Xương Bánh Chè: Cấu Trúc, Chức Năng Và Vấn Đề Hay Gặp

Xương bánh chè có vai trò đặc biệt quan trọng đối với hệ thống xương khớp bên trong cơ thể, giúp bạn có thể thực hiện các cử động một cách dễ dàng hơn. Để hiểu rõ hơn về cấu trúc, chức năng và các vấn đề thường gặp tại xương bánh chè thì bạn hãy cùng tôi theo dõi bài viết bên dưới đây.

Xương bánh chè
Xương bánh chè nằm ở mặt trước của khớp gối giúp bảo vệ khớp gối

Xương bánh chè là gì?

Xương bánh chè là một đoạn xương nhỏ nằm ở phần đầu gối. Vị trí chính xác của chúng là trước khớp gối và trước đầu dưới xương đùi. Đây chính là phần xương bao quanh mặt trước của đầu gối. Xương bánh chè có dạng đặc, trông như hình tam giác hơi tròn và được bao phủ bởi lớp sụn dày đặc bên dưới. Bạn có thể dễ dàng quan sát hoặc sờ thấy chúng mỗi khi duỗi gối.

Xương bánh chè được xếp vào nhóm xương vừng lớn nhất trên cơ thể và nằm trong hệ thống duỗi đầu gối. Chức năng chính của chúng là che chở và bảo vệ mặt trước của khớp gối. Chính vì thế, xương bánh chè rất dễ bị chấn thương khi bạn té ngã, bị tai nạn giao thông hoặc lao động, do va chạm trong sinh hoạt.

Cấu trúc xương bánh chè

Chuyên gia cho biết, cấu trúc xương bánh chè gồm có nhiều lớp khác nhau. Ở bên ngoài chính là phần xương đặc cứng có chức năng bảo vệ đầu gối. Ở bên trong cùng là xương xốp và hai bên là cánh bánh chè. Với trẻ sơ sinh, xương bánh chè là một cấu trúc sụn. Đến khi trẻ được 3 – 4 tuổi, sụn mới cốt hóa thành xương. Theo giải phẫu học, cấu trúc xương bánh chè được chia thành hai mặt xương, hai bờ xương, phần nền xương và đỉnh xương. Cụ thể là:

Cấu tạo xương bánh chè
Xương bánh chè là xương vừng lớn và có cấu tạo không quá phức tạp
  • Hai mặt xương: Xương bánh chè gồm có hai mặt xương. Mặt trước có nhiều khía rảnh, hơi xù xì và lồi ra phía trước. Chức năng của mặt trước là làm điểm tựa cho gân cơ bám vào. Còn mặt sau sẽ chiếm phần lớn diện tích của xương bánh chè, hay còn được gọi là mặt khớp. Mặt sau được bao phủ bởi lớp sụn và là khu vực phải chịu áp lực lớn nhất mỗi khi bạn cử động khớp gối.
  • Bờ xương: Xương bánh chè gồm có hai bờ xương là bờ trong và bờ ngoài. Bờ xương chính là điểm bám của phần gân cơ tứ đầu đùi, sợi lưới bên trong và bên ngoài xương tương ứng.
  • Nền xương: Nền xương là vùng mà cơ tứ đầu đùi bám vào để tạo nên điểm tựa, giúp khớp gối có thể hoạt động một cách tốt nhất.
  • Đỉnh xương: Đỉnh xương bánh chè có hình dáng hơi nhọn, đây là điểm bám của hệ thống dây chằng.

Ở một số trường hợp hiếm gặp sẽ xuất hiện một số biến thể của xương bánh chè. Ví dụ như xương bánh chè đôi, xương bánh chè khiếm khuyết một mảnh,… Hầu hết các dạng biến thể này chỉ xảy ra ở nam giới và được chia thành 3 loại khác nhau dựa vào đặc điểm của từng loại.

Chức năng của xương bánh chè

Xương bánh chè là xương vừng lớn trên cơ thể và nắm giữ chức năng chính bên trong hệ thống duỗi đầu gối. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, nhóm xương này hoạt động như một cán cân, giúp cho quá trình co duỗi khớp gối diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn. 

Xương bánh chè giúp co duỗi khớp gối diễn ra đơn giản và dễ dàng
Xương bánh chè hoạt động như cán cân, giúp bạn có thể co duỗi khớp gối dễ dàng

Xương bánh chè là xương vừng lớn trên cơ thể và nắm giữ chức năng chính bên trong hệ thống duỗi đầu gối. Nghiên cứu khoa học hiện đại đã chỉ ra, nhóm xương này hoạt động như một cán cân, giúp cho quá trình co duỗi khớp gối diễn ra đơn giản và dễ dàng hơn. 

Vai trò chính của xương bánh chè là điều chỉnh chiều dài, lực và hướng của gân bánh chè cũng như gân cơ tứ đầu đùi. Khi gấp gối, vùng xương này sẽ di chuyển xuống dưới. Lúc này, vị trí tiếp xúc với xương đùi của xương bánh chè sẽ di chuyển từ đỉnh xuống đáy. Ngoài ra, chúng còn đóng vai trò như một miếng đệm giúp giảm ma sát và bảo vệ gân tứ đầu đùi. Từ đó, lực sẽ được phân tán đều đến xương bên dưới, giảm áp lực từ cơ tứ đầu đùi lên đùi.

