng từ máy soi chiếu vào âm đạo và cổ tử cung, sau đó hình ảnh sẽ được thu về máy tính và phóng đại lên nhiều lần. Dựa vào hình ảnh hiển thị, bác sĩ có thể biết được cổ tử cung có dấu hiệu bất thường hay không.

Trong quá trình soi, nếu phát hiện bất thường ở vị trí nào, bác sĩ sẽ tiến hành trích lấy mẫu tế bào nhỏ để xét nghiệm kiểm tra, gọi là sinh thiết tử cung. Cách kết hợp này sẽ giảm thiểu tối đa trường hợp âm tính giả do sinh thiết sai chỗ.

4. Dùng axit axetic (VIA)

Đây là một xét nghiệm sàng lọc được tiến hành bằng một vài công cụ và sử dụng mắt thường để đọc kết quả.

Cụ thể, bác sĩ sẽ dùng axit axetic 3 – 5 % đem pha loãng và bôi lên bề mặt cổ tử cung. Sau đó khoảng 1 phút thì quan sát bằng mắt thường để kiểm tra.

Nếu nhìn thấy hình ảnh trắng xung quanh vùng bôi axit thì người được xét nghiệm có thể đã dương tính. Có nghĩa là họ đang có những thay đổi tế bào tiền ung thư hoặc bị ung thư xâm lấn giai đoạn sớm.

Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bằng axit axetic là phương pháp dễ thực hiện và cho kết quả ngay lập tức. Cách làm này phù hợp với những trung tâm y tế không có phòng xét nghiệm.

Kết quả

Việc sàng lọc ung thư cổ tử cung hiện nay hầu hết không được chỉ định. Các bác sĩ chỉ khuyến cáo chị em nên kiểm tra và xét nghiệm định kỳ để giảm nguy cơ rủi ro. Vì vậy, phụ nữ nên chủ động trong việc xây dựng lịch khám sức khỏe và phòng chống ung thư cổ tử cung.

  • Khi có ý định tầm soát bệnh, bạn nên trao đổi với các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn phương pháp sàng lọc thích hợp.
  • Xét nghiệm ung thư cổ tử cung bao nhiêu tiền tùy thuộc vào phương thức tiến hành và bảng giá xét nghiệm tại cơ sở.
  • Kết quả xét nghiệm ung thư cổ tử cung nhanh hay chậm, chính xác hay không cũng phụ thuộc nhiều vào phương pháp.
  • Bạn nên tìm hiểu đầy đủ thông tin về các cách xét nghiệm, chi phí và địa chỉ. Đồng thời sắp xếp thời gian, chuẩn bị hồ sơ đầy đủ để việc xét nghiệm được tiến hành thuận lợi.

Tóm lại, xét nghiệm ung thư cổ tử cung rất cần thiết đối với chị em phụ nữ. Hiện nay có rất nhiều nơi và nhiều phương pháp tiến hành xét nghiệm này. Để bảo vệ sức khỏe nói chung và khả năng sinh sản nói riêng, bạn nên tiến hành tầm soát tử cung và khám phụ khoa định kỳ.

Bác sĩ và Cơ sở
Chọn địa điểm
  • Chuyên gia
  • Cơ sở
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
Bác sĩ Nguyễn Thị Tuyết Lan
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKI Phạm Thị Sâm
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
BS.CKII.Thầy thuốc Ưu tú Nguyễn Hữu Cốc
Chuyên sâu
Chăm sóc tại Vietmec

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android