Xét Nghiệm Viêm Gan B Có Cần Nhịn Ăn Không, Nên Lưu Ý Những GÌ?
Viêm gan B là bệnh truyền nhiễm có diễn biến phức tạp, nếu không được phát hiện kịp thời và có phương án điều trị thích hợp, nó rất dễ chuyển biến xấu và dẫn đến tử vong. Việc xét nghiệm và tiêm phòng vacxin sớm là điều vô cùng cần thiết, giúp bạn phòng chống lại bệnh một cách hiệu quả. Vậy xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn hay không và nên lưu ý những gì?
Giải đáp: Làm xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?
Tuỳ vào tình trạng của mỗi bệnh nhân mà bác sĩ sẽ đưa ra các chỉ định xét nghiệm cần thiết, nhằm đánh giá chính xác kết quả cũng như tiết kiệm chi phí cho người bệnh. Thông thường, dựa vào từng loại xét nghiệm khác nhau mà bạn sẽ được khuyên có cần nhịn ăn trước khi thực hiện hay không. Cụ thể như sau:
- Xét nghiệm HBV – DNA 5 hạng mục
Xét nghiệm 5 hạng mục sẽ bao gồm: HbsAg, HbsAb, HbeAg, HbeAb, HbcAb. Khi thực hiện các xét nghiệm này bạn hoàn toàn không cần nhịn ăn, mà vẫn có thể ăn uống được như bình thường. Bởi tải tượng cũng như hoạt động của virus hầu như không bị ảnh hưởng bởi các chất có chứa trong thức ăn.
- Xét nghiệm chức năng gan
Nếu kết quả xét nghiệm của 5 hạng mục nêu trên cho thấy bạn đã mắc viêm gan B, thì bác sĩ sẽ chỉ định thực hiện thêm các xét nghiệm về chức năng gan. Mục đích của việc này là để xác định xem trạng thái hoạt động của virus cũng như mức độ tổn thương của gan, từ đó tìm ra phương pháp điều trị thích hợp và hiệu quả nhất.
Với xét nghiệm này, chúng ta cần để bụng đói trong khoảng từ 8 đến 12 tiếng trước khi thực hiện. Vì một số chất có trong thức ăn nhiều dầu mỡ, đồ ăn, đồ uống có chứa cafein hoặc cồn sẽ làm ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm.
- Siêu âm
Trong trường hợp cần siêu âm gan, bạn cũng không nên ăn uống gì trước khi siêu âm. Bởi thức ăn có thể gây khó khăn cho các bác sĩ khi xác định hình ảnh của gan. Tốt nhất là nên nhịn ăn ít nhất 4 tiếng cho tới khi thực hiện xong.
- Sinh thiết gan
Khi thực hiện xét nghiệm sinh thiết gan, nếu ăn no sẽ khiến cho túi mật co bóp mạnh. Điều này sẽ làm giảm được nguy cơ chọc nhầm vào túi mật, tuy nhiên khi để dạ dày trống thì người bệnh sẽ giảm khả năng nôn ói sau phẫu thuật. Chính vì vậy, nếu đang băn khoăn sinh thiết gan xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không, thì bạn có thể ăn hoặc nhịn ăn trước khi thực hiện đều được.
Tóm lại, xét nghiệm viêm gan B cần trải qua rất nhiều hạng mục khác nhau, bạn có thể ăn uống như bình thường hoặc nhịn ăn đều được. Tuy nhiên, theo ý kiến của chuyên gia thì tốt nhất chúng ta nên để bụng trống trước khi làm xét nghiệm khoảng 6 – 8 tiếng để có kết quả chính xác nhất.
Xem thêm: Thuốc Nam Trị Viêm Gan B Có Tốt Không? Top 13 Vị Thuốc Tốt Nhất
Lưu ý giúp cho kết quả xét nghiệm viêm gan B được chính xác
Để có được kết quả xét nghiệm viêm gan B chính xác nhất, bạn nên áp dụng một số phương pháp được bác sĩ khuyên làm như sau:
- Nên thực hiện xét nghiệm vào buổi sáng, bởi đây là thời điểm lấy máu hiệu quả nhất. Đồng thời, người bệnh có thể nhận được kết quả ngay luôn trong ngày mà không cần phải chờ tới ngày làm việc tiếp theo.
- Trước khi đi làm xét nghiệm, bạn nên kiêng rượu bia, đồ uống có cồn, có gas, chứa cafein, chất kích thích ít nhất là 1 ngày, để tránh làm ảnh hưởng tới kết quả của xét nghiệm.
- Chỉ nên thực hiện xét nghiệm tại các cơ sở y tế, bệnh viện thật sự uy tín, đáp ứng đủ các yêu cầu về vật chất, trang thiết bị phục vụ cho xét nghiệm, đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp, có chuyên môn cao về thăm khám và điều trị các bệnh liên quan đến gan.
- Trong trường hợp xét nghiệm cho kết quả âm tính, bạn nên nhanh chóng tiêm phòng vacxin phòng chống viêm gan B. Ngược lại, nếu dương tính với virus HBV, chúng ta nên thực hiện điều trị theo phác đồ mà bác sĩ đưa ra.
Chúng ta vừa cùng nhau trả lời câu hỏi “xét nghiệm viêm gan B có cần nhịn ăn không?”. Xét nghiệm viêm gan B là việc vô cùng cần thiết để có các biện pháp ngăn ngừa bệnh cũng như phát hiện sớm nguy cơ phơi nhiễm và điều trị kịp thời, tránh để gây ra các biến chứng nguy hiểm.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!