Chuyên gia cũng cho biết, xương bánh chè có liên kết rất chặt chẽ với các xương và chi ở vùng đầu gối. Chúng có vai trò rất quan trọng đối với khớp mà không cơ quan nào có thể thay thế được. Ví dụ như ổn định khớp, hỗ trợ hoạt động của cơ tứ đầu đùi,… Nếu vùng xương này bị tổn thương sẽ khiến bạn gặp khó khăn trong việc di chuyển và thực hiện động tác gập duỗi khớp. Điều này cũng đã gây ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan xương khớp xung quanh.

Vấn đề thường gặp tại xương bánh chè

Xương bánh chè phải chịu áp lực rất lớn từ cơ thể mỗi khi vận động. Vì vậy, chúng được xem là cơ quan dễ bị tổn thương nhất trên cơ thể. Dưới đây là một số vấn đề thường gặp tại xương bánh chè bạn có thể tham khảo:

Xương bánh chè bị nứt vỡ do va đập mạnh
Hình ảnh xương bánh chè bị nứt vỡ do va đập mạnh

Gãy vỡ xương bánh chè

Xương bánh chè là cơ quan phải chịu áp lực từ trọng lượng cơ thể, chịu áp lực khi vận động và thực hiện chức năng che chở mặt trước của đầu gối. Vì thế, gãy xương bánh chè là vấn đề mà rất nhiều người gặp phải. Nguyên nhân chính gây ra tình trạng này là do chấn thương khi ngã từ trên cao xuống, tai nạn, đầu gối bị va đập mạnh vào vật cứng,… Gãy vỡ xương bánh chè có thể điều trị bảo tồn bằng phương pháp bó bột hoặc phẫu thuật dựa vào mức độ tổn thương tại xương.

Trật xương bánh chè

Tình trạng này thường xảy ra ở những người hay chơi thể thao, mang vác vật nặng hoặc bị chấn thương khớp gối một cách đột ngột. Trật xương bánh chè khiến hệ thống dây chằng tại đây bị căng giãn quá mức hoặc đứt hẳn. Lúc này, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nhức dữ dội, không thể thực hiện động tác gập duỗi chân và đi lại bình thường. Khi thăm khám, bác sĩ sẽ yêu cầu chụp x-quang để xác định mức độ nặng nhẹ, dựa vào đó mới có thể đưa ra phương án điều trị cho phù hợp. Thông thường, bác sĩ sẽ yêu cầu nắn chỉnh và bất động khớp để cải thiện.

trật xương bánh chè
Xương bánh chè bị trượt khỏi vị trí ban đầu khi có lực tác động mạnh

Gai xương bánh chè

Bệnh lý này thường khởi phát ở những người đã bước quá độ tuổi trung niên. Nguyên nhân chính hình thành nên gai xương bánh chè là do ảnh hưởng từ quá trình thoái hóa xương khớp. Ban đầu, gai xương chỉ là một chồi xương nhô lên khỏi khớp gối và chúng sẽ dần phát triển theo thời gian. Khi gai xương có kích thước lớn sẽ gây ảnh hưởng đến các cơ quan xung quanh. Có thể nói, gai xương bánh chè là bệnh lý nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị càng sớm càng tốt.

Biện pháp bảo vệ xương bánh chè

Với những thông tin trên thì ta thấy được, xương bánh chè rất dễ bị tổn thương khi bạn tham gia các hoạt động sống hàng ngày. Vì thế, bạn cần phải có các biện pháp bảo vệ sao cho phù hợp. Dưới đây là hướng dẫn cụ thể bạn có thể tham khảo:

  • Loại bỏ các thói quen xấu khiến xương bánh chè phải chịu áp lực lớn và dễ bị tổn thương. Ví dụ như vận động nặng, vận động quá sức, duy trì một tư thế cố định trong thời gian dài,…
  • Hình thành lối sống tích cực như ngủ đúng giờ và đủ giấc, không thức khuya, tránh để đầu óc rơi vào trạng thái căng thẳng,… Cần khởi động kỹ các khớp trước khi tập luyện thể dục hoặc chơi thể thao.
Khởi động kỹ khớp gối để bảo vệ xương bánh chè
Khởi động khớp gối thật kỹ trước khi tập luyện thể dục thể thao
  • Tập  thể dục thể thao mỗi ngày giúp duy trì độ dẻo dai và tính linh hoạt của khớp gối. Cách này còn có tác dụng tăng tuần hoàn máu đến khớp, giúp quá trình chữa lành tổn thương tại cơ quan này diễn ra tốt hơn.
  • Ăn uống khoa học và cung cấp đầy đủ các nhóm dưỡng chất cho cơ thể. Nên tăng cường tiêu thụ các nhóm thực phẩm giàu canxi, omega-3, vitamin D,… Ví dụ như rau xanh, nước hầm xương, hải sản,…
  • Nên hạn chế tiêu thụ các nhóm thực phẩm gây ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe hệ xương khớp như đồ ăn nhanh, thực phẩm giàu chất béo, đồ ăn chế biến sẵn, thực phẩm quá mặn hoặc quá ngọt.

Xương bánh chè là cơ quan rất dễ bị tổn thương trên cơ thể, bạn cần chủ động có các biện pháp bảo vệ chúng. Nếu gặp vấn đề tại vùng xương này, bạn cần thăm khám chuyên khoa để được hướng dẫn điều trị đúng cách. Nếu chủ quan, tổn thương tại vùng khớp gối sẽ trở nên ngày càng tồi tệ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android