Phác Đồ Điều Trị Viêm Khớp Của Bộ Y Tế

Nguyên tắc điều trị viêm khớp theo phác đồ chuẩn y khoa

Mục tiêu quan trọng, then chốt khi xây dựng phác đồ điều trị viêm khớp chuẩn y khoa là cần đảm bảo được:

  • Kiểm soát triệu chứng: Giảm đau, giảm viêm, cải thiện độ cứng khớp – những “kẻ thù” trực tiếp cản trở vận động.
  • Ngăn ngừa biến chứng: Viêm khớp mạn tính có thể dẫn đến biến dạng khớp, mất chức năng vận động. Phác đồ điều trị sẽ giúp “bảo vệ” khớp, ngăn chặn những biến chứng nguy hiểm này.
  • Duy trì chức năng khớp: Giúp bạn cử động linh hoạt, thực hiện các hoạt động sinh hoạt hàng ngày một cách dễ dàng.

Để làm được những điều trên, phác đồ xây dựng cần bám sát nguyên tắc sau:

Trị viêm khớp theo phác đồ giúp duy trì chức năng khớp lâu dài
Trị viêm khớp theo phác đồ giúp duy trì chức năng khớp lâu dài

Tiến trình điều trị bám sát giai đoạn bệnh

Mỗi giai đoạn sẽ có những phương pháp điều trị phù hợp:

  • Giai đoạn đầu: Thường tập trung vào giảm đau, giảm viêm và ngăn ngừa tiến triển của bệnh.
  • Giai đoạn nặng: Có thể kết hợp nhiều phương pháp, kể cả thuốc và các liệu pháp không dùng thuốc để kiểm soát triệu chứng và bảo vệ khớp.

Linh hoạt phương pháp điều trị

Một phác đồ có thể kết hợp hai hay nhiều phương pháp điều trị khác nhau để đảm bảo hiệu quả cải thiện và kiểm soát bệnh lý ở người bệnh là tốt nhất. Mỗi phương pháp trước khi áp dụng đều được nghiên cứu, đánh giá kỹ.

Điều chỉnh linh hoạt theo đáp ứng điều trị của người bệnh

Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh nhân và điều chỉnh phác đồ linh hoạt:

  • Nếu thuốc hiệu quả, bác sĩ sẽ duy trì hoặc giảm liều.
  • Nếu thuốc không hiệu quả hoặc gây tác dụng phụ, bác sĩ sẽ chuyển sang các phương pháp điều trị khác.

Phác đồ điều trị viêm khớp gồm những phương pháp nào?

Sử dụng thuốc Tây y

  • Thuốc chống thấp khớp điều chỉnh bệnh (DMARDs): Methotrexate, Leflunomide,… Có tác dụng nổi bật là kiểm soát viêm mạn tính, ngăn ngừa tiến triển của bệnh. Tuy nhiên, thuốc này thường có tác dụng chậm và có thể gây ra tác dụng phụ.
  • Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs): Ibuprofen, Diclofenac,… Giúp giảm đau, giảm viêm nhanh chóng nhưng không nên dùng lâu dài vì có thể gây ra các vấn đề về dạ dày, tim mạch.
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)
Thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs)
  • Corticosteroid: Nổi bật nhất là Prednisolone,… Giúp giảm viêm hiệu quả nhưng chỉ nên sử dụng ngắn hạn do nguy cơ gây ra tác dụng phụ như loãng xương, tăng cân.
  • Thuốc sinh học: Tiêu biểu có Adalimumab và Etanercept,… Có tác dụng nhắm trúng đích các phân tử gây viêm, hiệu quả cao nhưng chi phí thường đắt.

Vật lý trị liệu

  • Vận động trị liệu: Bao gồm các bài tập chủ động và thụ động giúp tăng cơ bắp quanh khớp, cải thiện linh hoạt và phạm vi cử động.
  • Chương trình tập luyện chuyên biệt: Các bài tập được thiết kế riêng cho từng loại viêm khớp, ví dụ như bài tập tăng cơ tứ đầu đùi cho viêm khớp gối.
  • Can thiệp bằng tay: Thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, giải phóng điểm đau để giảm co cứng cơ và cải thiện lưu thông máu.
Thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, giải phóng điểm đau
Thực hiện các kỹ thuật xoa bóp, giải phóng điểm đau
  • Liệu pháp bằng nhiệt: Chườm nóng giúp giảm đau, cứng khớp buổi sáng. Chườm lạnh giúp giảm viêm sau khi tập luyện.
  • Điện xung: Các xung điện kích thích cơ bắp giúp giảm đau và cải thiện sức cơ.
  • Sóng siêu âm: Sóng siêu âm tác động sâu vào các mô, giúp giảm đau và hỗ trợ lành thương.

Phẫu thuật

  • Chỉnh sửa khớp (arthroscopy): Đây là một thủ thuật ít xâm lách, sử dụng camera nội soi để thăm khám và xử lý các tổn thương bên trong khớp, chẳng hạn như rách sụn chêm.
  • Cắt bỏ gai xương: Trong quá trình viêm khớp, có thể xuất hiện các gai xương chèn ép lên dây thần kinh gây đau. Phẫu thuật cắt bỏ gai xương giúp giải phóng các tổn thương này.
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương giúp giải phóng các tổn thương
Phẫu thuật cắt bỏ gai xương giúp giải phóng các tổn thương
  • Loại bỏ màng hoạt dịch (synovectomy): Màng hoạt dịch bị viêm trong khớp có thể sản sinh dịch khớp quá nhiều, gây sưng đau. Phẫu thuật loại bỏ một phần hoặc toàn bộ màng hoạt dịch có thể giúp kiểm soát viêm.
  • Đặt nhân tạo khớp (arthroplasty): Đây là phẫu thuật thay thế toàn bộ khớp bị tổn thương bằng khớp nhân tạo từ kim loại và nhựa. Phương pháp này thường được áp dụng cho các trường hợp viêm khớp nặng, khớp bị phá hủy nghiêm trọng.

Phác đồ điều trị viêm khớp cần sự linh hoạt, kết hợp đa dạng giữa các phương pháp. Mỗi người sẽ có một phác đồ điều trị phù hợp riêng. Điều quan trọng nhất là bạn cần tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, kiên trì thực hiện các bài tập vật lý trị liệu và tái khám định kỳ để theo dõi hiệu quả điều trị.

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Ẩn

Tải về ứng dụng

Ứng dụng Chăm sóc sức khỏe cho gia đình bạn

Mỗi ngày bận rộn trôi qua, chúng ta lại vô tình lãng quên tài sản quý giá nhất của mình: Sức khỏe. Hãy để VIETMEC trở thành một cánh tay đắc lực chăm sóc và gìn giữ tài sản đó cho bạn và cả gia đình.

Tải ngay cho IOS Tải ngay cho Android